...

Các loại rác hữu cơ, chất thải hữu cơ là gì? Phương pháp xử lý

Lượng rác, chất thải hữu cơ thải ra từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất hiện rất lớn. Nếu không xử lý tốt, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Vậy, chính xác thì các loại rác, chất thải hữu cơ là gì? Phương pháp xử lý cụ thể ra sao? 

1. Các loại rác hữu cơ, chất thải hữu cơ là gì?

Rác hay chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên. Ví dụ như đồ ăn thừa, cỏ cây, vỏ trứng,… Chúng có khả năng phân hủy nhanh bởi chứa hợp chất carbon. Đây là đặc tính trái ngược với rác vô cơ, sản phẩm từ hoạt động công nghiệp như nhựa, cao su, thủy tinh,… khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. 

Các loại rác hữu cơ, chất thải hữu cơ là gì? 
Các loại rác hữu cơ, chất thải hữu cơ là gì?

Mặc dù có khả năng phân hủy nhanh nhưng rác thải hữu cơ vẫn gây ô nhiễm môi trường nếu xử lý không đúng cách. Trong quá trình phân hủy, chúng thường thu hút ruồi, bọ, gây mùi hôi thối; dễ gây bệnh lý về đường hô hấp, bệnh lý tiêu hóa. 

Ước tính lượng rác thải hữu cơ trên trái đất chiếm khoảng 50 đến 70% tổng số rác thải. Vì vậy nếu không đầu tư vào khâu xử lý, cuộc sống của người dân tại khu vực tập trung rác dễ bị ảnh hưởng. 

2. Phân loại rác, chất thải hữu cơ

Rác, chất thải hữu cơ có thể được phân loại theo đặc tính về tốc độ phân hủy, nguồn gốc. Ứng với mỗi loại, người ta lại áp dụng cách xử lý phù hợp. 

  • Rác, chất thải hữu cơ từ hoạt động nông nghiệp: Rơm, chấu, vỏ cây, xơ dừa; bộ phận có giá trị sử dụng thấp như cành, lá, thân. 
  • Rác, chất thải hữu cơ từ hoạt động sản xuất: Giấy, bã mía, vỏ cà phê, vỏ sắn, vỏ lạc,… 
  • Rác, chất thải hữu cơ từ sinh hoạt hàng ngày: Thức ăn thừa, vỏ trứng, cọng rau thừa, vỏ trái cây, chất thải như phân,… 
Rác thải hữu cơ từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Rác thải hữu cơ từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Nói chung, các loại rác thải hữu cơ rất đa dạng, khó liệt kê đầy đủ. Tuy rằng tốc độ phân hủy nhanh nhưng chúng vẫn ảnh hưởng ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Thế nhưng, nếu biết tận dụng, rác thải hữu cơ sẽ là nguồn nguyên liệu có ích phục vụ sản xuất năng lượng, phân bón. 

3. Cách xử lý rác, chất thải hữu cơ phổ biến

Hiện nay, chất thải hữu cơ có thể được xử lý theo nhiều phương pháp. Đơn cử như một số cách thức sau đây. 

3.1. Phân hủy sinh học 

Đây là một trong những cách thức xử lý rác thải hữu cơ được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc tận dụng nhiệt độ,

vi khuẩn cùng những chất hữu cơ chuyển hóa thành sản phẩm phân bón hữu cơ sẽ giúp môi trường đất màu mỡ hơn. Xử lý rác thải hữu phân hủy sinh học thực chất chính là chôn lấp rác 
vi khuẩn cùng những chất hữu cơ chuyển hóa thành sản phẩm phân bón hữu cơ sẽ giúp môi trường đất màu mỡ hơn. 
Xử lý rác thải hữu phân hủy sinh học thực chất chính là chôn lấp rác

Ngoài ra, phương pháp xử lý này còn ghi điểm chi phí thấp. Tuy nhiên, bãi chôn lấp rác cần phải bố trí hệ thống không khí, phân loại rác xử lý khoa học. 

Quy trình chôn lấp rác thải phân hủy sinh học hiện được triển khai theo 6 bước cơ bản. Cụ thể: 

  • Bước 1: Rác thải được thu gom và phân loại với rác vô cơ. 
  • Bước 2: Hệ thống máy ủi lớn tiến hành san ủi. 
  • Bước 3: Phun thuốc khử trên bề mặt rác thải vừa san lấp. 
  • Bước 4: Rắc vôi bột. 
  • Bước 5: Tiến hành đắp đất theo từng lớp. 
  • Bước 6: Xử lý mặt bằng để hoàn trả và trồng thêm cây xanh. 

3.2. Sản xuất khí sinh học 

Bên cạnh chôn lấp để rác tự phân hủy sinh học, rác thải hữu cơ còn được xử lý phân hủy Anaerobic phục vụ sản xuất khí sinh học hay còn gọi là khí Biogas. Để xử lý rác thải theo phương thức này, người ta cần xây dựng hệ thống hầm ủ chuyên dụng. Nguồn khí Biogas bao gồm khí Metan và khí CO2 có thể phục vụ nhu cầu nấu nướng, sưởi ấm sử dụng năng lượng gas. 

Hệ thống ủ rác sản xuất khí Biogas 
Hệ thống ủ rác sản xuất khí Biogas

3.3. Đốt cháy 

Với kỹ thuật xử lý này, người ta cần dùng đến nhiệt độ cao để đốt cháy rác. Theo đó, rác thải có thể đốt trong lò nhiệt hoặc đốt tự phát ngoài môi trường. Tuy nhiên, việc đốt tự phát rác hữu cơ không được khuyến khích bởi dễ gây ô nhiễm không khí. 

Ở nhiều quốc gia phát triển, công nghệ đốt rác thải tiên tiến ở nhiệt độ cao từ 1000 đến 1100 độ C đang được ứng dụng khá rộng rãi. Ưu điểm của cách thức xử lý rác thải này là không phải sử dụng đến diện tích đất lớn, có thể tận dụng tạo nguồn năng lượng điện. Thế nhưng chi phí thực hiện lại tương đối cao, bởi người ta cần xây dựng hệ thống lò đốt hiện đại. 

3.4. Thu gom khí metan 

Tại những bãi tập kết rác thải, nhiều nơi đang áp dụng phân loại rác, xây dựng hệ thống thu gom và tận dụng khí Metan. Nguồn khí này thường được dùng như nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sinh hoạt, sản xuất (nếu sản lượng lớn), hoặc biến đổi thành nhiều dạng năng lượng khác. 

3.5. Nuôi giun đất 

Nuôi giun đất bằng rác thải hữu cơ được xem như phương pháp xử lý rác thải tối ưu, không phát thải khí gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, lượng rác thải hữu cơ có thể được giun tiêu thụ nhanh chóng. 

Rác thải hữu cơ là nguồn thức ăn cho giun đất
Rác thải hữu cơ là nguồn thức ăn cho giun đất

Rác thải hữu cơ lúc này chính là nguồn thức ăn cho giun đất. Sau đó, giun đất lại được tận dụng để sản xuất thành phân bón, cung cấp sinh trưởng cho cây trồng, hỗ trợ cải tạo đất. 

4. Vì sao cần xử lý rác, chất thải hữu cơ?

Xử lý rác thải hữu cơ luôn giữ vai trò trọng tâm trong bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái, cùng với đó là nhiều lợi ích khác về mặt kinh tế và xã hội. Chẳng hạn như: 

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường: Lượng rác thải hữu cơ thải ra từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất hiện tương đối lớn. Việc xử lý đúng phương pháp sẽ giúp bảo vệ môi trường; hạn chế phần nào tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí, hỗ trợ ngăn chặn biến đổi khí hậu. 
  • Giảm tải cho các bãi tập kết rác: Rác, chất thải hữu cơ tập trung tại các bãi rác ngày càng tăng. Nếu không phân loại xử lý, chúng sẽ tạo gánh nặng, khiến thời gian khai thác bãi rác bị rút ngắn. Tuy nhiên nếu xử lý tốt, tuổi thọ hoạt động của mỗi bãi rác có thể kéo dài đáng kể. 
  • Giúp tái tận dụng tài nguyên: Rác thải hữu cơ không phải lúc nào cũng là nguyên liệu bỏ đi. Nếu tận dụng tốt, chúng chính là nguyên liệu cho sản xuất nguồn năng lượng tái tạo, phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Ví dụ như khi Biogas vẫn được sử dụng thay thế cho gas công nghiệp tại nhiều nơi. 
  • Giúp cải thiện chất lượng đất: Phân bón sản xuất từ rác hữu cơ giúp cải thiện đáng kể chất lượng đất, tăng cường khả năng thụ nước; giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra hiệu quả hơn, không bị phụ thuộc vào phân hóa học. 
  • Thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo: Khí Biogas từ rác thải hữu cơ có thể xem như năng lượng tái tạo, phục vụ nhiều lĩnh vực trong đời sống. Như vậy, công việc xử lý loại rác thải này đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. 
  • Giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Rác, chất thải hữu cơ được xử lý theo đúng kỹ thuật giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Sức khỏe cộng đồng khi đó sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. 
Xử lý rác, chất thải hữu cơ đúng cách giúp giảm tải cho các bãi rác 
Xử lý rác, chất thải hữu cơ đúng cách giúp giảm tải cho các bãi rác

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn có thể hiểu chính xác các loại rác, chất thải hữu cơ là gì. Nếu cần tìm mua chế phẩm sinh học sử dụng để xử lý rác thải, quý khách hãy tham khảo danh sách sản phẩm tại https://chephamvisinh.vn/.

⫸ Xem thêm: Vi sinh vật trong sản xuất nước tương là gì? Quy trình sản xuất nước tương

⫸ Xem thêm: Nấm mốc Aspergillus Oryzae là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *