Hiện nay việc tự trồng hoa để thưởng thức đang là sở thích của rất nhiều người. Thay vì mua hoa ngoài thị trường thì tự trồng mang lại niềm vui không nhỏ cho người yêu hoa. Tuy nhiên, để chăm sóc được những bông hoa đó người trồng cần phải có những hiểu biết nhất định. Những ai trồng hoa hồng chắc hẳn đã biết đến bệnh vàng lá khiến cây bị chết. Bài viết này, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ giúp Truy tìm nguyên nhân khiến hoa hồng bị vàng lá và cách chữa trị dứt điểm.
Hoa hồng bị vàng lá do ngộ độc phân bón
Đây là nguyên nhân khá phổ biến mà những người mới trồng hoa hay mắc phải do chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón đúng cách và đúng liều lượng.
Biểu hiện khi cây bị ngộ độc phân bón
Do phân được bón vào giai đoạn không thích hợp dẫn đến cây bị héo nhanh. Những cây hoa hồng mới giâm mà đã bón phân sẽ dễ mắc phải bệnh này. Sau một ngày cho phân vào gốc, cây có thể bị héo lá trên ngọn. Lúc này, bạn có thể bị nhầm là cây héo do thiếu nước.
Tuy nhiên đến 2 ngày sau đó bạn sẽ thấy những chiếc lá ở phần gốc chuyển sang màu vàng nhạt. Tiếp theo đến những ngày thứ 4 trở đi cây sẽ bị héo thân. Đây chính là biểu hiện của việc cây bị ngộ độc phân bón. Khi sử dụng quá nhiều phân sẽ khiến cây bị nóng và cháy lá.
Cách chữa trị khi hoa hồng bị ngộ độc phân bón
– Nếu bạn đã dùng phân dạng lỏng hay dạng bột hòa tan với nước rồi tưới thì hãy rửa trôi lượng phân dư thừa. Cách rửa chính là tưới ngập nước cả chậu cây rồi xả hết nước. Bạn nên làm từ 1 đến 2 lần và nên rửa vào buổi sáng.
– Nếu bạn dùng phân có những dạng hạt/bột rải trên bề mặt chậu thì hãy loại bỏ lớp phân đó đi. Nếu đã bón phân lâu ngày thì lượng phân ngấm vào đất đã là khá nhiều. Vì vậy ngoài việc nhặt bỏ những hạt phân còn sót lại, bạn có thể rửa trôi như cách ở trên. Sau khi đã rửa trôi hay loại bỏ bớt phân, bạn cần xới tơi đất để bộ rễ phát triển trở lại.
Xem ngay: Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên lan và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Hoa hồng bị vàng lá do sâu đục thân
Biểu hiện khi hoa hồng bị sâu đục thân
Khi bạn thấy bỗng nhiên có một phần ngọn, đoạn non, hay một phần thân cây bị héo rũ thì có thể đã bị sâu đục. Những phần héo này sẽ bị khô hẳn và teo tóp lại. Những hình dạng không bình thường sẽ xuất hiện trên thân như sưng và nứt.
Cách chữa trị hoa hồng bị sâu đục thân
- Đầu tiên bạn cần tiêm thuốc trừ sâu vào thân cây hoa hồng bị vàng lá để diệt sâu đục thân.
- Bịt những lỗ hổng mà sâu đã đục bằng keo liền sẹo.
- Bạn cũng có thể cắt tỉa những phần đã bị sâu tấn công để tránh sự lây lan của sâu sang chỗ khác. Việc này sẽ giúp bạn có thể lấy được những ấu trùng sâu ra khỏi thân cây.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Chế phẩm đạm cá Humic để giúp hệ cây tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh tấn công. Đây là sản phẩm đạm sinh học có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây hấp thụ qua lá và thân.
Hoa hồng bị vàng lá do thừa nước
Nếu bạn quá chăm chút rồi tưới nước quá thường xuyên với số lượng nhiều sẽ dẫn đến hoa hồng bị vàng lá.
Biểu hiện khi hoa hồng bị thừa nước
Những chiếc lá đã trưởng thành ở một số cành sẽ có màu vàng và rụng dần. Không tính những chiếc lá già nhé. Chúng sẽ bị rụng dần đến gần hết dẫn đến cây bị trơ cành. Việc tưới quá nhiều nước sẽ làm giảm khả năng hô hấp của rễ.
Cách khắc phục khi hoa hồng bị thừa nước
Bạn nên điều chỉnh lượng nước cung cấp sao cho phù hợp. Tùy vào vị trí đặt chậu cây ở chỗ nắng gió hay ẩm ướt. Nên sử dụng các loại giá thể có khả năng thoát nước tốt. Mẹo nhỏ là bạn có thể lót lớp đất nung hoặc sỏi nhẹ dưới đáy chậu để hạn chế hiện tượng ngập úng cây.
Hoa hồng bị vàng lá do thiếu nước
Không chỉ thừa nước mới gây vàng lá mà thiếu nước cũng gây ra hiện tượng này. Với những ai không có thời gian chăm sóc thường xuyên cho cây thì rất dễ mắc phải nguyên nhân này.
Biểu hiện khi hoa hồng bị thiếu nước
Do cây không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến bị héo. Thông thường thiếu nước luôn đi kèm với thiếu chất dinh dưỡng. Bởi vì cây không thể hút được dinh dưỡng mặc dù đã được bón phân. Nếu thiếu nước ở mức độ nhẹ thì các lá già phía dưới gốc sẽ bị rụng trước. Còn nếu thiếu ở mức độ nặng hơn thì hoa hồng bị vàng lá và rụng.
Cách khắc phục khi hoa hồng bị thiếu nước
Bạn cần tưới nước đầy đủ cho cây để cây có thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng từ phân bón. Sử dụng các loại phân vi sinh sẽ giúp tăng khả năng giữ ẩm cho đất.
Hoa hồng bị vàng lá do giá thể trồng hết dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng rất quan trọng với cây, nếu thiếu chất cũng sẽ gây ra hoa hồng bị vàng lá.
Biểu hiện khi giá thể hết dinh dưỡng
Những cây hoa hồng bị thiếu chất sẽ ít ra chồi non mới. Toàn bộ các lá hồng trồng trong giá thể đều có màu vàng nhẹ, tuy nhiên không héo rũ. Dù bạn có tưới đầy đủ nước nhưng cũng không thể thay thế các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho cây.
Giải pháp khắc phục khi giá thể hết dinh dưỡng
Khi giá thể hết chất dinh dưỡng thì bạn cần thay giá thể mới cho chậu. Sử dụng hỗn hợp bao gồm đầy đủ đất sạch và các chất vi sinh để làm giá thể mới. Đất sạch sẽ giúp làm giảm khả năng nhiễm bệnh từ đất của cây. Còn các chất vi sinh sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chúng có tác dụng nhanh chóng kích thích giúp bộ rễ phát triển để hút chất dinh dưỡng.
Hoa hồng bị vàng lá do bộ rễ bị tổn thương
Bộ rễ đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của cây. Nếu rễ bị tổn thương sẽ khiến cho cây không thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
Biểu hiện khi bộ rễ bị tổn thương
Biểu hiện của nguyên nhân này là buổi sáng và tối cây tươi còn buổi trưa chiều thì héo rũ. Bộ rễ bị hỏng có thể là do côn trùng đã cắn rễ hoặc trong quá trình vận chuyển cây, thay chậu làm đứt rễ. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hóa chất nhiều cũng sẽ khiến rễ bị hư hại.
Cách khắc phục khi bộ rễ bị tổn thương
Bạn cần quan sát bộ rễ để cắt bỏ những phần dễ yếu không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Bổ sung Chế phẩm đạm cá Humic để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Sản phẩm này sẽ kích thích cây ra rễ mới, mầm mập và ra chồi nhanh.
Hoa hồng bị vàng lá do nấm bệnh gây hại
Các loại nấm bệnh phát triển khá nhanh nếu bạn không phát hiện điều trị sớm sẽ khiến cây bị chết.
Biểu hiện khi hoa hồng bị nấm bệnh
Vào những mùa thời tiết có độ ẩm cao thì khả năng cây bị mắc nấm càng lớn. Độ ẩm cao thích hợp cho sự phát triển của cây tuy nhiên các loại nấm gây hại cũng sẽ khiến cây bị vàng lá. Có nhiều loại nấm khác nhau và cũng tương ứng với nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản khi bị nhiễm bệnh hoa hồng bị vàng lá, đốm lá, cháy lá hay xoăn lá.
Cách chữa trị khi hoa hồng bị nấm bệnh
Đối với nguyên nhân này bạn cần sử dụng những loại thuốc đặc trị nấm bệnh để chữa trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên dùng chế phẩm Trichoderma bacillus để ủ phân trước khi bón cho cây. Sản phẩm này có tác dụng tăng cường hệ nấm có ích và đối kháng nấm hại để khống chế thối rễ.
Ngoài ra, chúng có tác dụng làm cân bằng độ pH, giải độc cho đất, giúp đất tơi xốp. Bạn cũng cần chú ý không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Nhiều nước cây cũng không thể hút hết, ngoài ra còn tạp điều kiện thuận lợi cho ẩm mốc phát triển.
Trên đây là 7 nguyên nhân dẫn đến hoa hồng bị vàng lá mà người trồng hay mắc phải. Bạn cần chú ý quan sát kĩ xem cây của bạn đang bị vàng do nguyên nhân nào để có thể sử dụng biện pháp chữa trị đúng cách. Tránh việc sử dụng nhầm biện pháp dẫn đến không thể chữa trị bệnh cho cây.
Xem thêm: Tổng hợp những điều cần biết về phân vi sinh cố định đạm
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình