Nền nông nghiệp của Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển lên trình độ cao. Chính về thế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học ngày càng được hạn chế. Thay vào đó là ưu tiên lựa chọn các loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật để cung cấp dinh dưỡng cho cây mà không làm mất đi cần bằng hệ sinh thái trong đất. Đồng thời không làm dư lượng hóa chất độc hại càng khiến cho các nguồn bệnh tích lũy tăng lên.
1. Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là gì?
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính đó là các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Mặc dù các loại sâu hại cũng mắc các bệnh tật khác nhau do tác động của môi trường. Nhưng chính vì điều này mà con người đã nghiên cứu để sử dụng các loài vi sinh vật gây hại cho sâu từ đó làm ra các nguyên liệu dùng trong sản xuất ra các chế phẩm sinh học.
Men vi sinh được sử dụng để làm các chế phẩm có tên khoa học là probiotics dịch ra có nghĩa gốc là sự sống thân thiện. Như vậy, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là sản phẩm có chứa các loại men vi sinh tự nhiên có lợi đối với đất và cây trồng.
Sản phẩm này đảm bảo sự sống của con người và môi trường đất luôn được an toàn. Hoàn toàn không hề gây bệnh và ô nhiễm môi trường khi sử dụng.
2. Vai trò của chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật
Các loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật hiện nay được sử dụng ngày càng rộng rãi trong việc sản xuất nông nghiệp. Điều này mang đế nhiều lợi ích cho việc phát triển nền nông nghiệp sạch và an toàn. Cụ thể thì vai trò của các sản phẩm này như sau:
- An toàn đối với sức khỏe con người, vật nuôi cũng như cây trồng khi sử dụng. Đặc biệt, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái như khi chúng ta sử dụng các sản phẩm có thành phần hóa học.
- Có tác dụng giúp cải tạo và cân bằng hệ sinh thái nhờ vào cung cấp vi sinh vật cũng như dinh dưỡng cho môi trường đất nói riêng và môi trường sốn nói chung của chúng ta.
- Khi ứng dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc cây hoàn toàn không làm hại kết cấu đất như khi chúng ta sử dụng các sản phẩm có thành phần hóa học. Đất không bị thoái hóa hay chai. Thậm chí còn tăng độ phì nhiêu của đất. Bạn có thể sản xuất từ vụ này sang vụ khác mà không cần phải cải tạo và đợi đất phục hồi lại.
- Đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong đất. Từ đó, góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.
- Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật còn giúp tiêu diệt côn trùng gây hại một cách hiệu quả. Nhờ đó, giảm thiểu bệnh hại cho cây. Đồng thời tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng. Đặc biệt là không hề làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như trồng trọt của con người.
- Khả năng phân hủy và chuyển hóa của các chất hữu cơ bền vững trong sản phẩm là rất cao. Ngoài ra, các loại phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp cũng sẽ được vi sinh vật trong sản phẩm chuyển hóa. Như vậy sẽ góp phần làm sạch môi trường một cách nhanh chóng.
3. Các nhóm chế phẩm sinh học
Có rất nhiều loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật khác nhau trên thị trường hiện nay. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như thành phần của sản phẩm, chúng sẽ được phân loại thành 3 nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất gồm các loại vi sinh có nhiệm vụ chính đấy là cải tạo và nuôi dưỡng đất. Chúng ta sẽ thấy nhóm này thường dưới dạng phân bón hữu cơ sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Thành phần có trong sản phẩm chủ yếu là nấm và vi khuẩn hữu ích. Khi sử dụng, chúng sẽ trợ giúp vô cùng tích cực giúp cây trồng quang hợp mạnh mẽ hơn. Đồng thời, cải tạo sức sống của cây, tăng sức đề kháng để cây phát triển hoàn hảo. Một số loại vi sinh vật có chứa trong sản phẩm này cũng giúp phân giải lên và đạm để hỗ trợ cho đất phì nhiêu hơn.
Thứ hai là các loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật có chức năng chính là phân hủy thành phần hữu cơ trong đất. Các sản phẩm nằm trong nhóm này đó là: trấu, phân chuồng, thân cây. Phổ biến nhất là nấm Trichoderma được sử dụng ủ phân hữu cơ hay tạo ra vi khuẩn Bacillus với công dụng chính là khử mùi phân gia súc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Thứ ba nhóm chế phẩm sinh học dùng để chống dịch hại cây trồng. Đây là các sản phẩm được làm từ thực vật hay enzym. Sản phẩm thu được là các loại sinh vật sống, như nấm xanh – nấm trắng. Tác dụng chính của chúng là chống rầy nâu, sâu cuốn lá hại lúa.
4. Các loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật dùng để trị sâu bệnh
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật dùng để trị sâu bệnh là nhóm sản phẩm được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay và đã được ứng dụng rừ rất lâu. Hiện nay, trong danh mục các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học được Bộ Nông nghiệp và PTNT thống kê từ năm 2000 đến nay đã có hơn 500 sản phẩm sinh học được phép lưu hành. Trong số đó có 300 loại thuốc trừ sâu cùng với 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh.
Tác dụng chính của các sản phẩm này đó là phòng trừ dịch hại cho cây đồng thời hạn chế nguy cơ độc hại khi chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật dùng để trị sâu bệnh bao gồm 5 nhóm sản phẩm đó là:
4.1 Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc thảo dược
Đây là các sản phẩm thuốc trừ sâu được chế biến từ nguyên liệu chính là cây neem – Azadirachta indica A. Juss. Ở Việt Nam cây này được gọi là cây xoan chịu hạn và được trồng khá rộng rãi. Sản phẩm này được sử dụng cho hầu hết các loại cây từ lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa cho đến cây cảnh với tác dụng chính đó là phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây.
Nguyên lý hoạt động của chúng đó là gây chán ăn cho các loại sâu và động vật gây hại khác. Từ đó, xua đuổi, ngăn cản sự lột xác cũng như đẻ trứng của chúng. Hạn chế khả năng sinh sản. sản phẩm này hoàn toàn không tạo nên tính kháng của dịch hại. Vì thế mà chúng cũng không ảnh hưởng đến thiên địch và để lại bất cứ một dư lượng nào trên cây đảm bảo an toàn cho người dùng.
Công dụng:
- Sản phẩm giúp tiêu diệt, phá bỏ môi trường sống của các loại nấm bệnh, sâu và tuyến trùng gây hại.
- Nâng cao sức đề kháng cho cây trồng nhờ vào việc hạn chế sự tấn công của sâu bệnh.
- Làm lành nhanh các vết thương hở trên cây.
- Hỗ trợ để cây có thể tự tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Như vậy năng suất của cây cũng sẽ đạt cao hơn.
4.2 Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc vi khuẩn
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật nguồn gốc vi sinh chính là thuốc BT (Bacciluss Thuringiensis var.). Sản phẩm này có tác dụng phổ diệt sâu rộng và cực kỳ hữu hiệu đặc biệt là đối với các loại sâu bệnh như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp…
Khi chúng ăn phải thuốc này thì sẽ ngừng ăn sau vài giờ. Sau 1-3 ngày thì chết. Ở Việt Nam, chế phẩm BT được nghiên cứu và cho ra đời từ sớm vào năm 1971. Những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường bao gồm: Vi-BT 16000WP, 32000WP; Firibiotox P dạng bột; BT Xentary 35WDG, Firibiotox C dạng dịch cô đặc…
Công dụng của sản phẩm chế phẩm sinh học BT đó là:
- Tiêu diệt nhanh gọn các loại sâu bệnh chỉ sau 2 lần sử dụng.
- Thuốc Bt có thể kết hợp được với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm bệnh sinh học khác. Điều này càng làm tăng hiệu quả của sản phẩm trong phòng trừ sâu bệnh.
- Không lo sâu kháng thuốc – nhờn thuốc sau một thời gian sử dụng.
- Thành phần của sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe. Sau quá trình sử dụng không gây tồn dư thuốc trong cây.
4.3 Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ nấm
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật được làm từ các loại nấm bao gồm: nấm vi sinh Chaetomium spp và Trichoderma spp. Chúng có tác dụng hiệu quả trong việc đối kháng và tiêu diệt nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất trồng.
Nếu bạn đang lựa chọn sản phẩm giúp tiêu diệt nhanh nấm bệnh trong đất và cây trồng thì đừng bỏ qua các sản phẩm thông dụng như: Nấm đối kháng trichoderma Đức Bình, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình …
Công dụng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ nấm:
- Tiêu diệt sạch các loại nấm bệnh trong đất. Hỗ trợ cây điều trị các bệnh như: thối rễ, xì mủ, chết thắt cây con, chết nhanh, chết chậm, lở cổ rễ, tuyến trùng,…
- Hỗ trợ để hệ rễ của cây phát triển mạnh. Từ đó giúp rễ ăn và uống khỏe hơn.
- Gia tăng hệ miễn dịch của cây để chúng có thể tự chống lại tới hơn 90% các loại bệnh trên cây trồng ví dụ như: ghẻ, gỉ sắt, nấm hồng, méo mó trái, vàng đít chín sớm,…
- Giảm việc tiếp xúc hóa chất của cây để tăng tuổi thọ.
- Tạo hương vị cho trái ngon và ngọt hơn.
4.4 Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ virus
Nổi bật nhất trong nhóm chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật nguồn gốc virus đó chính là sản phẩm chiết xuất từ NPV. Đây là loại virus có tính chuyên biệt. Chúng chỉ có khả năng lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng. Phù hợp để sử dụng với các loại cây trồng bao gồm: bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho…
Công dụng:
- Virus trong sản phẩm sẽ xâm nhập vào ruột côn trùng khi chúng ăn vào. Từ đó phá hủy toàn bộ chức năng của ruột.
4.5 Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc từ tuyến trùng
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật tuyến trùng EPN của nhóm tuyến trùng sẽ sống ký sinh và gây bệnh cho côn trùng. Từ đó, tăng khả năng diệt sâu nhanh và phổ diệt sâu rộng. Các sản phẩm thuộc nhóm này gồm: Biostar-1 đến Biostar-6, trong đó Biostar-3 và Biostar-5.
Trên đây là những thông tin về Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật cơ bản nhất mà bất cứ ai khi tìm hiểu cũng cần phải nắm được. Hãy ghi nhớ để lựa chọn chính xác sản phẩm cho cây trồng bạn nhé. Nếu có thắc mắc về chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, vui lòng liên hệ với Chế phẩm vi sinh Đức Bình để được tư vấn trực tiếp: 0915.79.80.85
⫸ Xem thêm: Cách làm tăng độ ngọt cho quả an toàn, chất lượng nhất
⫸ Xem thêm: Tác dụng của phân bón lá? Vai trò của phân bón lá trung vi lượng
⫸ Xem thêm: Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi – Hướng đi của người nông dân hiện đại
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình