...

3 cách xử lý hầm cầu bị đầy nước đơn giản, tiết kiệm chi phí

Hầm cầu bị đầy nước là nguyên nhân gây nên mùi hôi, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều gia đình. Dưới đây là 3 cách xử lý hầm cầu bị đầy nước đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho mọi gia đình.

1. Nguyên nhân hầm cầu bị đầy nước và có mùi khó chịu

Để có biện pháp can thiệp đúng đắn khi hầm cầu bị đầy nước và có mùi hôi, bạn cần hiểu được nguyên nhân vì sao gây nên tình trạng này. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến hầm cầu bị đầy nước:

  • Bồn cầu bị tắc nghẽn vật cứng và rác thải như giấy, tóc, dầu mỡ, thức ăn thừa,…. Các loại rác thải này mắc kẹt trong ống xả bồn cầu khiến cho nước không thoát được và gây nên tình trạng đầy nước.
  • Các loại xà phòng, chất tẩy rửa bồn cầu có chứa nhiều hóa chất và tiêu diệt các loại vi khuẩn có ích trong hầm cầu. Vì thế khiến quá trình phân giải và hóa lỏng chất thải trong hầm cầu bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân khiến hầm cầu có mùi hôi thối và nhanh đầy nước.
  • Hầm cầu sử dụng quá lâu, qua nhiều thế hệ không được nâng cấp, bảo trì khiến cho hệ thống đường ống bị xuống cấp và gây nên tình trạng tắc nghẽn, đầy nước trong bồn hầm cầu.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hầm cầu bị đầy nước

2. Dấu hiệu nhận biết hầm cầu bị đầy nước

Ngay khi hầm cầu có dấu hiệu bị đầy nước, các gia đình cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì hầm cầu bị đầy nước khi có một trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Khi xả bồn cầu có hiện tượng nước không rút xuống hoặc rút chậm.
  • Khi giật nước, xoáy nước yếu không thể cuốn chất thải xuống hầm.
  • Bồn cầu sủi bọt khí, phát ra tiếng kêu ục ục và có mùi hôi thối.
  • Càng xả nước, nước càng dâng cao, thậm chí tràn ra ngoài.
  • Bồn cầu có hiện tượng đóng váng từng mảng do nồng độ Nitrat tăng.

3. Các phương pháp xử lý hầm cầu bị đầy nước hiệu quả

Để khắc phục tình trạng hầm cầu bị đầy nước không quá khó. Một số gia đình thường gọi đơn vị dịch vụ thông cống, thông hầm cầu. Tuy nhiên cách này khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng 3 cách xử lý hầm cầu bị đầy nước đơn giản mà hiệu quả dưới đây:

Hầm cầu bị đầy gây mùi hôi vô cùng khó chịu

3.1. Xử lý hầm cầu bị đầy nước bằng giấm và baking soda

Đây là cách xử lý bồn cầu cực kỳ tiết kiệm với những nguyên liệu có mặt ngay trong bếp. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị giấm, baking soda và nước nóng. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn đổ khoảng ¼ cốc baking soda vào bồn cầu
  • Bước 2: Đổ vào lỗ thoát bồn cầu 1 cốc giấm sau đó đậy nắp bồn cầu lại trong khoảng 1 tiếng.
  • Bước 3: Đổ từ từ 1 bình nước có độ nóng vừa phải vào lỗ thoát bồn cầu. Nước nóng sẽ có tác dụng hóa lỏng dầu mỡ, xà phòng trong hầm cầu.
  • Bước 4: Để nguyên như vậy đến ngày hôm sau và xả nước dội.

Cách xử lý hầm cầu đầy nước bằng hỗn hợp giấm và baking soda khá đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với tình trạng hầm cầu bị tắc hoặc đầy nhẹ.

3.2. Cách xử lý hầm cầu bị đầy nước bằng vật cứng

Hầm cầu của một số gia đình có thể bị tắc nghẽn do mắc kẹt các loại rác thải như giấy vệ sinh, băng vệ sinh, tóc,… Các loại rác thải này khiến hầm cầu bị nghẹt và bị đầy nước. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể dùng các vật cứng như lò xo, móc treo luồn vào đường ống để móc rác thải ra ngoài.

Cách xử lý hầm cầu bị đầy nước bằng baking soda

3.3. Xử lý hầm cầu đầy nước bằng men xử lý bể phốt EMZEO Đức Bình

Phần trên bạn đã thấy, các nguyên nhân gây nên tình trạng hầm cầu bị đầy nước. Nguyên nhân chính là do chất thải nhiều nhưng lại phân hủy chậm. Các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt bởi hóa chất khiến cho quá trình phân hủy chất thải càng diễn ra chậm hơn. Chính vì thế việc sử dụng men vi sinh sẽ giúp bạn xử lý tình trạng này cực hiệu quả mà không cần đến dịch vụ hút hầm cầu.

Men xử lý bể phốt là chế phẩm sinh học có chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ trong môi trường yếm khí và hiếm khí. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm men xử lý bể phốt EMZEO Đức Bình được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng hầm cầu bị tắc nghẽn, đầy nước và có mùi hôi thối.

Men xử lý bể phốt EMZEO có chứa nhiều loại vi sinh vật có lợi và hoạt động mạnh mẽ để phân giải các chất có trong chất thải như tinh bột, protein, xenlulozo,… Các loại vi sinh vật này cũng có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật có hại trong hầm cầu và khử mùi hôi hiệu quả.

Các bước xử lý hầm cầu bị đầy bằng men bể phốt EMZEO Đức Bình

  • Bước 1: Chuẩn bị liều lượng men phù hợp để xử lý hầm cầu. Liều lượng phù hợp là 200g bột men cho thể tích 1,5 mét khối.
  • Bước 2: Đổ trực tiếp gói men bể phốt vào hầm cầu.
  • Bước 3: Bấm nút để xả nước sạch vào bồn cầu. Nên đổ men vào thời gian nào gia đình ít dùng bồn cầu để có hiệu quả tốt hơn.

Có thể thấy cách xử lý hầm cầu bị đầy nước bằng men xử lý bể phốt EMZEO Đức Bình rất đơn giản, dễ dàng. Cách này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn với con người, đồng thời không gây hại cho môi trường. So với dịch vụ hút bể phốt thì cách này tiết kiệm hơn rất nhiều. Do đó men bể phốt Đức Bình ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn.

⫸ Mua sản phẩm: https://chephamvisinh.vn/men-xu-ly-be-phot/

4. Lưu ý để tránh tình trạng bồn cầu bị đầy nước

Sau khi sử dụng men xử lý bể phốt để khắc phục tình trạng hầm cầu bị đầy, bạn cũng cần chú ý để hạn chế tối đa tình trạng này lặp lại. Dưới đây là một số lưu ý các gia đình nhất định phải nhớ:

  • Không đổ nước xà phòng hay các chất tẩy rửa quá mạnh cho bồn cầu. Bởi các hóa chất trong các loại xà phòng, chất tẩy rửa này sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và làm cho quá trình phân hủy chất thải diễn ra chậm.
  • Không đổ thức ăn thừa, rác thải vào trong bồn cầu khiến bồn cầu bị tắc nghẽn.
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ nên đóng nắp bồn cầu sau khi sử dụng để tránh tình trạng trẻ vứt đồ chơi vào bồn cầu.
  • Nên dùng thùng đựng rác để đựng giấy vệ sinh sau khi sử dụng. Không nên vứt giấy vệ sinh vào trong bồn cầu. Bởi lẽ việc tích tụ quá nhiều giấy vệ sinh sẽ khiến đường ống bị tắc nghẹt và khó phân hủy.
  • Định kỳ đổ men xử lý bể phốt EMZEO Đức Bình vào bồn cầu từ 3-4 tháng 1 lần để đảm bảo cho hầm cầu luôn được bổ sung vi sinh vật có lợi và phân hủy các chất thải trong hầm cầu. Từ đó giúp hầm cầu trở nên thông thoáng hơn.

Men xử lý bể phốt Đức Bình là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng đầy hầm cầu, mùi hôi khó chịu

5. Kết luận

Trên đây là một số cách xử lý hầm cầu bị đầy nước ngay tại nhà mà không cần sử dụng đến dịch vụ thông tắc hầm cầu. Hiện nay, men xử lý bể phốt EMZEO của công ty TNHH sinh học Đức Bình luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng bởi chất lượng tốt, chi phí rẻ, mang lại hiệu quả cao khi sử dụng. Tham khảo thêm nhiều sản phẩm ưu việt khác của công ty tại website: https://chephamvisinh.vn/

⫸ Xem thêm: Vi sinh hầm tự hoại là gì? khi nào nên sử dụng?

5/5 - (19 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *