...

Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa cực nhanh, 100% thành công

Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa hiện nay được nhiều người áp dụng và thành công tạo ra được nguồn phân bón hữu cơ chất lượng, giá rẻ. Loại phân này không chỉ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cây trồng mà còn bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tạo ra thực phẩm an toàn cho người dùng. Nào, hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa trong chính gia đình bạn nhé!

Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa cực nhanh, 100% thành công
Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa cực nhanh, 100% thành công

1. Phân hữu cơ từ thức ăn thừa là gì?

Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa là việc sử dụng các nguyên liệu dư thừa từ nhà bếp như: vỏ trái cây, rau củ, vỏ trứng, bã cà phê, giấy, trà túi lọc, nước vo gạo,… đem ủ lên men. Sau một thời gian ta thu được một loại phân bón 100% tự nhiên, cực kỳ hữu ích và an toàn cho hoa, rau màu hay cây cảnh,…

Ủ phân hữu cơ từ rau củ là một cách đơn giản và hiệu quả để tận dụng rác thải hữu cơ, đồng thời cung cấp phân bón tự nhiên cho cây trồng, cải tạo đất bạc màu hiệu quả.Phân hữu cơ từ rau củ có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, ủ phân hữu cơ còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2. Ưu, nhược điểm của phân hữu cơ từ thức ăn thừa

Ưu điểm của phân bón hữu cơ ủ từ thức ăn thừa:

  • Chi phí để tạo ra thành phẩm thấp do nguyên liệu đầu vào đều là những thứ dư thừa ngay trong nhà bếp;
  • Bón cho đất giúp tăng màu mỡ và tăng độ tơi xốp cho đất
  • Giúp ổn định kết cấu cho đất trồng;
  • Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cây và đất;
  • Hạn chế được việc đất bị xói mòn, bạc màu;
Phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa có nhiều ưu điểm
Phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa có nhiều ưu điểm

Nhược điểm của phân hữu cơ ủ từ thức ăn thừa:

  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân tương đối thấp;
  • Mất kha khá thời gian để chờ nguyên liệu hoai mục;
  • Nếu quá trình ủ phân không đúng cách sẽ gây mùi hôi khó chịu và có thể tạo ra những mầm bệnh không mong muốn trên cây trồng;

3. Bí quyết ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa chất lượng cao

Mặc dù phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa có nhiều ưu điểm, mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông nhưng loại phân này vẫn tồn tại một số nhược điểm. Và để khắc phục tất cả nhược điểm kể trên, trong cách ủ phân hữu cơ từ rau thức ăn thừa, các gia đình nên bổ sung thêm các chế phẩm sinh học.

Ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa không thể thiếu các loại chế phẩm sinh học
Ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa không thể thiếu các loại chế phẩm sinh học

Bởi trong chế phẩm sinh học emzeo có chứa số lượng lớn các chủng vi sinh vật giúp phân giải nhanh chóng thức ăn thừa, rau củ thành các chất dinh dưỡng sạch. Đặc biệt, chế phẩm sinh học emzeo giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong quá trình ủ phân. Nhờ đó, bạn sẽ thu được nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, rất tốt cho cây và đất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn nguồn nguyên liệu ủ là nhiều loại rau củ, thức ăn thừa khác nhau. Kết hợp với chế phẩm vi sinh để có được loại phân bón hữu cơ có khả năng cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng, vi lượng và trung lượng cho cây trồng, giúp nhà nông tiết kiệm chi phí.

4. Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa đơn giản ngay tại nhà

Có nhiều cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa khác nhau, tuy nhiên sử dụng mật rỉ đường và men ủ phân Emzeo ủ là hiệu quả nhất đồng thời khử sạch mùi hôi từ rau củ, thức ăn thừa. Các bước ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa ngay tại nhà như sau:

Bước 1: Chọn chế phẩm sinh học phù hợp

Như đã chia sẻ, bí quyết để ủ thành công phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa đó là sử dụng kết hợp chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều, bạn cần chọn đúng loại chế phẩm vi sinh vừa có công dụng thúc đẩy nhanh quá trình ủ hoai, vừa khử mùi hôi hiệu quả.

Chế phẩm sinh học, mật rỉ đường khử mùi hôi hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian ủ phân
Chế phẩm sinh học, mật rỉ đường khử mùi hôi hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian ủ phân

Hiện nay, có một số chế phẩm sinh học được đánh giá cao như: Chế phẩm EM gốc – EMGRO, chế phẩm IMO, chế phẩm EMZEO, nấm Trichoderma Bacillus. Đây đều là những loại men vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hại, trứng giun, khử mùi hôi và đẩy mạnh quá trình phân hủy nguyên liệu. Bạn lựa chọn loại nào cũng được.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu

Để quá trình ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa diễn ra nhanh chóng, thành phẩm phân đạt yêu cầu về chất lượng, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau:

  • Các loại rau củ thừa, vỏ trái cây, vỏ trứng, cuống rau, thức ăn thừa, bã cà phê, bã chè, bã đậu nành, bã dừa,…
  • Mật rỉ đường đậm đặc: 1 lít
  • Chế phẩm sinh học EMZEO: 1 gói 200gr
  • Thùng chứa để ủ phân có thể dùng thùng sơn, thùng nhựa, thùng gỗ,… có nắp đậy đều được
  • Khẩu trang, găng tay, dao kéo để cắt chất thải hữu cơ, xẻng để đảo đều nguyên liệu
Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa thành công 100%
Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa thành công 100%

Bước 3: Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa chi tiết

  • Đầu tiên, bạn cần trộn đều tất cả nguyên liệu rau củ, thức ăn thừa đã gom được ở trên. Pha nước mật rỉ đường: 1 lít mật rỉ pha với 5 lít nước
  • Bạn rắc xuống đáy thùng chứa một lớp chế phẩm sinh học. Tiếp đến, bạn cho vào thùng một lớp rau củ, thức ăn thừa có độ dày từ 4 – 5cm đã trộn đều ở trên. Tưới nước mật rỉ đường cho đều
  • Để quá trình lên men đảm bảo, bạn cần đảm bảo độ ẩm của nguyên liệu trong thùng chỉ 45 – 50%. Nếu nguyên liệu quá ướt, bạn cần loại bỏ bớt nước.
  • Tiếp đến, bạn rắc lên trên nguyên liệu một lớp chế phẩm vi sinh EMZEO nữa. Bạn cho tiếp phần rau củ, thức ăn thừa vào trong thùng, rắc chế phẩm vi sinh lên trên. Cứ làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.
Quy trình ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa không quá phức tạp
Quy trình ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa không quá phức tạp
  • Hàng ngày, bạn nếu có rau củ, thức ăn thừa có thể cho tiếp vào thùng chứa. Mỗi lần bổ sung nguyên liệu như vậy thì bạn rắc lên trên một lớp chế phẩm EMZEO.
  • Bạn cần bổ sung thêm mật rỉ đường vào thùng chứa để thúc đẩy quá trình lên men, phân hủy rác thải và khử mùi hôi. Cứ 70 – 100kg rác thải hữu cơ tương ứng với 1 lít mật rỉ đường và 1 gói men emzeo 200gr.
  • Sau khi cho tất cả các nguyên liệu vào trong thùng, bạn đậy kín nắp thùng lại và để ủ như vậy từ 15 đến 20 ngày. Bạn đặt thùng chứa phân ủ ở nơi khô thoáng, nhiệt độ ổn định, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Khi phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa đã có màu đen, mùi hôi đã biến mất và có cảm giác giống mùi đất thì nó đã sẵn sàng sử dụng làm phân bón cho vườn của bạn.

4. Cách sử dụng phân hữu cơ ủ từ thức ăn thừa

Phân hữu cơ từ thức ăn thừa, rau củ … có thể được sử dụng cho nhiều loại cây trồng, bao gồm:

  • Rau củ
  • Hoa
  • Cây cảnh
  • Cây ăn quả
  • Cải tạo đất bạc màu …

Thực tế, có 2 cách sử dụng phân hữu cơ được ủ từ rau củ, thức ăn thừa như sau:

  • Cách 1: Trộn đều phân hữu cơ với đất (loại đất chuẩn bị trồng cây mới). Bạn trộn theo tỉ lệ 1 phân: 3 đất là có thể trồng cây trực tiếp.
  • Cách 2: Hòa phân đã ủ hoai để tưới cho cây. Sau thời gian ủ, bạn chắt lấy phần nước phân sang thùng khác dùng để tưới cho cây. Đối với phần bã trong thùng, có thể bón trực tiếp cho cây với liều lượng vừa đủ.

5. Một số lưu ý khi ủ phân hữu cơ ủ từ thức ăn thừa

Cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa hoàn toàn không khó nhưng trong quá trình ủ phân, bạn cần ghi nhớ vài lưu ý nhỏ này:

  • Ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa cần đủ thời gian để nguyên liệu hoai mục, loại bỏ mầm bệnh. Trong quá trình ủ, bạn phải luôn theo dõi để duy trì độ ẩm trong thùng chứa để đảm bảo có được thành phẩm chất lượng.
  • Tất cả thức ăn thừa có chứa dầu mỡ, bạn phải đổ nước vào thức ăn thừa, gạn sạch nước mỡ trước khi cho nguyên liệu vào thùng ủ.
  • Quá trình ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa, bạn cần dùng thêm chế phẩm vi sinh EMZEO và mật rỉ đường để rút ngắn quá trình ủ phân và khử mùi hôi hiệu quả.
Để có phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa đảm bảo chất lượng, bạn cần bổ sung chế phẩm sinh học EMZEO
Phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa đảm bảo chất lượng với chế phẩm sinh học EMZEO
  • Thời gian ủ phân từ 15 đến 20 ngày nhưng nếu muốn thời gian ngắn hơn nữa, bạn tăng lượng mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh emzeo lên.
  • Bạn có thể bổ sung độ ẩm cho nguyên liệu bằng cách thêm nước hoặc nước vo gạo nhưng không được cho quá nhiều, luôn duy trì độ ẩm trong thùng từ 45 – 50%.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa, cách sử dụng phân hữu cơ ủ từ rau củ, thức ăn thừa kèm theo một số lưu ý trong quá trình ủ phân. Hi vọng rằng với những thông tin trong bài viết, bạn có thể tạo ra thành phẩm phân bón hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa chất lượng cao.

6. Câu hỏi thường gặp về cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa

6.1 Tại sao nên ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa?

  • Tiết kiệm chi phí mua phân bón cho vườn.
  • Xử lý được rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường.
  • Phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, tốt cho đất và cây trồng.

6.2 Nguyên liệu nào không nên cho vào ủ?

  • Thịt, cá, xương động vật: dễ gây mùi hôi và thu hút côn trùng.
  • Chất béo, dầu mỡ: làm chậm quá trình phân hủy.
  • Bánh kẹo, gia vị cay nồng: có thể ức chế vi sinh vật.

6.3 Độ ẩm lý tưởng để ủ phân là bao nhiêu?

  • Khoảng 50-60% là lý tưởng để vi sinh vật phát triển tốt.
  • Nên giữ độ ẩm bằng cách tưới nước đều đặn, tránh quá ướt hoặc khô.

6.4 Bao lâu thì có thể thu hoạch phân sau khi ủ?

  • Sau 2-3 tháng có thể thu hoạch phân ủ để sử dụng.
  • Nếu muốn phân chín và ủ kỹ hơn thì để 3-5 tháng.

6.5 Dấu hiệu nào cho thấy phân đã ủ chín?

  • Màu sắc nâu sẫm đều.
  • Có mùi hơi hôi nhẹ đặc trưng của phân hữu cơ.
  • Kết cấu xốp mịn, không còn nhận ra các nguyên liệu ban đầu.

7. Kết luận

Ủ phân hữu cơ tại nhà từ rác rau củ, thức ăn thừa là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả. Qua bài viết này hy vọng mọi người có thể nắm được cách thực hiện chi tiết cách ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa đúng cách. Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp xử lý rác mà còn tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng cao để bón cho vườn tược. Chúc các bạn thành công với phương pháp ủ phân hữu cơ này nhé!

⫸ Xem thêm: Vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm và 4 điều cần biết

⫸ Xem thêm: Cách ủ rác nhà bếp trồng rau sạch hiệu quả bất ngờ

⫸ Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản cho nhà nông

5/5 - (31 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *