Những năm gần đây, khái niệm công nghệ sinh học đang dần trở nên phổ biến hơn đối với ngành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi gà nói riêng. Một trong những ứng dụng đơn giản nhưng mang nhiều ưu điểm nhất hiện nay chính là đệm lót sinh học. Vậy đệm lót sinh học là gì? Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
Trước đây tình hình chăn nuôi nói chung ở nước ta chủ yếu dựa trên nền tảng nông hộ tự phát, quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì thế, bà con rất cần một phương pháp để cải thiện mức độ ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi. Và đó cũng là lý do mà đệm lót sinh học được ra đời.
Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học là một lớp lót trên bề mặt chuồng trại bao gồm các nguyên liệu trơ, không bị nhũn nước như trấu, mùn cưa,…kết hợp cùng với một hệ vi sinh vật có lợi. Khi các chất thải như phân, nước tiểu của gà hoặc thức ăn thừa rơi vãi trên nền chuồng sẽ được tập đoàn vi sinh này xử lý trước khi chúng kịp phân hủy thành các chất gây mùi hôi thối.
Tìm hiểu thêm: https://chephamvisinh.vn/dem-lot-sinh-hoc-trong-chan-nuoi/
Đồng thời, hệ vi sinh này còn có khả năng ức chế và tranh giành môi trường sống của các loại vi sinh vật có hại khác, giúp bảo vệ và ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp ở gà. Cách làm đệm lót sinh học cho gà cũng cực kỳ đơn giản, ít tốn kém. Do đó, đây hiện đang được xem là mô hình chăn nuôi thông minh được Bộ NN&PTNT khuyến khích người nông dân áp dụng
Lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
Sau một thời gian ứng dụng vào thực tiễn, đông đảo bà con chăn nuôi gà đều công nhận những lợi ích tiêu biểu của đệm lót sinh học như sau:
Hạn chế tối đa mùi hôi thối, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Theo các số liệu ghi nhận về tình hình chăn nuôi ở nước ta, số lượng chất thải rắn thải ra môi trường từ hoạt động chăn nuôi nói chung mỗi năm lên đến 80 triệu tấn. Chưa kể vài chục tỷ khối chất thải lỏng và cả chất thải khí. Các chất thải này khi phân hủy còn tạo ra các khí như H2S, Amoniac,…gây ra mùi hôi thối vô cùng khó chịu.
Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm tra nhằm giảm thiểu vấn đề này vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn. Trong khi các biện pháp xử lý chất thải truyền thống như xây hầm biogas, ủ phân,… lại chưa phát huy hiệu quả tối ưu. Đây thực sự là bài toán nan giải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Dựa trên cơ chế tự động phân giải chất thải thành các hợp chất có lợi cho môi trường đất, các hệ vi sinh vật có lợi trong lớp đệm lót sinh học đã giúp bà con chăn nuôi gà giải quyết dứt điểm vấn đề khó khăn này.
Tiết kiệm chi phí và nhân công lao động
Một trong những lợi ích mà đệm lót sinh học mang lại chính là giúp người chăn nuôi tiết kiệm một khoản kinh phí điện nước không hề nhỏ. Trước kia khi chưa ứng dụng cách làm đệm lót sinh học nuôi gà, bà con thường phải định kỳ xịt rửa các chất thải như phân, nước tiểu hoặc thức ăn thừa.
Trong khi đó, nhờ có tập đoàn vi sinh tự phân hủy các chất thải, hầu như người nuôi gà không còn phải thực hiện hoạt động tẩy rửa bằng nước thường xuyên như trước nữa. Giờ đây, nước sử dụng chỉ nhằm mục đích duy nhất là cho gà uống và phun giữ ẩm cho nền chuồng. Do đó đây được xem là biện pháp tiết kiệm điện và nước rất hiệu quả cho người chăn nuôi gà hiện nay.
Bên cạnh hạn chế phải dùng nước tẩy rửa, hoạt động chăn nuôi gà của người nông dân cũng dần được giảm bớt gánh nặng nhân công. Bởi người nuôi gà khi dùng đệm lót sinh học sẽ không phải vất vả dọn rửa chuồng định kỳ như trước đây nữa.
Hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm đối với gà
Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học còn giúp bà con hạn chế các mầm bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân là do hệ men vi sinh vật trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh môi trường sống và tiêu diệt hết các vi sinh, nấm mốc có hại.
Đồng thời khả năng tiêu hóa hấp thụ thức ăn của gà được cải thiện tốt hơn mà không cần trộn các chất kích thích. Do gà đã được ăn một số vi sinh vật có lợi sẵn trong lớp đệm sinh học này. Mặt khác, quá trình đào xới lớp đệm lót còn giúp gà được vận động nhiều, không bị stress từ môi trường so với nuôi trên nền bê tông cứng. Từ đó giúp nâng cao chất lượng thịt trứng và đạt năng suất vượt trội hơn
Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi gà
Với rất nhiều lợi ích mà đệm lớp sinh học mang lại, hiện nay rất nhiều bà con đã và đang quan tâm tìm hiểu để ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, bà con cần phải đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn theo cách làm đệm lót sinh học cho gà như sau:
Bước 1: Trộn chế phẩm EMZEO chuồng trại
Một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi làm lớp đệm sinh học cho chuồng gà chính là chế phẩm EMZEO. Đây là sản phẩm được tạo ra bằng cách kết hợp các loại sinh vật có lợi và có khả năng sống cộng sinh với nhau.
Thông thường nếu muốn khử ngay mùi hôi trong chuồng trại, bà con có thể rắc trực tiếp chế phẩm này lên bề mặt chuồng gà. Tuy nhiên trong trường hợp chuẩn bị sẵn lớp đệm sinh học cho chuồng trước khi cho gà vào nuôi, chúng ta cần phải thực hiện bước trộn chế phẩm EMZEO với các nguyên liệu khác như cám ngô hoặc cám gạo.
Với 5 kg cám, bà con cần chuẩn bị 1kg chế phẩm EMZEO (tức là khoảng 5 gói loại 200gr do Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Đức Bình phân phối ). Đảo trộn đều hỗn hợp
Bước 2: Tiến hành làm đệm lót sinh học cho chuồng gà
Trong lúc chờ ủ chế phẩm EMZEO, bà con thực hiện rải trấu hoặc mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng một lớp dày khoảng 10-15cm. Đợi tầm 1-2 ngày hoặc khi thấy phân đã phủ kín bề mặt chuồng, bà con dùng cào đảo nhẹ bề mặt (sâu 1-3cm). Cuối cùng, bà con dùng chế phẩm EMZEO đã trộn ở bước 1 rắc đều lên trên là hoàn tất.
Bước 3: Bảo dưỡng và chăm sóc đệm lót
Định kỳ 15 – 20 ngày hoặc khi xuất hiện mùi hôi trở lại, sử dụng men rắc chuồng gà EMZEO để xử lý: 1 gói EMZEO 200gr rắc cho 20 – 25 m2
Xem thêm: Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo hiệu quả nhất
Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản nhất
Sử dụng đệm lót sinh học cho gà là giải pháp chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm nhân công chăm sóc đồng thời giải quyết tốt mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường
Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà chuồng nền
- Rải lớp lót chuồng dày khoảng 10 cm
- Rải đều men vi sinh làm đệm lót sinh học emzeo 200gr cho 7 – 10 m2 chuồng trại
- Định kỳ 15 – 20 ngày rắc lại một lần hoặc khi có mùi hôi xuất hiện trở lại. Lượng sử dụng men rắc chuồng gà EMZEO là: 1 gói 200gr rắc cho 20 – 25 m2
- Lưu ý: Nếu nuôi gà với mật độ cao hoặc thời tiết mưa ẩm nhiều, nên tăng lượng men vi sinh EMZEO rắc vào chuồng gà.
Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà chuồng lồng
- Đệm lót dùng để độn chuồng với chiều dày 10 – 15cm
- Rắc men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO lên bề mặt: 1 gói 200gr rắc 6 – 8 m2
- Định kỳ: 1 tuần rắc men EMZEO 1 lần với lượng 1 gói 200gr rắc cho 10 – 15 m2
- Chú ý: Cứ 3- 5 ngày đảo đệm lót 1 lần với chuồng lồng 2 tầng. Chuồng lồng 3 tầng thì 2 – 3 ngày đảo trộn 1 lần
Những sai lầm thường gặp khi làm đệm lót sinh học nuôi gà
Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà tuy đơn giản, nhưng để phát huy tối đa hiệu quả, bà con cần tránh những sai lầm sau đây
Tái sử dụng đệm lót sinh học cũ cho lứa gà tiếp theo
Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe giới thiệu thời hạn sử dụng của đệm lót sinh học lên đến 1 năm. Trong khi một chu kỳ chăn nuôi gà thường diễn ra khoảng từ tuần. Do vậy rất nhiều người để tiết kiệm chi phí đã tận dụng luôn đệm lót cũ cho lứa gà mới. Tuy nhiên, đối với gà con hệ miễn dịch còn kém, việc tiếp xúc với môi trường cũ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng sau này.
Do đó, tốt nhất sau mỗi lứa gà bà con nên dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị một lớp đệm sinh học mới hoàn toàn. Ngoài ra, trong quá trình nuôi nếu quan sát thấy hiện tượng chất xơ của lớp đệm quá thấp hoặc quá mịn, bà con cũng nên thực hiện thay mới lớp đệm lót sinh học này.
Rắc vôi bột lên nền chuồng trước khi rải trấu
Nhiều người nuôi gà sau mỗi lứa hoặc trước khi cho đàn gà mới vào thường tiến hành khử trùng chuồng trại bằng vôi bột. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong, nhiều người không xịt rửa sạch mà để nguyên lớp vôi trắng rồi cứ thế rải trấu lên trên. Điều này vô tình diệt luôn cả những vi sinh có lợi và làm mất đi tính hiệu quả của lớp đệm sinh học.
Chưa kể nếu gà tiếp xúc với lớp trấu có lẫn vôi bột còn gây ra triệu chứng khó thở, suy hô hấp (quan sát thấy gà có hiện tượng vểnh mỏ). Thậm chí đây còn là tiền đề cho một số bệnh nguy hiểm khác ở gà như CRD, ORT,…
Không chú ý nhiệt độ trong chuồng
Trong quá trình phân giải, tập đoàn vi sinh có trong lớp đệm lót sinh học này cũng đồng thời sinh ra một lượng nhiệt lớn. Nếu quá trình nuôi gà diễn ra vào mùa lạnh, việc này sẽ hỗ trợ rất tốt khi giữ ấm tự nhiên cho đàn gà. Tuy nhiên nếu lứa gà rơi vào thời điểm nắng nóng, đặc biệt đối với giống gà nuôi thịt bà con cần chú ý thực hiện các biện pháp chống nóng cho gà.
Rất nhiều người chủ quan bỏ qua vấn đề này dẫn đến tình trạng gà bỏ ăn, xỉu, thậm chí có thể chết do bị stress nhiệt. Một số biện pháp chống nóng bà con có thể áp dụng chẳng hạn như giữ cho chuồng được thông thoáng, trang bị hệ thống làm mát tự động hoặc thực hiện phun nước thủ công,…Song song với đó, cần chú ý độ dày của lớp đệm chỉ nên duy trì tối đa khoảng 30-40 cm là tốt nhất.
Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh kém chất lượng
Dựa theo cách làm đệm lót sinh học cho gà như trên, có thể thấy chế phẩm sinh học có vai trò quyết định rất lớn đến tính hiệu quả của đệm lót sinh học. Với nhu cầu sử dụng đệm lót trong chăn nuôi ngày càng tăng, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều mặt hàng chế phẩm sinh học. Tuy nhiên bà con cần chú ý lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng để bảo an toàn cho đàn vật nuôi
Tự hào là nhà phân phối và sản xuất độc quyền chế phẩm sinh học EM gốc (EM1) dạng bột và dạng nước, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Đức Bình cam kết mang đến cho bà con các sản phẩm an toàn và chất lượng tuyệt đối.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên đây, bà con không chỉ nắm được cách làm đệm lót sinh học nuôi gà mà còn giải quyết những vấn đề thắc mắc liên quan. Chúc bà con thực hiện thành công!
Xem thêm: Cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất hiện nay
Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic …
Cần ngay