Sử dụng phân bón hóa học làm tăng năng suất, tuy nhiên các hóa chất còn tồn dư trong nông sản có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì thế phân chuồng ủ hoai mục hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến thay cho phân bón hóa học. Vậy Phân chuồng hoai mục là gì? Hướng dẫn chi tiết cách làm phân chuồng hoai mục? Hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm hiểu ngay nhé.
Phân chuồng hoai mục là gì?
Phân chuồng hoai mục chính là các loại phân được thải ra bởi gia súc, gia cầm. Hỗn hợp này bao gồm phân, nước tiểu cùng với chất độn và được ủ bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc theo phương pháp truyền thống.
Phân chuồng ủ hoai mục có ưu điểm vượt trội so với phân bón hóa học. Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển, loại phân bón này còn góp phần làm đất trồng trở nên phì nhiêu và tơi xốp hơn nhiều.
Các loại phân chuồng hoai mục rất đa dạng và tùy thuộc vào loại vật nuôi như là phân trâu, phân bò, phân gà, phân lợn, phân trùn quế, phân dơi…
Ưu nhược điểm của phân chuồng ủ hoai mục
Phân chuồng hoai mục có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Có độ an toàn cao, sử dụng phân chuồng ủ hoai mục có thể cho những sản phẩm nông sản sạch, chất lượng và an toàn tuyệt đối, không có các chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng như phân bón hóa học.
- Trong phân chuồng gồm có những loại chất dinh dưỡng khoáng vi lượng, trung lượng và đa lượng. Bao gồm các nguyên tố dinh dưỡng như là canxi, magie, mangan, đạm, lân, kali, kẽm, đồng, natri, silic, molipden…
- Số lượng lớn chất mùn có trong phân chuồng hoai mục giúp tạo độ tơi xốp cho đất, tăng độ phì nhiêu, cải tạo tính chất và ổn định kết cấu của đất.
- Hạn chế được lượng nước bốc hơi, chống hạn hán, xói mòn và tạo điều kiện cho bộ rễ của cây phát triển nhanh chóng.
- Có thể tự ử phân chuồng tại nhà với giá thành rẻ bằng các nguyên liệu dễ kiếm như là phân trâu, bò, gà, dê…kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp dư thừa sau khi hoạch như là lá cây, rễ và thân cây…
Nhược điểm
Ngoài các ưu điểm nổi bật thì phân chuồng hoai mục cũng có một số nhược điểm nhất định như là:
- Loại phân ủ này có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp do đó phải bón nhiều lần và bón số lượng lớn. Trong các giai đoạn kích thích cây phát triển nhanh thì phải bón thêm phân hóa học kết hợp cùng.
- Việc chế biến phân hoai mục không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, gây các mầm bệnh cho cây trồng như virus, vi khuẩn, bào tử nấm bệnh, vi khuẩn thổ tả, trứng giun sán, nhộng kén côn trùng…
Các loại phân chuồng ủ hoai mục phổ biến
Các loại phân chuồng hoai mục rất đa dạng và tùy thuộc vào loài vật nuôi, tuy nhiên thì bà con thường hay lựa chọn phân bò, phân dê và phân gà để ủ hoai mục bởi chúng rất phổ biến. Mỗi một loại phân chuồng khác nhau sẽ có công dụng và đặc tính khác nhau.
Phân bò ủ hoai mục
Sử dụng phân bò làm phân chuồng hoai mục cực kỳ quen thuộc đối với bà con nông dân. Phân bò có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, do đó mà có rất nhiều tác dụng đối với cây trồng và đất.
Công dụng của phân bò hoai mục đó là:
- Cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên giúp cho cây trồng phát triển tốt.
- Giữ cho đất ổn định được độ pH.
- Giữ được chất khoáng có trong đất.
- Giữ được độ ẩm cho cây trồng và tránh hạn rất tốt.
- Chất mùn trong phân giúp đất trở nên phì nhiêu, tơi xốp hơn.
- Tránh thất thoát phân bón do hiện tượng rửa trôi hoặc bay hơi.
- Giảm hiện tượng thối rễ.
Xem ngay: Tổng hợp các cách ủ phân bò nhanh hoai mục siêu đơn giản
Phân dê ủ hoai mục
Phân dê trong những năm gần đây được bà con sử dụng rất nhiều làm phân chuồng hoai mục. Phân dê ủ hoai mục thường được sử dụng để bón cho các loại cây ăn trái, cây bonsai hay các loại thực vật có hoa…
Công dụng của loại phân này đó là:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng tốt.
- Không có mùi, dạng viên nhỏ, không gây nóng cho cây trồng và không thu hút côn trùng, có lợi cho đất canh tác.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, làm cho đất phì nhiêu, thông thoáng và tơi xốp.
- Cung cấp oxy cho rễ cây hô hấp, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Bí quyết sử dụng phân dê bón hoa lan, hoa hồng và cây trồng hiệu quả
Phân gà ủ hoai mục
Phân gà là loại phân chuồng phổ biến và rất dễ tìm kiếm. Thành phần dinh dưỡng có trong phân gà ủ hoai mục cao hơn rất nhiều so với các loại phân hữu cơ, phân trâu bò, phân lợn ủ hoai mục. Loại phân hoai mục này có hàm lượng Kali cùng các khoáng chất rất cao do đó rất phù hợp với các loại cây ăn trái.
Công dụng của phân gà ủ hoai mục:
- Cung cấp chất hữu cơ với hàm lượng lớn, giúp bổ sung các loại vi sinh vật có lợi cho đất canh tác.
- Giúp giữ ẩm, giảm chua, giảm mặn và cải tạo đất.
- Giúp đất tăng độ phì nhiêu, độ tơi xốp.
- Giúp cây tăng khả năng đề kháng, giúp ngăn chặn một số các loại bệnh gây hại đến cây trồng.
- Tăng khả năng thụ phấn và tỷ lệ đậu quả, giúp nông sản tăng hương vị.
Xem ngay: Tổng hợp những cách ủ phân gà nhanh hoai mục sử dụng bón cây chi tiết nhất
Hướng dẫn cách làm phân chuồng hoai mục
Hai cách ủ phân chuồng hoai mục phổ biến hiện nay đó là ủ phân chuồng mới và ủ phân chuồng bán hoai mục. Để tạo được phân bón chất lượng và đạt hiệu quả cao yêu cầu người thực hiện cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định.
Đọc ngay: Các cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay
Hướng dẫn ủ phân chuồng nhanh hoai mục sạch mầm bệnh
Cách ủ phân chuồng mới khá đơn giản nhưng chất lượng phân bón mang lại là rất cao, do đó thường được bà con lựa chọn rất nhiều
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Phân chuồng: Phân gà, phân dê, phân bò, phân trâu…: 500 – 700kg
- Xác thực vật: Lá cây, cỏ, rơm rạ, xơ dừa, rong biển, thân lá cây ngô đậu…: 500 – 700kg
- Cám gạo: 2 đến 3kg.
- Chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus Đức Bình: 1 – 2 gói 200gr
- Chế phẩm khử mùi hôi emzeo: 1 – 2 gói 200gr
- Nước sạch, bạt che.
Các bước ủ phân chuồng mới
Sử dụng bất kỳ loại phân chuồng nào để làm phân hoai mục cũng đều phải thực hiện đầy đủ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tiến hành trộn đều hỗn hợp phân chuồng cùng với chất độn. Trộn riêng hỗn hợp chế phẩm sinh học Trichoderma Đức Bình, khử mùi hôi emzeo và 2 – 3kg cám gạo.
- Bước 2: Rải lên mặt đất lớp phân chuồng có độ dày từ 7cm đến 10cm. Tiếp theo rắc hỗn hợp gồm Trichoderma, Emzeo và cám gạo lên bên trên. Tiếp tục rải đan xen một lớp phân chuồng và một lớp hỗn hợp men vi sinh cho đến khi hết.
- Bước 3: Sử dụng nước sạch và tưới vào phân chuồng cho đến khi đạt độ ẩm ủ là 50 – 55%. Có thể lấy tay nắm nhẹ phân chuồng để kiểm tra, nếu như có nước rỉ qua kẽ của ngón tay là độ ẩm ủ đạt yêu cầu.
- Bước 4: Tiến hành đảo đều đống phân sau đó đắp thành đống đường kính từ 3 – 4m, chiều cao từ 1,5 – 1,7m và sử dụng bạt để ủ lại.
Thời gian ủ từ 25 đến 35 ngày, trong quá trình ủ cần đảo phân từ 2 đến 3 lần để phân đều. Trong 2 – 3 ngày đầu, nhiệt độ của đống phân ủ có thể lên tới 55 – 60°C, khi hết thời gian ủ mà phân hoai mục hết, không có mùi hôi thối và nhiệt độ bình thường là đã thành công.
Hướng dẫn ủ phân chuồng bán hoai mục
Ủ phân chuồng bán hoại mục thường mất rất nhiều công, chính vì thế mà cách ủ phân chuồng này không phổ biến giống như phương pháp ủ mới.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Phân chuồng: Phân gà, phân dê, phân bò, phân trâu…
- Xác thực vật: Lá cây, cỏ, rơm rạ, xơ dừa, rong biển, thân lá cây ngô đậu…
- Vôi bột: 50kg.
- Super lân: 30kg.
- Nước sạch, bạt che.
Các bước ủ phân chuồng bán hoai mục
Các bước ủ phân chuồng bán hoai mục tương tự như ủ phân chuồng mới nhưng có thêm một số công đoạn:
- Bước 1: Tiến hành trộn tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị ở trên lại với nhau với một tỷ lệ phù hợp.
- Bước 2: Sử dụng nước sạch và tưới vào phân chuồng cho đến khi đạt độ ẩm ủ là 60%. Có thể lấy tay nắm nhẹ phân chuồng để kiểm tra, nếu như có nước rỉ qua kẽ của ngón tay là độ ẩm ủ đạt yêu cầu.
- Bước 3: Đắp phân chuồng đã trộn thành một đống lớn và đậy kín bằng bạt trong 15 ngày. Sau 15 ngày tiến hành mở bạt và đảo đều đống phân, sau đó trộn thêm hỗn hợp gồm chế phẩm sinh học Trichoderma Bacillus, Emzeo và cám gạo ( 2 gói emzeo + 2 gói trichoderma bacillus Đức Bình 200gr + 2 – 3kg cám gạo đảo đều xử lý cho 1 – 1,5 tấn phân).
- Bước 4: Đậy kín đống phân ủ bằng bạt, 20 ngày sau là có thể mang phân ủ bán hoai mục này bón cho cây trồng.
Những lưu ý khi ủ phân chuồng
- Chọn địa điểm để ủ phân chuồng hoai mục: Địa điểm để ủ phân cần phải thuận tiện, thoát nước tốt, cách xa các nguồn nước, giếng để tránh gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
- Sử dụng bạt che đậy cẩn thận: Sử dụng bạt che phủ ngăn không cho phân ủ bị rửa trôi, tránh gây ra những vấn đề về môi trường.
- Điều hòa không khí: Oxy là một thành phần cực kỳ quan trọng trong quá trình ủ phân chuồng. Các vi khuẩn và nấm cần oxy để phá vỡ chất hữu cơ, nếu không có đủ không khí sẽ làm cho phân có mùi hôi hơn. Chính vì thế cần đảm bảo luôn duy trì lượng không khí cần thiết.
- Giữ ẩm: Phân bò hoai mục cần phải ẩm ướt. Khi vào mùa hè hoặc khí hậu khô cần phải tưới phân ủ bằng vòi tưới với một lượng nước vừa đủ, không được quá nhiều.
- Theo dõi nhiệt: Các loại vi khuẩn có lợi có thể làm cho nhiệt độ của đống phân ủ tăng lên, trong khoảng 55 – 60°C. Nhiệt độ này giúp tiêu diệt các mầm bệnh và ký sinh trùng. Nhiệt độ càng tăng thì có nghĩa là các vi khuẩn đang làm việc. Nếu như nhiệt độ xuống thấp thì cần phải trộn đều phân.
Qua bài viết hy vọng các bạn đã nắm được phân chuồng hoai mục là gì, ưu nhược điểm cũng như cách làm phân chuồng ủ hoai mục đơn giản tại nhà. Khách hàng có thể mua phân chuồng ủ hoai mục được đóng gói sẵn rất tiện lợi, an toàn, đạt tiêu chuẩn cao tại website chephamvisinh.vn hoặc liên hệ hotline 024.66.55.46.86 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết. Hân hạnh được phục vụ.
Xem thêm: Than bùn là gì? Khám phá những lợi ích của than bùn
Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic …