Ốc bươu đen là thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Quy trình nuôi ốc bươu đen cũng khá đơn giản. Tuy nhiên để chúng sinh trưởng và phát triển tốt thì cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, trong đó cần chú trọng đặc biệt đến nước ao nuôi ốc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen đơn giản, hiệu quả để mang đến môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi.
Đặc điểm sinh học của ốc bươu đen và yêu cầu môi trường nước
Ốc bươu đen còn được gọi là ốc nhồi. Đây là loài động vật thân mềm thường sống ở đồng ruộng, ao hồ, đầm lầy nước ngọt. Đặc điểm nổi bật của ốc bươu đen là có vỏ mỏng màu đen hoặc màu vàng hanh, nhẵn bóng. Khác với những loài ốc khác, miệng ốc nhồi khum vào bằng phẳng và không có hõm giữa miệng và thân.
Trước đây, ốc bươu đen thường sống nhiều trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay do môi trường thay đổi nên ốc tự nhiên ngày càng khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Mỗi kg ốc nhồi có giá trên dưới 100.000đ. Bởi vậy nuôi ốc nhồi là mô hình kinh tế đang được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi được các chuyên gia thủy sản đánh giá không quá khó, cách chăm sóc ốc cũng khá đơn giản, quan trọng nhất vẫn là cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen. Bởi lẽ loài vật này chỉ thích nghi được trong môi trường nước sạch. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm, tích tụ nhiều mùn hữu cơ và thức ăn thừa sẽ khiến ốc bị mắc bệnh và chết. Bởi vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước nuôi ốc nhồi đang được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Lợi ích của việc xử lý nước nuôi ốc bươu đen bằng chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học xử lý nước nuôi ốc bươu đen có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, khí độc trong ao nuôi, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường sống cho ốc bươu đen. Việc xử lý nước nuôi ốc bươu đen bằng chế phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Ổn định chất lượng nước, cải thiện nền đáy trong ao: Chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, bùn đáy, giúp nước ao trong sạch, không có mùi hôi, giảm thiểu sự phát sinh các khí độc NH3, NO2, H2S,…
- Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho ốc bươu đen: Chất lượng nước ao tốt sẽ giúp ốc bươu đen phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Giảm thiểu lượng khí độc bùng phát trong ao: Khí độc NH3, NO2, H2S,… là những chất rất độc hại đối với ốc bươu đen, có thể gây chết ốc. Việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp phân hủy các khí độc này, giảm thiểu nguy cơ ốc bị ngộ độc.
- Giúp ốc bươu đen nhanh lớn, khỏe mạnh, ít bệnh: Việc giảm sử dụng hóa chất và chất phụ gia hóa học giúp bảo vệ môi trường nuôi, làm giảm áp lực đối với hệ sinh thái nước và giữ cho hệ thống nuôi trở nên bền vững hơn.
Tóm lại, xử lý nước nuôi ốc bươu đen bằng chế phẩm sinh học không chỉ mang lại nhiều lợi ích, giảm chi phí nuôi, tăng chất lượng thành phẩm, nâng cao năng suất mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường và làm cho quá trình nuôi trở nên hiệu quả và bền vững hơn. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước nuôi ốc bươu đen là cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen hiệu quả nhất hiện nay.
Quy trình xử lý nước nuôi ốc bươu đen bằng chế phẩm sinh học
Môi trường nước là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ốc bươu đen. Chính vì thế, người nuôi cần chuẩn bị ao nuôi ốc với các chỉ tiêu về chất lượng nước phù hợp.
Chuẩn bị ao hồ nuôi ốc bươu đen
Ao hồ nuôi ốc nhồi cần được xử lý sạch sẽ, đảm bảo không bị ô nhiễm, không có các loài địch hại như cá trắm đen hay chuột. Người nuôi có thể chọn mô hình ao nuôi phù hợp như ao trong đất, ao xây, nuôi trong bể xi măng, bể lót bạt hoặc ở vùng đồng trũng nước đều được. Diện tích ao thường dao động từ 10-30m² hoặc từ 100-500m². Mực nước trong ao sâu từ 50-120cm, đáy bùn dày khoảng 10-12cm.
Ao hồ cần được xử lý kỹ lưỡng trước khi thả ốc giống. Trước tiên cần phải nạo vét sạch sau đó bón vôi, lắng phèn. Nhờ đó giúp trung hòa pH trong đất. Trường hợp ao nuôi ốc bị nhiễm phèn, người nuôi nên dùng men vi sinh để xử lý phân hủy phèn. Sau khi xử lý, bón vôi, có thể phơi ao hồ để diệt khuẩn.
Đặc biệt, nguồn nước trong ao nuôi ốc cũng cần xử lý sạch khuẩn. Cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen đơn giản nhất là lọc qua lưới lọc để tránh địch hại. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, người nuôi nên thiết kế ao lắng. Nước sẽ được xử lý sạch khuẩn và điều chỉnh các chỉ số phù hợp tại ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi.
Ngoài ra, có thể trồng thêm một số loài thực vật khác như bèo, lục bình, rau muống để ốc có nơi trú ngụ và tìm kiếm thức ăn.
Nguồn nước nuôi ốc nhồi cần đạt các chỉ tiêu chất lượng như sau:
- Nhiệt độ từ 24 – 32 độ C
- Mật độ oxy hòa tan > 3mg/l
- Độ pH từ 7 – 8.5
- Độ kiềm từ 50 – 120mg CaCO3/L
Gây màu nước ao nuôi ốc bươu đen bằng chế phẩm sinh học
Hiện nay đa số người nuôi trồng thủy sản đều tiến hành gây màu nước bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh. Trước khi tạt men vi sinh xuống ao nuôi cần tiến hành hoạt hóa men để tăng hoạt tính của men và số lượng vi khuẩn hữu hiệu. Loại chế phẩm vi sinh được nhiều người sử dụng hiện nay là men vi sinh xử lý ao nuôi thủy sản EMZEO TS của công ty sinh học Đức Bình.
Để sử dụng men vi sinh EMZEO TS, trước tiên cần pha 1 gói men (250g) với 2 lít mật rỉ đường và 48 lít nước sạch. Trộn đều hỗn hợp và ủ kín trong 24-48 tiếng. Sau đó chúng ta thu được 50 lít men vi sinh đã hoạt hóa, đủ để sử dụng cho 2000 – 3000m³ nước.
⫸ Mua sản phẩm: Chế phẩm sinh học EmzeoTS
Đối với ao nuôi thủy sản nói chung, ao nuôi ốc bươu đen nói riêng, người nuôi nên xử lý ao bằng chế phẩm vi sinh EMZEO TS trước khi thả vật nuôi 2-3 ngày. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng môi trường nước tốt hơn. Ngoài ra cần chú ý cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen hiệu quả nhất là xử lý vào sáng sớm hoặc lúc trời mát.
Duy trì chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi ốc bươu đen
Ao nuôi ốc bươu đen không chỉ cần xử lý trước lúc thả ốc mà cần xử lý trong suốt quá trình nuôi. Nếu trong quá trình nuôi, nước ao bị tù đọng, tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm làm ốc mắc bệnh, khó phát triển, thậm chí bị chết hàng loạt. Vì thế môi trường nước cần đảm bảo luôn sạch, không bị ô nhiễm.
Hiện nay, đa số người nuôi đều ưu tiên lựa chọn cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen bằng men vi sinh thay vì các loại thuốc có chứa thành phần hóa học. Đây là giải pháp đơn giản, hiệu quả lại rất thân thiện với môi trường. Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản, tuy nhiên chế phẩm vi sinh EMZEO TS đang là sản phẩm được nhiều bà con ưu tiên lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội.
Chế phẩm vi sinh EMZEO TS chứa số lượng lớn các vi sinh vật có lợi. Khi được sử dụng để xử lý môi trường nước, chúng sẽ phân hủy thức ăn thừa và chất hữu cơ tồn đọng trong nước ao. Nhờ đó giảm thiểu sự tích tụ cặn bã ở đáy ao. Đáy ao được làm sạch sẽ hạn chế sự phát sinh các loại khí độc như NH3, NO2, H2S. Các vi sinh vật có lợi cũng cạnh tranh và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Nhờ vậy, giảm thiểu được tình trạng ốc bươu đen bị nhiễm bệnh.
Để xử lý ao nuôi ốc nhồi bằng men vi sinh trong quá trình nuôi, bà con dùng 1 gói chế phẩm EMZEO TS 200gr cho 3000m³ nước. Tiến hành hoạt hóa men theo công thức 1 gói EMZEO TS + 2 lít mật rỉ đường và 48 lít nước. Ủ hỗn dung dịch này trong 48h. Sau khi thu được 50 lít chế phẩm đã hoạt hóa, bà con tiến hành xử lý theo lịch:
- Tháng 1: Định kỳ 10 ngày tạt ao 1 lần
- Tháng 2: Định kỳ 7 ngày tạt ao 1 lần
- Tháng 3: Định kỳ 5 ngày tạt ao 1 lần
- Tháng 4: Định kỳ 5 ngày tạt ao 1 lần
Ngoài ra, tùy theo mức độ ô nhiễm và mật độ nuôi ốc trong ao mà bà con có thể tăng hoặc giảm lượng men vi sinh cho thích hợp. Bà con nên tạt men vi sinh vào buổi sáng từ 9-10 giờ hoặc vào buổi chiều mát. Khi tạt không sử dụng chung với thuốc diệt khuẩn. Nên tăng cường oxy để tăng công dụng của chế phẩm. Nếu ao bị ô nhiễm nặng cần sử dụng men vi sinh với liều lượng gấp đôi.
Trường hợp xử lý cấp khi ốc có dấu hiệu thiếu oxy, bị chết, bà con có thể pha men vi sinh với 20 lít nước và tạt đều cho 1.500m³ nước.
Có thể thấy việc nuôi ốc bươu đen không quá khó. Quan trọng nhất là cách xử lý nước nuôi ốc bươu đen. Để ốc phát triển khỏe mạnh bà con cần lưu ý xử lý nước ao nuôi sạch sẽ, loại bỏ chất thải hữu cơ và khí độc. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích cho bà con.
⫸ Xem thêm: Bí quyết xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá tiết kiệm, hiệu quả nhất
⫸ Xem thêm: 6 biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm phòng tránh ô nhiễm hiệu quả
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình