...

Bí quyết xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm chi tiết nhất

Góc chia sẻ: Bí quyết xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm chi tiết nhất

Tình trạng ao nuôi tôm cá ô nhiễm khiến nhiều người nuôi thủy sản đau đầu, bởi nếu không xử lý sớm sẽ tác động tới chất lượng tôm cá. Thậm chí có một số người trắng tay sau một đêm vì tôm cá chết nổi trắng trên mặt hồ. Để giảm tải những hậu quả nặng nề và cải thiện năng suất, người nuôi tôm cá cần có giải pháp phù hợp.

Ao nuôi tôm cá ô nhiễm gây thiệt hại lớn cho người nuôi - xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm
Ao nuôi tôm cá ô nhiễm gây thiệt hại lớn cho người nuôi

Nguyên nhân làm cho ao nuôi tôm cá ô nhiễm

Nhiều hộ nuôi tôm, cá thâm canh ít nhiều đều gặp phải tình trạng ô nhiễm ao nuôi. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do những yếu tố sau:

Sử dụng thức ăn công nghiệp

Tôm, cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp chứa thành phần dinh dưỡng cao, nhất là photpho và đạm. Khi lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết cùng với phân tôm lắng đọng, điều này làm tăng lượng chất thải rắn hữu cơ lơ lửng trong ao.

Trong ao nuôi tôm cá chứa một lượng lớn đạm (64%) và lân (77%) do nguồn thức ăn thải ra môi trường nước dưới dạng không hòa tan/ hòa tan. Khi không được xử lý thường xuyên sẽ làm cho nước trong ao chuyển màu, có mùi hôi, ảnh hưởng tới lượng thủy sản.

Độ pH và phèn

Trải qua các đợt mưa lũ, độ pH trong ao nuôi thường bị giảm do trong nước mưa chứa acid yếu hòa trộn với nước ao. Cùng với đó, nguồn đất xung quanh ao bị nhiễm phèn, khi nước mưa thấm đất sẽ ép phèn chảy trực tiếp vào ao làm tăng lượng ion sắt.

Nước trong ao nuôi bị nhiễm phèn bám vào mang của tôm, cá làm cho vật nuôi gặp tình trạng hô hấp khó khăn, hấp thụ nguồn dinh dưỡng kém. Bên cạnh đó lượng vi sinh và tảo cũng bị tác động.

Môi trường thay đổi đột ngột

Thời tiết thất thường, môi trường thay đổi đột ngột dễ làm cho tôm, cá nổi đầu, yếu đi và suy giảm sức đề kháng. Sau đó, chúng bị nhiễm bệnh do vi rút, vi khuẩn làm bùng phát dịch trong ao gây ô nhiễm.

Môi trường thay đổi tác động tới tôm, cá dẫn tới dịch bệnh và ô nhiễm ao
Môi trường thay đổi tác động tới tôm, cá dẫn tới dịch bệnh và ô nhiễm ao

Những ảnh hưởng khi ao nuôi tôm cá bị ô nhiễm

Ao nuôi tôm cá ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng, giảm năng suất thu hoạch mà còn để lại những tác động lớn.

Tảo độc phát triển

Chất thải hữu cơ trong ao tích lũy quá nhiều, nhất là những ao nuôi tôm, cá không sử dụng lót bạt càng tạo điều kiện cho tảo độc phát triển số lượng lớn.

Tích lũy khí độc trong ao

Do tổng lượng nitrit, đạm nitơ, đạm amoni, nitrat và H2S tăng chóng mặt theo chu kỳ nuôi ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất ở tôm, cá. Đồng thời làm suy giảm chất lượng nước, khí độc tích lũy dẫn tới việc tôm, cá chết trắng.

Lượng oxy hòa tan trong ao giảm

Nước trong ao nuôi tôm cá ô nhiễm do lượng chất thải cao cùng với quá trình phân hủy chất thải làm cho lượng oxy hòa tan bị giảm, tác động tới vật nuôi.

Gây bệnh cho tôm, cá

Lượng lớn tôm, cá sống trong ao nuôi bị ô nhiễm dễ mắc các bệnh đen mang, mang bị teo, trọng lượng nhẹ,…Khi chúng bị bệnh sẽ bỏ ăn, cơ thể yếu và chết hàng loạt.

Tôm, cá bị bệnh khi nuôi trong ao bị ô nhiễm nặng
Tôm, cá bị bệnh khi nuôi trong ao bị ô nhiễm nặng

Biện pháp xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm mang lại hiệu quả

Với những tác hại ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản lượng kinh tế, người nuôi tôm, cá cần có biện pháp xử lý ao nuôi đúng cách, đảm bảo khoa học.

Sử dụng chế phẩm vi sinh

Chế phẩm sinh học chứa lượng lớn vi sinh có tác dụng ổn định môi trường ảo, tạo màu nước ổn định, phân hủy lượng thức ăn dư thừa và phân giải độc tố trong ao. Đồng thời ức chế, ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, bảo vệ tôm, cá hiệu quả. Đặc biệt trong chế phẩm vi sinh không chứa hoóc môn, các kích thích tố độc hại và kháng sinh nên người nuôi trồng thủy sản hoàn toàn an tâm khi dùng trong thời gian dài.

Chế phẩm EM gốc có thể chế hàng loạt EM thứ cấp
Chế phẩm sinh học EM1

Cách xử lý:

Sử dụng chế phẩm vi sinh đúng cách giúp phát huy tối đa công dụng, xử lý môi trường ao nuôi tôm, cá đạt tiêu chuẩn. Cụ thể:

  • Trước khi thả tôm, cá nên sử dụng 1000g/2.000 m3 nước.
  • Tháng đầu tiên sử dụng 250g/1.000 m3 nước, dùng liên tục trong vòng 15 ngày, mỗi ngày 1 lần.
  • Tháng thứ hai sử dụng 300g/1.000 m3 nước, dùng liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 1 lần.
  • Tháng thứ ba sử dụng 400g/1.000 m3 nước, dùng liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.
  • Đối với ao nuôi tôm cá bị ô nhiễm nặng cần sử dụng 500 – 1000g/1.000 m3 nước, dùng liên tục 5 – 7 ngày/lần.
  • Sau khi dùng kháng sinh hoặc thuốc diệt khuẩn sử dụng 1.000g/5.000 m3 nước.

Lưu ý: Chế phẩm vi sinh nên hòa loãng với nước rồi tạt đều ở khắp ao hoặc góc thường xuyên cho tôm, cá ăn.

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm nặng
Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm nặng

Giải pháp công nghệ

Đối với ao nuôi tôm, cá có diện tích lớn ở các khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,…người nuôi thủy sản có thể chọn giải pháp công nghệ truyền thống. Bao gồm các loại hình nuôi: Quảng canh cải tiến, nuôi quảng canh hoặc nuôi sinh thái.

Các loại hình nuôi sử dụng lượng thức ăn tự nhiên kết hợp một lượng nhỏ thức ăn bổ sung vừa giúp bảo vệ ao nuôi, giảm ô nhiễm. Lượng tôm cá sau thu hoạch thường có giá bán cao.

Đối với người dân có kinh nghiệm hoặc doanh nghiệp nuôi tôm cá nên chọn công nghệ tiên tiến như: Nuôi trong nhà kính, nuôi trải bạt nền đát, lọc tuần hoàn, Biofloc,…Phương pháp này đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng giảm đáng kể tác động tới ao nuôi, giúp tôm cá phát triển tốt cho sản lượng cao.

Cải tạo ao nuôi tôm, cá

Ao đang trong quá trình nuôi tôm cá nhiều vụ, bị ô nhiễm nặng hay nhẹ cần tiến hành cải tạo càng sớm càng tốt. Người nuôi thủy sản nên sên vét hết bùn đen tích tụ dưới đáy ao, rải vôi sống với liều lượng 10 – 12kg/100 m2.

Sau đó, san phẳng nền để đáy áo hơi dốc về phía cống thoát nước. Ao sau khi cải tạo cần phơi 5 – 7 ngày cho sạch rồi mới tiến hành nuôi tôm, cá đợt mới. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì người nuôi tôm cá nên đầu tư trải bạt ở bờ ao hoặc nền đáy nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm. Cách này giúp quá định xi phông chất thải ra ngoài định kỳ nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Cải tạo làm sạch ao nuôi tôm cá bị ô nhiễm
Cải tạo làm sạch ao nuôi tôm cá bị ô nhiễm

Sử dụng dàn quạt lông nhím

Đối với ao nuôi tôm, cá mật độ cao thường có lượng lớn chất thải, dễ sinh ra nhiều khí độc lắng trong nước. Do đó, người nuôi thủy sản nên lắp dàn quạt lông nhím để khí oxy được cung cấp xuống đáy ao. Làm tăng quá trình phân hủy hiếu khí ở vi khuẩn kết hợp với phản ứng hóa học giúp tôm, cá dễ hô hấp.

Thay đổi nguồn thức ăn

Như đã nói ở phần trên, nguồn thức ăn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng ao nuôi tôm cá ô nhiễm. Vì vậy, người nuôi cần tìm cách để tôm cá hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, ít để lại thức ăn dư thừa trong nước. Tốt nhất nên chọn loại thức ăn chất lượng và cho ăn đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời nên dựa vào sức ăn của thủy sản nhằm điều chỉnh cách cho ăn thành nhiều đợt với số lượng vừa đủ.

Biện pháp nuôi ghép

Thay vì chỉ nuôi tôm, cá ở nhiều ô riêng biệt, người nuôi thủy sản có thể chọn cách nuôi kém để hạn chế lượng chất thải. Chẳng hạn có thể kết hợp nuôi tôm với các loài cá rô phi, cá dìa, cá đối, ốc hương, rong câu,…

Tiêu diệt tảo trong ao

Đối với ao nuôi bị tảo độc tấn công nên sử dụng thuốc khử trùng BKA, BKC, TCCA, đồng sunphat và vôi sống. Khử trùng ao 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 ngày. Liều lượng thuốc nên pha theo hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất.

Lưu ý: Dùng vôi diệt tảo có thể làm cho nước ao bẩn có mùi tanh nên chỉ sử dụng trong thời gian cấp bách và hạn chế dùng vào những ngày nắng nóng.

Tiêu diệt tảo độc gây ô nhiễm nước trong ao nuôi thủy sản
Tiêu diệt tảo độc gây ô nhiễm nước trong ao nuôi thủy sản

Phòng bệnh cho tôm cá sau khi xử lý nước ao ô nhiễm

Tôm cá sống trong môi trường ao nuôi ô nhiễm, trải qua đợt nhiễm độc nên cơ thể bị giảm sức đề kháng, thiếu oxy. Ngay sau khi cải tạo ao sạch sẽ, người nuôi cần kết hợp dùng thảo dược chữa bệnh cho tôm, cá: Ekavarine hoặc bột bỏi.

Đồng thời sử dụng vitamin B1, C để chống sốc và tăng cường sức đề kháng cho thủy sản. Đối với tôm cá bị nhiễm khuẩn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh chữa trị kịp thời sau đó nuôi ở môi trường nước có độ trong suốt 30 – 40 cm.

Đọc ngay: Chế phẩm sinh học EM là gì? Thành phần, công dụng và cách pha chế chi tiết nhất?

Địa chỉ cung cấp chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm

Khi cần mua chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm, người nuôi thủy sản cần chọn đơn vị uy tín. Do chế phẩm vi sinh được ưa chuộng trên thị trường không tránh khỏi trường hợp kinh doanh hàng nhái, hàng giả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm
Chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm ao nuôi thủy sản

Chính vì vậy, để an tâm về sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí, quý khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm tại Thương hiệu Đức Bình. Chúng tôi chuyên sản phẩm đa dạng chế phẩm vi sinh học chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Chế phẩm vi sinh Đức Bình được nghiên cứu kỹ lưỡng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường. Do đó, đặt mua sản phẩm tại đây, khách hàng không phải lăn tăn về chất lượng mà còn đảm bảo môi trường và sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

mua-che-pham-sinh-hoc

Để đặt mua chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 024.6655.5686. Nhân viên của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn tận tình, chu đáo.

Như vậy, ao nuôi tôm cá ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thủy sản có nguy cơ làm mất trắng sản lượng chỉ sau một đêm. Do đó, người nuôi thủy sản cần có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời, cải tạo và quan sát môi trường sống của tôm cá thường xuyên.

Tìm hiểu thêm: Men xử lý bể phốt có công dụng gì? Loại men xử lý bể phốt tốt nhất hiện nay

5/5 - (55 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *