Phân hữu cơ không chỉ giúp tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất nhờ chứa hệ vi sinh vật phong phú mà còn bổ sung rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Hiện nay, phần lớn chủ vườn đã tự tạo nguồn phân hữu cơ chất lượng với những chiếc thùng ủ phân đơn giản để giảm chi phí trong nông nghiệp. Nếu bạn cũng muốn cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Tìm hiểu thùng ủ phân hữu cơ là gì?
Thùng ủ phân hữu cơ là dụng cụ bắt buộc cần chuẩn bị nếu bạn muốn tự ủ rác hữu cơ tại nhà. Thường thì thùng ủ phân hữu cơ được làm từ chất liệu nhựa HDPE để có độ bền cao, tính chịu nhiệt tốt và chống chịu được những tác động xấu từ thời tiết.
Bên cạnh đó, do được kết cấu từ hạt nhựa nguyên sinh nên thùng ủ phân hữu cơ không gây hại cho người sử dụng và rất thân thiện với môi trường. Trước khi ủ phân, phần thân của thùng chứa sẽ được khoan các lỗ tròn, khoảng cách 10 – 15cm.
Phần dưới của thùng chứa, chỗ gần mép đáy sẽ được thiết kế phần cửa vuông kích thước 20 – 30cm để tiện cho việc lấy thành phẩm ra. Thùng ủ phân hữu cơ có kết cấu tương đối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà để tiết kiệm chi phí.
2. Lợi ích của việc tự làm thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà
Như chúng ta đều biết, việc lưu giữ lượng rác thải hữu cơ lớn trong gia đình chỉ một thời gian ngắn đã bốc mùi rất khó chịu. Nhưng nếu được xử lý đúng cách với thùng ủ thì rác thải hữu cơ lại trở thành nguồn phân cực kỳ tốt cho đất và cây trồng.
Các loại rác thải hữu cơ có thể được chứa trong thùng ủ tự chế gồm:
- Rơm rạ, thân cây, cành cây, lá cây, các loại cỏ,…
- Vỏ cà phê, bã mía, bã trà, vỏ lạc,…
- Các loại phế liệu từ sợi, giấy trong các nhà máy;
- Thực phẩm hỏng, thức ăn thừa từ nhà bếp như rau củ quả, thịt, trứng cá,…
- Vải, sợi bông,…
Bên cạnh đó, việc tự làm thùng rác hữu cơ còn mang lại những lợi ích tuyệt vời như:
- Động vật nuôi sẽ không thể bới các loại rác thải hữu cơ;
- Ruồi muỗi kiến gián sẽ bớt dần giúp hạn chế các loại bệnh tật truyền nhiễm do côn trùng mang theo;
- Giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường;
- Thu được nguồn phân bón hữu cơ chất lượng để bón cho đất và cây;
- Giảm đáng kể chi phí trong nông nghiệp;
- Do hạn chế được việc dùng phân bón hóa học nên giảm hẳn hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi, bảo vệ được môi trường và sức khỏe con người.
Tựu chung lại, thùng ủ rác hữu cơ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà nông. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà bạn không bắt tay ngay vào công cuộc tạo ra những chiếc thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà. Ngay sau đây là hướng dẫn làm thùng hữu cơ đơn giản, mời tham khảo!
3. Hướng dẫn tự làm thùng ủ rác hữu cơ cực đơn giản
Thùng ủ rác hữu cơ là một thiết bị đơn giản giúp biến rác thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng. Có nhiều cách để làm thùng ủ rác hữu cơ, tùy theo điều kiện và nhu cầu của từng gia đình.
Dưới đây là một số cách làm thùng ủ rác hữu cơ phổ biến:
Cách 1: Thùng ủ rác hữu cơ từ thùng nhựa
Đây là cách làm thùng ủ rác hữu cơ đơn giản và phổ biến nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị một thùng nhựa có nắp đậy kín, kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sau đó, đục lỗ thoát nước ở đáy thùng để tránh tình trạng thùng bị ngập nước.
Cách 2: Thùng ủ rác hữu cơ từ thùng xốp
Cách ủ phân hữu cơ trong thùng xốp cũng rất đơn giản. Thùng xốp cũng là một vật liệu phổ biến và dễ tìm để làm thùng ủ rác hữu cơ. Bạn chỉ cần cắt thùng xốp thành hai nửa, sau đó ghép lại với nhau bằng keo hoặc dây buộc. Đục lỗ thoát nước ở đáy thùng và đậy nắp kín.
Cách 3: Thùng ủ rác hữu cơ từ gỗ
Thùng ủ rác hữu cơ từ gỗ có độ bền cao hơn so với thùng ủ rác hữu cơ từ nhựa hoặc xốp. Bạn có thể mua thùng ủ rác hữu cơ bằng gỗ hoặc tự làm thùng ủ rác hữu cơ bằng gỗ theo hướng dẫn trên mạng.
Cách 4: Thùng ủ rác hữu cơ từ thùng kim loại
Thùng ủ rác hữu cơ bằng kim loại có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với những nơi có khí hậu nóng. Bạn có thể mua thùng ủ rác hữu cơ bằng kim loại hoặc tự làm thùng ủ rác hữu cơ bằng kim loại theo hướng dẫn trên mạng.
Việc tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà không khó, chỉ với 3 bước đơn giản, bạn có ngay chiếc thùng ủ ưng ý:
Bước 1: Chọn loại thùng ủ rác hữu cơ
Bạn có thể tự thiết kế hoặc mua thùng nhựa có nắp đậy kín để làm thùng ủ rác. Những chiếc thùng nhựa hoặc thùng phuy nhựa đã cũ để tận dụng làm thùng ủ được. Tuy nhiên, thùng ủ rác thải hữu cơ cần có nắp đậy để đảm bảo độ ẩm của đất trong thùng, hạn chế ruồi nhặng côn trùng bay vào, mùi hôi bay ra.
Lưu ý: Phần nắp đậy của thùng ủ bạn cần đục từ 8 – 10 lỗ để không khí trong thùng lưu thông. Đồng thời, trên nắp thùng cũng cần dán nhãn, có ghi rõ thời gian bắt đầu ủ phân để tiện theo dõi và lấy phân hữu cơ thành phẩm.
Bước 2: Khoan lỗ ở thân thùng và tạo cửa gần đáy thùng để lấy thành phẩm
Dùng vật nhọn hoặc khoan đục 8 – 10 lỗ xung quanh thân thùng để không khí bên trong thùng ủ được lưu thông. Đồng thời thiết kế phần cửa vuông kích thước 20 – 30cm, có khóa cố định để tiện lấy phân thành phẩm.
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã tự tạo ra chiếc thùng ủ rác hữu cơ. Bước tiếp theo đó là tiến hành ủ rác hữu cơ để tạo ra nguồn phân tốt cho đất, cây trồng, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
Bước 3: Tạo lớp lót nền
Bạn có thể dùng mùn cưa, lá khô hoặc giấy báo vụn cho vào thùng, đổ khoảng ⅛ đến ¼ thùng nhằm tạo ra lớp lót nền. Tiếp đến, rải lên trên lớp lót đó từ 5 đến 10cm đất tơi. Tất cả những nguyên liệu trên đều rất dễ kiếm. Bạn hoàn toàn không gặp chút khó khăn nào ở công đoạn này.
Bước 4: Bắt đầu ủ phân
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Để quá trình ủ rác hữu cơ thành phân thành công 100%, ngoài thùng ủ rác đạt chuẩn, bạn cần chuẩn bị thêm một số vật dụng sau:
- Bao tay;
- Xẻng;
- Các loại rác thải có nguồn gốc thực vật, thức ăn thừa từ nhà bếp;
- Kéo cắt rác thải;
- Mật rỉ đường;
- Chế phẩm vi sinh EMZEO
Bắt đầu ủ phân
Sau khi đã chuẩn bị hết các dụng cụ kể trên, bạn bắt đầu cho các loại rác thải hữu cơ vào thùng. Bạn có thể cho các loại rau củ, thân cây, lá cây, thức ăn thừa, bã trà, bã cà phê, vỏ trứng,… vào trong thùng ủ. Tương ứng với mỗi lớp rác thải hữu cơ, bạn bổ sung một lượng chế phẩm sinh học vừa đủ. Cứ 70 – 100kg rác hữu cơ bạn nên sử dụng 1 gói men ủ rác emzeo 200gr và 1 lít mật rỉ đường.
Tiếp đến, bạn thêm mật rỉ đường và dùng xẻng đảo đều các thành phần nguyên liệu và chế phẩm sinh học trong thùng ủ. Bạn có thể xịt thêm nước vào thùng ủ để tạo độ ẩm cho phân nhưng không được đổ quá nhiều nước tránh gây mùi khó chịu trong quá trình ủ.
Chú ý: Bạn chỉ nên thêm vào thùng ủ những loại rác thải có nguồn gốc thực vật. Không nên cho vào thùng phân động vật, những thứ có xương, vôi sống,… Bởi có thể gây mùi khó chịu hơn cho thùng ủ và hình thành vi khuẩn có hại trong phân.
Bước 5: Tìm vị trí đặt thùng ủ rác hữu cơ
Thùng ủ rác thải hữu cơ sau khi được bổ sung chế phẩm vi sinh và mật rỉ đường sẽ hạn chế tối đa được mùi rác thải. Do đó, bạn có thể đặt thùng ủ rác thải ngay ban công hoặc hiên nhà (nếu ở chung cư hoặc nhà không có sân sau). Đồng thời, vị trí đặt thùng ủ không nên chịu tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, khi rác thải bắt đầu phân hủy, không tránh khỏi có mùi và thu hút các loại côn trùng,… Nên nếu có thể thì vị trí đặt thùng ủ rác hữu cơ đẹp nhất là nơi râm mát, xa khu vực sinh hoạt.
Bước 6: Thu thập thêm rác thải hữu cơ
Kết thúc bước 5 coi như quy trình ủ phân hữu cơ với thùng ủ tự làm đã hoàn thành. Nhưng hàng ngày nếu bạn thu thập được thêm rác thì vẫn có thể thêm vào thùng ủ. Với mỗi lớp nguyên liệu thêm, bạn bổ sung chế phẩm vi sinh và mật rỉ đường để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng.
Bước 7: Thu phân hữu cơ thành phẩm
Thời gian ủ phân kéo dài từ 30 – 40 ngày. Bạn có thể mở cửa bên dưới thùng để lấy phân thành phẩm. Trong quá trình ủ phân có thể hình thành nước. Bạn có thể dùng nước này để tưới cho cây hoặc đổ ngược vào thùng ủ nếu cảm thấy rác trong thùng thiếu độ ẩm.
Làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà là phương pháp đơn giản và hiệu quả để xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường. Trên đây là cách tự làm thùng ủ rác hữu cơ đơn giản, dễ thực hiện nhất ngay tại nhà. Tuy nhiên, để quá trình ủ rác thải hữu cơ diễn ra nhanh hơn, giảm mùi hôi khó chịu, đảm bảo phân thành phẩm đạt chất lượng, bạn cần bổ sung chế phẩm vi sinh EMZEO và mật rỉ đường. Bạn có thể đặt hàng trực tuyến trên Chế phẩm vi sinh Đức Bình để được ship về tận nhà.
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ, thức ăn thừa cực nhanh, 100% thành công
⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà
4. Câu hỏi thường gặp khi tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà
4.1 Tại sao nên làm thùng ủ rác hữu cơ?
- Giúp xử lý rác hữu cơ thay vì đổ đi, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao cho cây trồng.
- Tiết kiệm chi phí mua phân bón và xử lý rác thải.
- Rèn luyện kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường.
4.2 Thùng ủ phù hợp với kích thước hộ gia đình nào?
- Hộ 1-3 người: thùng 20-30 lít.
- Hộ 4-5 người: thùng 50-80 lít.
- Trên 5 người: thùng 100 lít trở lên.
4.3 Bao lâu thì phân hữu cơ được tạo ra?
- Khoảng 20 – 30 ngày nếu sử dụng men ủ rác emzeo và mật rỉ đường
- Mùa hè nóng quá trình phân hủy nhanh hơn.
- Mùa đông lạnh quá trình chậm hơn.
4.4 Dấu hiệu nhận biết phân hữu cơ chín?
- Có màu nâu sẫm, không còn nhận ra các nguyên liệu ban đầu.
- Có mùi đất ẩm, không còn mùi hôi thối.
- Có cấu trúc xốp, tơi và khô ráo.
- Độ PH 6-7.
4.5 Cách bảo quản và sử dụng phân hữu cơ?
- Cho vào thùng hoặc bao tải để tránh mưa và giữ ẩm.
- Sử dụng làm phân bón cho cây hoa, rau, củ, quả.
- Trộn với đất trồng cải tạo đất trước khi gieo trồng.
- Rắc xung quanh gốc cây, kết hợp tưới nước.
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình