...

Men cao tỏi: Thành phần, công dụng và cách sử dụng

Men cao tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe của con người mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với vật nuôi và thủy sản. Vậy loại men này gồm những thành phần nào? Làm sao để bảo quản được lâu? Cách sử dụng ra sao? Nếu bạn cũng có những câu hỏi này thì hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé! 

1. Tổng quát về men cao tỏi

1.1. Thế nào là men cao tỏi?

Chế phẩm sinh học cao tỏi được nhiều người dùng trong chăn nuôi
Chế phẩm sinh học cao tỏi được nhiều người dùng trong chăn nuôi

Đây là một sản phẩm được chiết xuất từ tỏi tươi, lọc lấy những hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là allicin – chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh mẽ. Sản phẩm này được sử dụng như một chế phẩm sinh học trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Không chỉ giúp vật nuôi khỏe mạnh mà “thuốc bổ” này còn tăng năng suất hiệu quả. 

1.2. Thành phần chính 

Thành phần chính của men là tỏi (khoảng 50-60%). Từ xưa đến nay, tỏi được biết đến như 1 loại gia vị chứa rất nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng tốt với sức khỏe, chẳng hạn như: selenium, allicin, quercetin,… Tác dụng của những hoạt chất này là kháng virus, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa,…

Ngoài ra, trong men còn chứa nhiều loại vi sinh vật tốt khác như: 

  • Bào tử lợi khuẩn Bacillus: các bào tử này chịu kháng sinh, chịu nhiệt, cân bằng hệ sinh vật đường ruột, tăng cường hệ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và ngăn ngừa một số bệnh đường ruột. 
  • MOS (tên đầy đủ là Manna Oligosaccharides): đây là 1 loại prebiotic kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, đồng thời ức chế quá trình phát triển của những vi khuẩn gây bệnh. 
  • β-Glucan: đây là 1 loại polysaccharide có công dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, kháng virus, kháng khuẩn và chống oxy hóa. 

1.3. Đối tượng sử dụng 

Men có thể sử dụng cho cả gia cầm, gia súc và thuỷ sản
Men có thể sử dụng cho cả gia cầm, gia súc và thuỷ sản

Loại men này phù hợp với nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau, ví dụ như: 

  • Gia súc: bò, trâu, dê, lợn,…
  • Gia cầm: vịt, gà, chim cút,… 
  • Thủy sản: ếch, tôm, lươn, cá, tôm,…

2. Công dụng chính của chế phẩm sinh học cao tỏi

Loại men này nổi tiếng khi có nhiều công dụng đối vật nuôi và thủy sản, bao gồm: 

  • Tăng cường hệ miễn dịch: men giúp kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch để chống lại những tác nhân gây bệnh. 
  • Phòng và điều trị một số bệnh về đường ruột: men có công dụng lớn trong việc kháng khuẩn, kháng virus. Sản phẩm này sẽ ức chế được sự hình thành và phát triển của những vi khuẩn hay virus gây ra các bệnh về đường ruột như: viêm ruột, tiêu chảy, viêm dạ dày,… 
  • Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng: loại “thuốc bổ” này còn hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Đồng thời men còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở vật nuôi và thủy sản. 
Tổng hợp các công dụng tuyệt vời của men cao tỏi đối với vật nuôi, thủy sản
Tổng hợp các công dụng tuyệt vời của men cao tỏi đối với vật nuôi, thủy sản
  • Giảm mùi hôi của chuồng trại: ngoài công dụng đối với sức khỏe, men này còn giúp phân hủy các chất thải hữu cơ, giảm mùi hôi ở chuồng, giữ cho môi trường sống của vật nuôi và thủy sản luôn sạch sẽ. 

3. Hướng dẫn cách ủ men cao tỏi “ăn chắc” ngay lần đầu

3.1. Khâu chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi ủ men, bạn cần chuẩn bị một số thứ sau: 

  • Tỏi (2kg): nên chọn củ tỏi còn tươi, không bị dập nát. 
  • Phụ gia (50 gram)
  • Chế phẩm sinh học EM gốc
  • Rỉ mật (2 lít): cung cấp dưỡng chất để vi sinh vật phát triển. 
  • Nước sạch (25 lít): dùng để pha chế. 
  • Ấu trùng thủy phân (1 lít)
  • Bình hoặc thùng: nên chọn loại bình hoặc thùng có đủ nắp đậy kín. 

3.2. Thực hiện ủ men cao tỏi 

Để ủ men, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo từng bước sau: 

  • Bước 1: Để tỏi lên men trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao để tạo nên tỏi đen. Đem tỏi bóc vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước. Sau đó dùng máy xay để xay cho nhuyễn tỏi. 
  • Bước 2: Cho rỉ mật + tỏi đã xay nhuyễn + phụ gia + chế phẩm sinh học EM gốc + ấu trùng thủy phân vào trong nước và khuấy đều. 
Hướng dẫn ủ chế phẩm sinh học cao tỏi chuẩn chỉnh
Hướng dẫn ủ chế phẩm sinh học cao tỏi chuẩn chỉnh
  • Bước 3: Sau bước 2, bạn hãy đậy kín toàn bộ nắp bình và ủ hỗn hợp tại nơi thoáng mát, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp. Ở công đoạn ủ này, bạn hãy mở nắp bình với tần suất 1 lần/tuần để xả khí. 
  • Bước 4: Kết thúc 1 – 2 tuần ủ, men đã lên men hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra mùi vị, nếu cảm thấy có vị ngọt nhẹ và rõ mùi tỏi đặc trưng của tỏi đen là được. 

Lưu ý rằng tỷ lệ nguyên liệu có thể thay đổi dựa vào loại chế phẩm EM gốc cũng như mục đích sử dụng. 

Nếu không tự ủ, bạn có thể click vào http://chephamvisinh.vn/ để được Chế phẩm sinh học Đức Bình tư vấn và chọn được loại chế phẩm sinh học cao tỏi có sẵn, tiện lợi và hiệu quả. 

4. Cách sử dụng đúng men cao tỏi 

Đối với gia súc và gia cầm, bạn có thể cho uống bằng cách pha 1ml men với 1 – 2 lít nước sạch (tương đương với khoảng 5 – 10kg thể trọng). Hoặc bạn có thể cho ăn khi lấy 1ml men pha cùng nước và trộn với khoảng 2 – 4kg thức ăn. 

Đối với thuỷ sản, bạn cần dùng với liều lượng từ 2 – 3ml cho 1kg thức ăn. Tuy nhiên, bạn cần đợi khoảng 20 – 25 phút rồi mới cho ăn. 

Dùng men đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất
Dùng men đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất

Một số lưu ý khi sử dụng là: 

  • Lắc đều men trước khi sử dụng và liều lượng có thể tăng gấp đôi nếu cần. 
  • Sản phẩm không chứa các loại thuốc kháng sinh, hoá chất hay hoocmon độc hại. 
  • Bạn chỉ nên dùng men trong thời gian 1 tháng để đảm bảo tốt hiệu quả. 
  • Không đặt men tại nơi có ánh nắng trực tiếp. 

6. So sánh nhanh men cao tỏi và men tỏi

Thực tế, men tỏi và chế phẩm sinh học cao tỏi đều là những sản phẩm được sản xuất từ tỏi, một loại gia vị tự nhiên có nhiều công dụng với sức khỏe. Mặc dù thành phần nòng cốt giống nhau nhưng chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt. 

Để giúp bạn phân biệt được 2 loại men này một cách dễ dàng, chúng tôi sẽ lập 1 bảng so sánh nhanh như sau:

Tính năng Men tỏi  Men cao tỏi 
Quy trình sản xuất Tỏi tươi sẽ được xây nhuyễn mà tiến hành lên men cùng với những loại vi sinh vật có lợi khác.  Tạo nên tỏi đen bằng cách lên men tỏi tươi ở nhiệt độ và độ ẩm cao trong một thời gian khá dài. Sau đó, tỏi đen sẽ được đem đi nghiền nhỏ và kết hợp cùng với các loại vi sinh vật khác. 
Thành phần Chứa nhiều hợp chất có trong tỏi tươi và vi sinh vật. Gồm các hợp chất trong tỏi đen và các vi sinh vật như:  selenium, allicin, quercetin, S-allyl cysteine,…
Hàm lượng dinh dưỡng Hàm lượng các chất dinh dưỡng có phần tương tự như tỏi tươi Hàm lượng các chất dinh dưỡng của men có phần cao hơn so với tỏi tươi thông thường, đặc biệt là những hợp chất chống oxy hóa.
Mùi vị  Có mùi tỏi nồng đặc trưng Có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt đặc trưng của tỏi đen.

Tóm lại, men tỏi đen chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển của vật nuôi và thuỷ sản. Chính vì thế mà “thuốc bổ” này được dùng khá nhiều trong ngành chăn nuôi. Hãy theo dõi Chế phẩm sinh học Đức Bình để hiểu thêm được nhiều thông tin thú vị khác nhé! 

⫸ Xem thêm: Cách sử dụng phân đạm hiệu quả trong nông nghiệp hiện đại

⫸ Xem thêm: Làm thế nào để phân bón hóa học phát huy công dụng với cây trồng?

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *