6 biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm phòng tránh ô nhiễm hiệu quả

Ao nuôi tôm bị ô nhiễm tác động rất xấu đến sức khỏe của tôm và làm giảm năng suất, chất lượng nguồn thủy sản. Điều này khiến cho không ít người nuôi trồng thủy sản phải đau đầu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến ao nuôi tôm bị ô nhiễm? Làm sao để xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả? Bài viết dưới đây, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ giúp bạn có được giải pháp phù hợp cho tình trạng ao nuôi nhà mình.

6 biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả
6 biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả

1. Vì sao nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm?

Có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng nguồn nước ao nuôi tôm. Trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân chính dưới đây:

1.1 Hoạt động chăn nuôi tôm cá

Các hoạt động từ quá trình chăn nuôi tôm cá là nguyên nhân chính khiến cho nguồn nước trong ao bị ô nhiễm. Quá trình nuôi tôm tạo ra nhiều loại chất thải hữu cơ như: thức ăn thừa, phân tôm, các hóa chất lắng đọng trong bùn và nước ao,…Các loại chất thải này khiến cho môi trường nước ao bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tôm cá chỉ hấp thu được khoảng 70-80% lượng thức ăn được cung cấp trong quá trình chăn nuôi. Phần thức ăn dư thừa còn lại sẽ bị lắng xuống đáy ao hoặc là trôi nổi trên mặt nước. Thức ăn dư thừa cùng với phân của vật nuôi và các chất hóa học khác sẽ khiến cho nguồn nước ao bị ô nhiễm nặng nề nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Có nhiều nguyên nhân khiến ao nuôi tôm bị ô nhiễm
Có nhiều nguyên nhân khiến ao nuôi tôm bị ô nhiễm

1.2 Nguồn nước cung cấp không qua xử lý

Quá trình thay nước ao khi nuôi trồng mà sử dụng nguồn nước không qua xử lý, nước nhiễm hóa chất độc hại hoặc chứa nước thải sinh hoạt sẽ khiến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Chính vì thế ngay khi thay nước ao, người nuôi tôm cần chú ý đến nguồn nước đưa vào ao. Cần đảm bảo nước được xử lý sạch sẽ, không bị nhiễm độc từ các khu công nghiệp.

1.3 Các tác nhân từ tự nhiên

Bên cạnh các nguyên nhân phát sinh từ hoạt động chăn nuôi thì các tác nhân khách quan từ thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ao nuôi tôm. Điển hình là tình trạng rác thải, xác động vật bị cuốn trôi xuống ao khi xảy ra tình trạng lũ lụt, ngập úng. Những loại rác này lắng đọng trong ao và khiến cho môi trường nước cũng như sức khỏe thủy sản bị ảnh hưởng. Do đó các hộ nuôi tôm cần có biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm đúng đắn và kịp thời.

2. Hậu quả của tình trạng nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm

Ao nuôi tôm bị ô nhiễm nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại những hệ lụy không nhỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi, đồng thời gây tốn kém chi phí cho người nuôi tôm.

Trước tiên, ao nuôi tôm bị ô nhiễm khiến cho tảo độc phát triển mạnh. Sau khoảng thời gian nuôi từ 1 tháng đến 3 tháng, các loại tảo có lợi có thể thay đổi thành các loại tảo có hại, ảnh hưởng đến vật nuôi.

Ao nuôi bị ô nhiễm cũng khiến các loại khí độc như NO2, H2S gia tăng nhanh chóng. Các loại khí độc này tạo ra từ sự tích lũy chất hữu cơ và thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi tôm. Cuối chu kỳ nuôi tôm, chất lượng nước trong ao thường bị suy giảm nhanh chóng do các chất này.

Khi nước ao nuôi tôm có hàm lượng chất thải cao thì quá trình phân hủy chất thải sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao. Điều này diễn ra thường xuyên khiến cho tôm bị thiếu oxy

Chất lượng nước suy giảm là nguyên nhân chính tác động đến sức khỏe của tôm nuôi, khiến tôm bị mắc bệnh và có thể chết. Đây là yếu tố khiến cho năng suất và sản lượng tôm nuôi bị suy giảm, gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm
Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm

3. 6 biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm, cải tạo môi trường nước

Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm ao nuôi tôm gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng kinh tế. Vì thế người nuôi tôm cần có giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm kịp thời và đúng cách. Từ đó đảm bảo môi trường sống an toàn cho vật nuôi. Dưới đây là 5 biện pháp xử lý ao nuôi tôm bị ô nhiễm đơn giản nhưng rất hiệu quả:

3.1 Sử dụng chế phẩm vi sinh

Sử dụng chế phẩm vi sinh là giải pháp đơn giản, tiết kiệm được nhiều người nuôi trồng thủy sản áp dụng. Cách này không chỉ xử lý nước ao nuôi tôm ô nhiễm một cách hiệu quả mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vật nuôi sinh trưởng.

Hiện nay, chế phẩm vi sinh EM Gốc –EM1- men xử lý ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm cá của công ty Công nghệ Sinh học Đức Bình được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng ô nhiễm ao. Chế phẩm này chứa lượng lớn vi sinh vật có lợi giúp phân hủy thức ăn thừa và các loại khí độc trong ao. Các vi sinh vật có lợi cũng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho tôm cá. Đồng thời giúp cân bằng độ pH, ổn định màu nước. Nếu sử dụng kịp thời và đúng cách, chế phẩm vi sinh này sẽ phát huy hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Cách xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả nhất là sử dụng men vi sinh EmzeoTS chuyên dụng cho ao tôm định kỳ và thường xuyên
Cách xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả nhất là sử dụng men vi sinh EmzeoTS chuyên dụng

Cách sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cũng rất đơn giản. Chỉ cần hòa loãng với nước theo chỉ dẫn và tạt đều khắp ao. Ngoài ra, nên tập trung tạt ở khu vực thường xuyên cho tôm cá ăn.

⫸  Mua sản phẩm: https://chephamvisinh.vn/men-vi-sinh-xu-ly-nuoc-ao-tom/

3.2 Sục khí oxy

Ao nuôi tôm bị ô nhiễm, các loại khí độc trong ao tồn tại như NH3, H2S khiến cho các sinh vật trong ao bị thiếu oxy. Do đó sục khí oxy là giải pháp hiệu quả để cung cấp dưỡng khí cho tôm cá sinh trưởng đồng thời giúp cải thiện tình trạng nước ao bị ô nhiễm.

3.3 Thay nước mới cho ao nuôi tôm

Khi nguồn nước trong ao nuôi tôm cá bị ô nhiễm nghiêm trọng thì giải pháp thay nước mới cho ao có thể được tính đến. Khi thay thế nước ao thì tảo và các chất ô nhiễm sẽ được mang ra khỏi ao. Một nguồn nước mới sạch hơn được thay thế giúp cải tạo môi trường ao nuôi. Tuy nhiên khi thay nước cần lưu ý xử lý cả phần đáy ao một cách triệt để. Ngoài ra cần bổ sung các vi sinh thủy sản để làm sạch nước ao. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi tôm cá cần cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, hạn chế tình trạng dư thừa thức ăn.

Thay nước ao nuôi tôm cũng là biện pháp hữu hiệu
Thay nước ao nuôi tôm cũng là biện pháp hữu hiệu

3.4 Chọn loại thức ăn chất lượng

Thức ăn là nguyên nhân hàng đầu khiến ao nuôi tôm bị ô nhiễm. Vì thế, người nuôi thủy sản nên ưu tiên chọn loại thức ăn chất lượng để tôm cá hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Đồng thời nên cho cá ăn đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn làm nhiều đợt với số lượng vừa đủ để thức ăn không bị dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi.

3.5 Sử dụng dàn quạt lông nhím để điều tiết khí oxy

Đối với những ao nuôi tôm cá có mật độ cao thì lượng chất thải sẽ rất nhiều. Chúng là nguyên nhân sinh ra các loại khí độc lắng đọng trong nước. Bởi vậy sử dụng dàn quạt lông nhím sẽ giúp khí oxy được phân tán đều xuống tận đáy ao. Nhờ đó giúp tôm cá dễ dàng hô hấp để sinh trưởng, phát triển.

Sử dụng quạt để điều hòa oxy trong ao
Sử dụng quạt để điều hòa oxy trong ao

3.6 Thả cá cộng sinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loài cá như mè hoa hay rô phi có tập tính ăn thức ăn thừa và phân hữu cơ. Vì thế thả thêm các loài cá này vào trong ao cũng là giải pháp góp phần giúp làm sạch môi trường ao nuôi.

4. Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm

Xử lý nước ao nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi tôm, giúp đảm bảo chất lượng nước ao nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển và hạn chế dịch bệnh. Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm bao gồm các bước sau:

4.1 Xử lý đáy ao

Sau khi thu hoạch tôm, người nuôi tiến hành tháo cạn nước ao, nạo vét hết lớp bùn nhão, bón vôi bột để khử trùng và cải tạo đáy ao. Liều lượng vôi bột bón cho 1 ha ao là 500 – 1.000 kg. Sau khi bón vôi, phơi khô ao trong 10 – 15 ngày.

4.2 Xử lý nước cấp vào ao nuôi tôm

Nước cấp nuôi tôm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Độ pH: 7,5 – 8,5
  • Độ mặn: 20 – 30‰
  • Độ trong: > 30 cm
  • Oxy hòa tan: > 5 mg/l
  • Amoniac: < 0,2 mg/l
  • Nitrit: < 0,02 mg/l
  • Nồng độ vi khuẩn gây bệnh: < 100 CFU/ml

Để xử lý nước cấp, người nuôi có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Lọc qua túi lọc để loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp.
  • Sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Một số hóa chất thường được sử dụng như: KMnO4, Chlorine, Iodine,…
  • Phơi nắng để diệt khuẩn tự nhiên.
  • Sử dụng men vi sinh cho tôm để xử lý tạo hệ vi sinh vật hữu hiệu cho ao tôm

4.3 Gây màu nước

Sau khi xử lý nước cấp, người nuôi tiến hành gây màu nước. Gây màu nước là quá trình tạo ra các vi sinh vật phù du trong nước, là thức ăn tự nhiên cho tôm.

Có thể gây màu nước bằng các biện pháp sau:

  • Bón phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh,…
  • Bón phân vô cơ như Ure, NPK,…
  • Thả bèo hoa dâu, bèo tấm,…
  • Sử dụng vi sinh chuyên gây màu nước
  • Sử dụng mật rỉ đường và cám gạo

4.4 Quản lý chất lượng nước ao nuôi

Sau khi gây màu nước, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và quản lý chất lượng nước ao nuôi để đảm bảo môi trường nuôi tôm tốt nhất. Các chỉ tiêu cần kiểm tra bao gồm:

  • Độ pH
  • Độ mặn
  • Độ trong
  • Oxy hòa tan
  • Amoniac
  • Nitrit
  • Nồng độ vi khuẩn gây bệnh

Khi phát hiện các chỉ tiêu nước ao nuôi không đạt, người nuôi cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Một số lưu ý trong xử lý nước ao nuôi tôm:

  • Xử lý nước ao nuôi cần được thực hiện đúng quy trình và thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi tốt nhất.
  • Nên sử dụng các hóa chất diệt khuẩn có nguồn gốc rõ ràng, được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
  • Khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn, cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Không nên sử dụng hóa chất diệt khuẩn quá liều lượng quy định.
  • Phải sử dụng định kỳ và thường xuyên chế phẩm vi sinh EmzeoTS cho ao tôm

Xử lý nước ao nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi tôm, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm.

5. Lời kết

Trên đây là một số biện pháp xử lý nước ao nuôi tôm đang được nhiều người nuôi trồng thủy sản áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được giải pháp phù hợp cho ao nuôi nhà mình.

⫸ Xem thêm: Bí quyết xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá tiết kiệm, hiệu quả nhất

⫸ Xem thêm: Tìm hiểu chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao EMZEO TS

⫸ Xem thêm: Men vi sinh cho tôm là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *