Bồn cầu bị hôi làm ảnh hưởng không nhỏ đến không gian sống trong lành của gia đình bạn. Hơn nữa, đây còn nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường ruột và hô hấp nếu không được giải quyết triệt để. Bởi nó còn là nơi cư trú lý tưởng cho nấm mốc và các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vậy bạn đã biết đến 10cách xử lý mùi hôi bồn cầu nhanh chóng, hiệu quả 100% không phải ai cũng biết này chưa? Nếu chưa, hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm hiểu để có một nhà vệ sinh luôn thơm tho và sạch sẽ nhé.
1. Bồn cầu có mùi hôi khó chịu nguyên nhân từ đâu?
Bồn cầu có mùi hôi khó chịu là tình trạng không mấy hiếm gặp trong các hộ gia đình hay khách sạn, nhà hàng,…hiện nay. Chính vì thế, nhu cầu cần xử lý mùi hôi bồn cầu ngày càng gia tăng. Trước khi muốn giải quyết được tình trạng này thì chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của nó để có cách khắc phục đúng và hiệu quả nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bồn cầu hay toilet bị hôi. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là do nhà vệ sinh không được cọ rửa thường xuyên, bồn cầu được lắp đặt sai kỹ thuật, đuờng ống bể phốt bị hở, đường thoát khí của bể phốt bị hở, bể phốt bị đầy, lượng chất thải quá tải, do sử dụng hóa chất tẩy rửa không đúng hoặc không có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi bồn cầu hiệu quả,…
2. Vì sao cần xử lý mùi hôi bồn cầu càng sớm càng tốt?
Khi phát hiện có mùi hôi thối phát ra từ nhà vệ sinh, bồn cầu thì người sử dụng cần xử lý vấn đề này càng sớm càng tốt. Vì nếu tình trạng này để lâu sẽ để lại những hậu quả không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mọi người xung quanh như:
– Bồn cầu bốc mùi hôi không những khiến mọi người cảm thấy khó chịu, mất cảm giác thoải mái khi giải quyết nhu cầu mà còn khiến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn.
– Là mối đe dọa lớn cho sức khỏe nhất là dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hắt hơi liên tục và sổ mũi,…
– Là nơi sản sinh ra nhiều khí độc có thể khiến các chức năng của mũi bị tê liệt, khiến con người có thể mất thính giác với các mùi hôi, nhất là những mùi hôi thường ngửi thấy trong thời gian dài như:
- Khí H2S nếu nồng độ đạt ngưỡng từ 10 – 20 ppm sẽ kích thích màng nhầy của mắt, trong ngưỡng 20 – 400 ppm gây ảnh hưởng nặng đến chức năng của phổi. Nếu bạn hít liên tục phải khí H2S trong vòng 8 – 48 giờ đồng hồ hoặc ở nồng độ cao hơn thì sẽ càng rất nguy hiểm như mất ý thức, ngừng thở, đặc biệt là có thể gây tử vong.
- Khí CH4 hay còn được gọi là khí gas, nó chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ bồn cầu tự phát nổ. Ở nồng độ vượt mức cho phép, khi này còn có thể làm cho con người bị ngạt thở hoặc ngộ độc.
Với nhiều mối nguy hiểm đến từ tình trạng bồn cầu bị hôi thế này, chắc chắn chúng ta không thể lơ là trong việc xử lý kịp thời và triệt để.
3. 10 cách xử lý mùi hôi bồn cầu cực hiệu quả
Tùy vào mức độ bám bẩn và tình trạng hôi thối của bồn cầu nhà bạn mà có thể vận dụng một trong 10 cách làm bồn cầu hết hôi đơn giản dưới đây:
3.1 Thường xuyên vệ sinh bồn cầu:
Sau mỗi lần đi vệ sinh, bồn cầu sẽ càng tích tụ nhiều cặn bẩn, vi khuẩn và lâu dần sẽ gây ra mùi hôi thúi khó chịu. Vì thế, việc thường xuyên cọ rửa, lau chùi bằng các hoạt chất tẩy rửa chuyên dụng để loại sạch những tác nhân gây bệnh và mùi hôi này. Nhờ đó, toilet nhà bạn sẽ luôn được thơm tho, sạch sẽ.
3.2 Cách xử lý bồn cầu bị hôi bằng chanh tươi
Chanh là nguyên liệu rất dễ tìm mà giá thành lại không quá cao. Vì thế, để toilet nhà bạn sạch thơm mà lại tiết kiệm thì không nên bỏ qua nó. Với tính axit cao nên rất hiệu quả trong việc giúp loại bỏ các vết ố, mảng bám bẩn và khử mùi hôi nhanh chóng. Cách thực hiện xử lý mùi hôi bồn cầu với chanh cũng rất đơn giản chỉ với 3 bước sau:
– Bước 1: Vắt lấy khoảng 500ml nước cốt chanh rồi trộn đều với 400g bột bắp.
– Bước 2: Đổ trực tiếp hỗn hợp trên vào thành bồn, lòng và chân bồn cầu rồi đóng nắp lại.
– Bước 3: Ngâm hỗn hợp khoảng 1 tiếng rồi mới dùng bàn chải cọ rửa và xả lại nước cho sạch hoàn toàn.
3.3 Sử dụng Baking soda
Baking Soda là nguyên liệu khá quen thuộc với nhiều bà nội trợ bởi sự đa công dụng của nó, nhất là trong việc giải quyết các vết ố hay chất bám bẩn cứng đầu. Do đó, nó cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong xử lý mùi hôi của bồn cầu nhà bạn được.
Bạn chỉ cần lấy 3 thìa cà phê bột baking soda, sau đó hòa tan trong chậu hoặc xô nước. Tiếp đến, hãy đổ dung dịch này vào lòng và chân bồn cầu. Cuối cùng, dùng bàn chải mềm để cọ rửa sạch mọi bề mặt để loại bỏ chất cặn bẩn và khử mùi. Lưu ý, liều lượng có thể thay đổi tùy theo mức độ bám bẩn và mùi hôi của bồn cầu nhà bạn.
3.4 Dùng nước Coca kết hợp với Baking Soda để xử lý
Sẽ càng tăng hiệu quả hơn trong xử lý mùi hôi bồn cầu khi bạn kết hợp baking soda với nước Coca (Pepsi). Bởi trong thành phần của nước uống có gas này có chứa axit photphoric, axit citric và cacbonic. Chúng hoạt động như một chất tẩy rửa, do đó, nếu được kết hợp với baking soda thì cocacola (pepsi) sẽ giúp làm sạch các vết ố cứng đầu hiệu quả. Đặc biệt, baking soda còn có đặc tính khử trùng, vì thế, hỗn hợp này sẽ tăng gấp đôi tác dụng tẩy trắng và khử trùng, khử mùi toilet.
Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Đổ 1 lượng nước cocacola thích hợp vào bồn cầu
– Bước 2: Tiếp đến, cho bột baking soda vào
– Bước 3: Chờ cho phản ứng hóa học xảy ra cho đến khi hai hỗn hợp này hoàn toàn hòa tan.
– Bước 4: Sau đó, dùng bàn chải chuyên dụng để cọ sạch các vết ố, bám bẩn
– Bước 5: Xả sạch bồn cầu lại với nước ấm.
3.5 Dùng giấm để loại bỏ nấm mốc và khử mùi
Một nguyên liệu rất dễ tìm có trong nhà bếp của bạn, hãy tận dụng nó để khử mùi bồn cầu đang bốc mùi khó chịu kia. Trong giấm có chứa axit axetic là hoạt chất có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn có hại và khử mùi hiệu quả. Với công dụng này, giấm thậm chí còn thể thay thế các dung dịch vệ sinh bồn cầu khác.
Cách sử dụng giấm để xử lý mùi hôi bồn cầu và diệt khuẩn cũng vô cùng đơn giản: bạn chỉ cần đổ trực tiếp giấm trắng thành, lòng và chân bồn cầu. Tiếp đến chờ từ 5 – 10 phút để phản ứng hóa học xảy ra hết. Sau đó, dùng bàn chải chà sạch các vết bẩn và xả sạch lại với nước là có ngay một không gian nhà vệ sinh sạch sẽ, không còn mùi hôi khó chịu. Bạn nên thực hiện định kỳ mỗi tuần 1 lần.
3.6 Tẩy rửa bồn cầu với phèn chua
Cũng giống như giấm, phèn chua có tính axit mạnh nên có tác dụng phân tách các mảng bám, tẩy trắng, làm sạch khuẩn và khử mùi bồn cầu hiệu quả. Cách sử dụng phèn chua để tẩy bồn cầu như sau:
– Bước 1: Cho 400g phèn chua vào khoảng 1 – 1,5 lít nước sạch và đánh cho đến khi phèn chua tan hết trong nước.
– Bước 2: Đổ hỗn hợp trên vào bình có vòi xịt và xịt trực tiếp lên khu vực có vết ố vàng, mảng bám bẩn.
– Bước 3: Dùng cọ để chà sạch và xả lại với nước.
3.7 Cách xử lý bồn cầu bị hôi đơn giản bằng diêm
Với cách xử lý này rất đơn giản, bạn chỉ cần đốt một hoặc vài que diêm rồi thả vào bồn cầu. Chất khí lưu huỳnh sẽ tỏa ra, sẽ làm át hết mùi hôi khó chịu của bồn cầu. Đây là mẹo xử lý với nguyên liệu vô cùng dễ kiếm với giá thành rẻ. Do đó, bạn có thể sử dụng thường xuyên mỗi khi toilet xuất hiện mùi hôi.
3.8 Khử mùi hôi cho bồn cầu bằng dầu gió
Sử dụng dầu gió cũng là một cách để khử trùng hôi bồn cầu vô cùng tiện lợi, hiệu quả mà không cần dùng tới các hóa chất độc hại. Bởi, dầu gió có chứa các hợp chất đặc hiệu sẽ giúp át hết mùi hôi khó chịu. Cách dùng cũng khá đơn giản bạn chỉ cần mua một lọ dầu gió rồi mở nắp chai và đặt trong 1 góc nào đó của nhà vệ sinh, sau đó đóng cửa lại. Trong vòng từ 2 – 3 tháng mùi hôi sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, cách này khuyến cáo không nên sử dụng cho những người dị ứng hoặc không không chịu được mùi hương đặc trưng của dầu gió.
3.9 Sử dụng cây xanh để lọc không khí
Cây xanh có vai trò lọc và điều hòa không khí, đồng thời có tác dụng khử nấm mốc và vi khuẩn rất hiệu quả. Chính vì thế, nếu toilet xuất hiện mùi hôi khó chịu hãy sử dụng cách xử lý mùi hôi bồn cầu đơn giản này bằng cách đặt thêm nhiều chậu cây xanh trong nhà vệ sinh. Bạn nên chọn những loài cây ưa bóng râm mát, điều này sẽ không chỉ tạo ra không khí thoáng sạch hơn mà còn giúp trang trí cho nhà vệ sinh của bạn thêm sang trọng hơn.
3.10 Cách xử lý bồn cầu bị hôi với chế phẩm vi sinh
Sử dụng chế phẩm vi sinh hay chế phẩm sinh học để loại bỏ mùi hôi của toilet là cách làm hiệu quả nhất và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Bởi đây đều là những men vi sinh sinh học có chứa đựng các vi sinh vật tồn tại trong môi trường yếm khí và hiếm khí. Chúng có tác dụng phân hủy các chất bẩn, mùn bã hữu cơ, phân,…Vì thế, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh hay nấm mốc, trứng giun,…không có điều kiện sinh sôi, phát triển để gây ra mùi hôi.
Đặc biệt, xử lý bồn cầu bằng chế phẩm vi sinh cực kỳ an toàn với con người và môi trường đã được các nhà khoa học kiểm chứng. Hơn nữa, sử dụng chế phẩm vi sinh cũng là cách tốt nhất để khử mùi hôi bồn cầu, nhà vệ sinh định kỳ mà không cần phải sử dụng đến các dịch vụ hút bể phốt với chi phí đắt đỏ.
Trên đây là 10 cách xử lý bồn cầu bị hôi hiệu quả, hy vọng với những thông tin này bạn đã có cách khắc phục cho toilet nhđà mình luôn thơm sạch và bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh. Chúc các bạn thành công và đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về các chế phẩm sinh học an toàn và hiệu quả tốt nhất nhé! Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ 0915.79.80.85 hoặc truy cập website: chephamvisinh.vn
⫸ Xem thêm: Giải pháp xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối triệt để
⫸ Xem thêm: Men bể phốt nên dùng loại nào tốt? Mua ở đâu uy tín, giá rẻ?
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình