Bệnh úng rễ trên cây trồng là hiện tượng thường gặp nếu như chúng ta tưới quá nhiều nước cho cây. Trường hợp này sẽ xảy ra ở cây được trồng ở trong chậu và nước không thể thoát ra được, và hiện tượng úng này có thể khiến cho cây bị chết. Tuy nhiên thì trước khi quá muộn, chúng ta vẫn có thể cứu được cây trồng. Chế phẩm vi sinh Đức Bình hướng dẫn chi tiết về bệnh úng rễ trên cây trồng qua bài viết: Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh úng rễ trên cây trồng
Nhận biết bệnh úng rễ trên cây trồng
Để có thể cứu hoặc tránh né được bệnh úng rễ trên cây trồng thì chúng ta phải nhận biết khi nào cây bị úng rễ.
Kiểm tra lá
Bạn có thể tiến hành kiểm tra xem cá của cây có bị chuyển sang màu vàng hay không? Nếu như cây bị úng rễ thì lá sẽ có sự thay đổi màu sắc, vậy nên hãy quan sát thật kỹ xem lá cây có bị mất đi màu xanh, chuyển thành màu vàng hay là bị nhạt đi không? Bạn cũng có thể sẽ thấy lá có những mảng màu vàng xuất hiện một cách loang lổ.
Nguyên nhân của điều này đó là khi cây bị úng thì quá trình quang hợp xảy ra không được đảm bảo như bình thường. Lá của cây sẽ không có được những chất dinh dưỡng thiết yếu và xảy ra hiện tượng màu sắc thay đổi sang thành màu vàng.
Nhìn đốm nâu
Bệnh úng rễ trên cây trồng cũng có thể được nhận biết khi có các đốm nâu xuất hiện. Khi rễ úng nước thì chúng không cấp nước cho những bộ phận khác ở phía trên thân của cây, ngoài ra thì cũng không lấy được dinh dưỡng từ đất. Chính vì thế mà cây có thể bị chết hoặc là héo úa, lúc này thì các lá non, cành cây sẽ có những đốm nâu hiện lên.
Cây cũng có thể chết bởi vì thiếu nước cho nên nhiều khi bạn sẽ không biết nguyên nhân là do thừa nước hay thiếu nước. Các đốm nâu sẽ là một dấu hiệu để bạn phân biệt được nguyên nhân dẫn tới việc chết cây là bởi đã úng nước quá nhiều.
Nhìn mốc rêu
Mốc rêu cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh úng rễ trên cây trồng. Khi mà trong chậu nước có quá nhiều nước thì quanh thân cây, mặt đất có thể xuất hiện mốc rêu màu trắng mỏng, màu đen hoặc là màu xanh. Chúng cũng có thể hình thành ở gốc cây và là dấu hiệu cho thấy rằng cây đang bị gặp tình trạng úng rễ.
Các mốc rêu này có thể sẽ mọc theo kiểu lan rộng hoặc là thành từng cụm và đốm nhỏ. Bất cứ loại mốc hoặc là rêu nào hình thành thì cũng là dấu hiệu cho những triệu chứng không tốt, vì thế mà cần phải đặc biệt chú ý.
Mùi khó chịu
Nếu như có quá nhiều nước đọng lại ở quanh rễ cây, đặc biệt là lâu ngày thì sẽ có mùi hôi khó chịu nốc lên. Đây là hiện tượng rễ bị thối rữa và bốc mùi, bạn có thể dễ dàng ngửi thấy khi tiếp xúc hoặc để chậu cây ở gần mũi hay gần người.
Trong trường hợp mà rễ cây chỉ mới bị úng và chưa nặng, thì mùi hôi cũng sẽ không quá nặng cho nên rất khó phát hiện. Bởi vậy mà thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra và tiếp xúc với cây trồng nhằm nắm bắt, kiểm soát được tình hình rồi đưa ra biện pháp khắc phục một cách kịp thời.
Lỗ thoát nước
Bạn cũng có thể kiểm tra những lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cây. Nếu như không có lỗ thoát nước hoặc là những lỗ này đã bị tắc thì khả năng rất cao cây đang bị úng rễ. Tốt nhất là các bạn hãy bỏ hẳn cây ra khỏi chậu để kiểm tra xem rễ đã thối hay chưa. Bạn cũng có thể đục lỗ khác ở dưới đáy hoặc chuyển cây sang trồng ở những chậu khác có khả năng thoát nước tốt.
Trong trường hợp chậu làm bằng nhựa thì có thể dùng dao, tua vít để chọc vào đáy chậu và đục lỗ. Tuy nhiên nếu như chậy được làm từ đất sét hay là gốm thì có lẽ bạn phải chuyển cây sang chậu khác. Chậu từ đất sét hay gốm rất giòn và dễ vỡ, cố gắng đục lỗ có thể làm hỏng vỡ chậu trồng cây.
Đọc ngay: Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
Chữa bệnh úng rễ trên cây trồng
Trong trường hợp gặp phải bệnh úng rễ trên cây trồng mà chúng chưa chết, thì thật may mắn là có những biện pháp để cứu chữa được cho cây. Vậy thì cụ thể chúng ta sẽ cần phải làm gì?
Ngưng tưới nước
Mọi hành động tưới hay cung cấp nước cho cây trồng cần phải dừng lại ngay lập tức. Lúc này bạn cần phải chờ cho cây và rễ được khô, nếu tưới thêm nước thì tình trạng càng tồi tệ hơn mà thôi. Ngoại trừ trường hợp bạn chắc chắn là đất cùng với rễ cây đã khô thì mới thực hiện tưới nước cho cây như bình thường.
Việc ngừng tưới nước cần phải được giữ nguyên trong khoảng thời gian rất dài mới giúp cây trở lại trạng thái bình thường được. Các bạn cũng không cần phải lo lắng cây sẽ bị thiếu nước vì nó đang bị úng, dù cho nhiều ngày không được tưới thì cũng sẽ chưa chết được.
Bảo vệ cây
Khi bị bệnh úng rễ trên cây trồng thì các bạn cần phải bảo vệ cho cây bằng cách đem chúng vào những nơi râm mát, giúp cho lá ở trên ngọn không bị hại. Nguyên nhân là bởi khi úng rễ thì nước sẽ khó vận chuyển được lên những lá ở trên cao, ngọn cây dễ bị hụt nước. Chính vì thế mà nếu để ở nơi có nắng thì rất dễ khiến cho cây bị héo ở phần trên của cây hoặc là các lá.
Các bạn có thể đem cây vào trong nhà, những nơi được che nắng, có nhiều bóng râm. Sau khi cây đã ổn định được tình trạng của mình thì mới di chuyển trở lại về nơi có nắng để cây tiếp tục phát triển. Trong lúc bị úng rễ thì cây rất dễ bị hỏng cho nên mọi công việc nên được thực hiện cẩn thận.
Xem ngay: Trichoderma – Phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học hiệu quả nhất hiện nay
Gõ vào chậu
Một trong những cách để cứu chữa tình trạng bệnh úng rễ trên cây trồng đó là tạo ra các túi khí ở trong chậu để rễ cây khô nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng tay, cuốc hoặc một số vật dụng cứng và gõ vào thành chậu từ nhiều phía khác nhau với nhiều lần. Lúc này đất sẽ long khỏi rễ và tạo thành các vùng khí.
Ngoài ra thì việc gõ vào thành chậu như này cũng sẽ làm cho việc lấy cây ra khỏi chậu dễ hơn, lúc đó thì những công việc di chuyển cây sang chỗ khác hay bảo vệ cho cây cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên hãy cẩn thận bởi nếu gõ quá mạnh sẽ khiến cho chậu bị vỡ ra và hỏng.
Lấy cây ra
Mặt dù để chữa bệnh úng rễ trên cây trồng thì không bắt buộc cần phải lấy cây ra khỏi chậu, tuy nhiên việc này sẽ giúp cho rễ cây nhanh khô hơn, cũng như là việc kiểm tra được dễ dàng hơn. Như vậy bạn sẽ dễ dàng di chuyển hay trồng cây sang những chậu khác mà có khả năng thoát nước tốt, tránh trường hợp bị úng rễ lần nữa.
Để thực hiện lấy cây ra khỏi chậu thì bạn phải vừa giữ gốc cây ngay sát chỗ mặt đất, sau đó lật chậu cây lại một cách từ từ. Một tay bạn có thể dùng để lắp chiếc chậu giúp cho rễ cây trượt ra. Như vậy thì khi bạn lấy được cây ra, tay bạn sẽ cầm cây với trạng thái ngược.
Bóc lớp đất
Sau khi đã lấy được cây ra khỏi chậu, thì chúng ta cần bóc các lớp đất ở rễ cây để quan sát bộ rễ kỹ hơn, cũng như là chữa bệnh úng rễ trên cây trồng tốt hơn. Hãy dùng tay để phủi đất một cách nhẹ nhàng, không nên làm thương tổn cho phần rễ của cây. Nếu như bạn thấy có rêu mốc thì đừng nên giữ phần đất đó lại mà sẽ dùng phần đất mới để trồng cây cho đảm bảo hơn.
Trong trường hợp đất vẫn còn sạch và không có vấn đề gì, bạn vẫn có thể tái sử dụng. Thế nhưng tốt nhất là dùng đất mới vì có thể đất cũ sẽ khiến cho cây bị ô nhiễm một lần nữa. Thông thường thì đất cũ sẽ có mùi của sự thối rữa bởi vì nó chữa các phần rễ bị úng và đã thối rồi.
Tỉa bớt rễ
Trong quá trình trị bệnh úng rễ trên cây trồng thì đây là phần quan trọng nhất. Bạn hãy nhìn vào bộ rễ và tìm đến những chỗ bị mục, có màu nâu để cắt đi bằng kìm hay kéo. Rễ khỏe mạnh thì rất chắc và có màu trắng, ngược lại dễ hỏng thì có màu nâu hoặc đen và rất là mềm. Hãy lược bỏ các phần rễ đã hỏng đi để chúng không lây và ảnh hưởng tới phần rễ xung quanh.
Trong trường hợp rễ cây bị hoại mục, thì chúng sẽ phát ra mùi thối rữa và nếu như không lược bỏ phần này cây sẽ bị chết dần dần. Còn trường hợp mà rễ cây đã bị mục toàn bộ thì bạn cũng có thể thử cắt rễ tới sát với phần gốc để trồng lại. Tuy nhiên thì đa số những trường hợp như này là không thể cứu được cây nữa.
Cắt bớt lá
Tương tự như với rễ, thì bạn cũng sẽ cần phải tỉa bớt lá để trị bệnh úng rễ trên cây trồng. Những lá ở càng cao thì chúng sẽ dễ bị khô và chuyển sang màu nâu, dùng kìm và kéo để lược bỏ đi những lá và cành đã chết. Bạn hãy thực hiện việc tỉa lá và cành từ trên cao xuống và áng chừng để những phần còn lại của cây không nhiều quá gấp đôi phận rễ còn lại.
Nếu như bạn không thể tự mình áng chừng số lá và cành cần phải tỉa, thì bạn hãy lược bỏ chúng bằng với phần rễ cắt đi là được. Việc này sẽ giúp cho cây có tỷ lệ thân lá cành cùng với rễ phù hợp cho sự phát triển sau khi thoát khỏi tình trạng bị ngập úng.
Trồng lại cây
Cuối cùng, các bạn chỉ cần tìm một chậu mới có khả năng thoát nước tốt và trồng lại cây vào là được. Ngoài ra thì bạn cũng có thể lót một lớp phủ để ngừa ngập úng ở dưới đáy chậu khoảng 5cm là được. Khi cho đất vào thì cũng đừng quên vỗ nhẹ để nén đất lại, không để cho rễ cây bị lộ ra ngoài.
Với những thông tin về nguyên nhân, cách chữa bệnh úng rễ trên cây trồng mà bài viết cung cấp, mong rằng bạn đọc sẽ có được những kiến thức hữu ích cho bản thân mình hơn. Chúc bạn thành công.
Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma Đức Bình để bảo vệ bộ rễ
Nấm đối kháng Trichoderma Đức Bình có khả năng đối kháng diệt nấm bệnh gây thối rễ đồng thời bảo vệ bộ rễ và kích thích ra rễ cực mạnh
Nấm đối kháng trichoderma giúp cây trồng phục hồi nhanh chóng sau khi bị úng rễ đồng thời phòng trị bệnh thối rễ trên cây trồng cực tốt
Cách sử dụng rất đơn giản, có thể trộn cùng với đất trồng cây hoặc bổ sung vào vùng rễ nơi bị úng rễ trên cây trồng.
Xem thêm: Cách ủ tỏi cho tôm ăn và bí quyết chữa bệnh cho tôm bằng tỏi
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình