Thông thường để chọn bể cá, phần lớn mọi người đều lựa chọn thay nước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách làm sạch bể cá không cần thay nước dễ dàng áp dụng. Vậy có cách nào nuôi cá không cần thay nước mà vẫn sạch nước? Bạn hãy cùng theo dõi phần chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây tổng hợp bởi Chế phẩm vi sinh Đức Bình nhé!
1. Nguyên nhân khiến bể cá bị nhiễm bẩn
Trước khi tìm hiểu cách làm sạch bể cá không cần thay nước, bạn cần nắm rõ nguyên nhân khiến bể cá bị cặn bẩn, gây đục nước.
1.1 Do lượng thức ăn dư thừa tích tụ
Rất nhiều người khi nuôi thường có thói quen vãi nhiều thức ăn cho cá. Lượng thức ăn vãi xuống không phải lúc nào cũng được cá ăn hết. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm bẩn ở bể nuôi cá.
Lượng thức ăn mà cá không tiêu thụ hết khiến nước bể chuyển sang màu đục, nước xuất hiện mùi hôi khó chịu. Nếu không xử lý sớm, cá có thể sinh bệnh.
1.2 Do một số loại nấm
Môi trường sinh sống của cá thường tồn tại một số loại nấm. Chúng trôi nổi trên mặt nước, tích tụ thành từng vùng khiến nước để chuyển sang màu đục.
Nếu không tìm cách loại bỏ sớm, các loại nấm sẽ tạo môi trường thuận lợi để nhiều loại mầm bệnh khác phát sinh. Không chỉ nước trong hồ bị đục mà cá cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
1.3 Do hệ thống xử lý nước không đạt chuẩn
Khi đưa nuôi cá cảnh trong bể, bạn thường phải đầu tư hệ thống xử lý nước. Nếu hệ thống này không đạt chuẩn hoặc bị hư hỏng, nước trong bể nuôi cá sẽ nhanh bị đục hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, ảnh hưởng không tốt đến đàn cá.
Hệ thống xử lý nước phải lắp đặt đúng kỹ thuật. Sau khi lắp đặt xong, bạn nên test thử hoạt động của thiết bị xử lý nước.
2. Hướng dẫn cách làm sạch bể cá không cần thay nước
Bên cạnh biện pháp thay nước, có thể áp dụng nhiều cách khác để làm sạch bể cá. Chẳng hạn như lắp đặt bộ tái tạo vi sinh, nuôi thêm cá dọn bể, sử dụng chế phẩm sinh học,.. Tất cả những phương pháp này đều rất dễ thực hiện.
Có một số cách làm sạch bể cá mà không cần thay nước. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Sử dụng hệ thống lọc nước: Hệ thống lọc nước là cách tốt nhất để giữ cho nước bể cá sạch và trong. Hệ thống lọc sẽ loại bỏ các chất bẩn, thức ăn thừa và chất thải của cá.
- Vệ sinh bể cá thường xuyên: Vệ sinh bể cá thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn tích tụ trên đá, cây thủy sinh và các vật dụng khác trong bể. Bạn có thể sử dụng một miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm để cọ rửa các bề mặt bẩn.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch bể cá: Có một số sản phẩm làm sạch bể cá có sẵn trên thị trường. Các sản phẩm này có thể giúp loại bỏ các chất bẩn cứng đầu và vi khuẩn gây mùi, gây bệnh.
2.1 Lắp đặt bộ lọc tái tạo vi sinh
Nếu đuôi cá cảnh trong hồ hay trong bể, bạn hãy lắp đặt bộ lọc cải tạo vi sinh. Bộ lọc này thường cấu tạo từ chất liệu đặc biệt có khả năng kích thích những vi sinh có lợi trong bể phát triển, giảm lượng vi khuẩn có hại, giúp nước trong hồ hoặc trong bể ít bị ô nhiễm. Hệ thống lọc nước là cách tốt nhất để giữ cho nước bể cá sạch và trong. Hệ thống lọc sẽ loại bỏ các chất bẩn, thức ăn thừa và chất thải của cá.
2.2 Nuôi cá dọn bể
Cá dọn bể hay còn gọi là cá lau kính, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới, nằm trong họ Loricariidae. Thức ăn chính của những giống cá này là rong, tảo bám dưới đáy bể hoặc bám vào các loài thực vật dưới nước. Ngoài ra, chúng còn ăn nhiều loại thức ăn khác, giúp làm sạch nguồn nước một cách tự nhiên.
Thông thường, cá dọn bể không được khuyến khích nuôi trong tự nhiên. Bởi chúng sản sinh rất nhanh, cạnh tranh trực tiếp với những giống cá khác. Tuy nhiên loài cá này lại rất thích hợp nuôi trong bể cá cảnh. Chỉ cần nuôi một vài cá thể cá dọn bể, nước trong bể sẽ ít bị đục, người nuôi cá không phải thay nước thường xuyên.
Đặc biệt, cá dọn bể có thể sống hàng tháng mà không cần cho ăn. Vì vậy mà khi nuôi loài cá này, bạn hầu như không cần cho cá ăn nhiều, không phải tốn công chăm sóc như những loài cá khác.
Cá tỳ bà bướm, cá ngựa vằn, cá bút chì, cá bà thường, cá nô lệ,.. Đều là những loại cá dọn bể dễ nuôi, thích hợp nuôi cùng nhiều loại cá cảnh.
2.3 Không cho cá ăn quá nhiều
Thay vì cho cá ăn cùng lúc nhiều thức ăn, bạn chỉ nên cho cá ăn một lượng vừa phải. Như vậy lượng thức ăn sẽ không bị dư thừa, tích tụ lại gây đục màu nước bể. Đây là cách đơn giản giúp bạn không phải dọn bể cá liên tục mà nước bể vẫn trong xanh.
Nếu có thời gian thì bạn nên cho cá ăn thành nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cho ăn, bạn hãy cân đo đong đếm cụ thể lượng thức ăn, không nên cho một cách bừa bãi. Khi cá lớn dần, lượng thức ăn có thể tăng nhưng phải tăng từ từ.
2.4 Lắp đặt đèn thủy sinh
Cách làm sạch bể cá không cần thay nước tiếp theo là lắp đền thủy sinh. Theo nghiên cứu, ánh sáng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của rong, rêu, tảo trong môi trường bể nước thủy sinh. Khi các loại rong rêu mọc lên nhiều, nước trong bể có xu hướng đục dần.
Muốn hạn chế sự sinh sôi của chúng, bạn cần tìm cách kiểm soát ánh sáng trong bết cá. Khi lắp đặt đèn thủy sinh, quá trình điều chỉnh ánh sáng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, bên cạnh hệ lọc nước, bạn cũng nên lắp đặt cả đèn thủy sinh.
2.5 Sử dụng các chế phẩm sinh học
Sử dụng một số loại chế phẩm sinh học là cách đơn giản nhất giúp bạn làm sạch bể cá mà không cần phải thay nước thường xuyên. EMKOI và EMZEO hiện là hai sản phẩm hỗ trợ làm sạch bể nước bể nuôi cá hàng đầu của Sinh Học Đức Bình.
EMKOI – Vi sinh cho hồ cá Koi
EMKOI gồm nhiều thành phần hữu cơ có tác dụng làm sạch nguồn nước, tạo môi trường cho cá phát triển nhanh và khỏe mạnh. Khi dùng loại chế phẩm này, bạn sẽ không phải thay nước bể cá liên tục. Sau đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết EMKOI:
Bước 1: Bạn tiến hành lắc đều chai dung dịch EMKOI, nhằm giúp các thành phần trong loại dung dịch này hòa quyện đều với nhau.
Bước 2: Bắt đầu pha dung dịch EMKOI với nước. Theo đó, cứ 1000 đến 1500 lít nước cần xử lý, bạn lại pha khoảng 20ml EMKOI. Khi pha, bạn chỉ cần đổ thẳng dung dịch xuống nước.
Bước 3: Khởi động quạt nước và máy sục khí để giúp cho dung dịch men vi sinh EMKOI phát tán đều khắp bể nước. Cứ từ 7 đến 10 ngày, bạn lại vệ sinh bể cá bằng loại dung dịch này một lần.
Lưu ý trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu, nước trong bể cá thường chuyển sang màu vàng nâu, nhưng sau đó nước sẽ trong trở lại.
⫸ Mua sản phẩm: https://chephamvisinh.vn/emkoi-vi-sinh-cho-ho-ca-koi/
Chế phẩm vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO
Đây là sản phẩm chế phẩm vi sinh chuyên dùng trong xử lý nước bể cá cảnh. EMZEO chứa thành phần chủ yếu là men vi sinh hữu cơ, giúp loại bỏ rêu và vi sinh vật gây hại tồn tại trong bể cá.
Ngoài ra, EMZEO còn hỗ trợ ngăn chặn mầm bệnh, tiêu diệt những loại vi khuẩn gây bệnh cho cá, duy trì môi trường thủy sinh sạch sẽ. Cách làm sạch bể cá không cần thay nước bằng EMZEO tương đối đơn giản.
Bước 1: Rắc trực tiếp bột EMZEO xuống bể cá cần làm trạch theo tỷ lệ cứ 3 -5gr EMZEO lại ứng với 100 lít nước.
Bước 2: Để sản phẩm phát tán đều ra khắp bể cá, bạn hãy khởi động hệ thống máy bơm xả.
Bước 3: Sau khoảng 2 đến 3 ngày, bạn bắt đầu dùng máy hút hết cặn bẩn đọng lại dưới đáy bể. Cách này có thể áp dụng thường xuyên (cứ 10 đến 15 ngày lại thực hiện một lần).
⫸ Mua sản phẩm: https://chephamvisinh.vn/xu-ly-nuoc-ho-ca-canh-ca-koi/
3. Kết luận
Dễ thấy rằng cách làm sạch bể cá không cần thay nước rất dễ áp dụng. Nếu dùng chế phẩm sinh học, bạn chỉ cần thao tác trong một vài phút. Nước bể sau đó sẽ được làm sạch, hạn chế tình trạng cá nuôi trong bể bị nhiễm bệnh. Hy vọng rằng với phần tổng hợp kiến thức trên đây của chế phẩm vi sinh, bạn đã biết cách vệ sinh bể cá đúng kỹ thuật!
⫸ Xem thêm: Kali hữu cơ là gì? Cách làm và cách sử dụng bón cây hiệu quả
⫸ Xem thêm: Men vi sinh cho tôm là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình