Chế phẩm EM chắc chắn là một cái tên không còn xa lạ gì với những người nuôi trồng thủy sản hoặc các loại giống cây trồng. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ chế phẩm EM là gì và cách sử dụng chế phẩm EM trong trồng trọt ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại chế phẩm sinh học quan trọng này.
Chế phẩm EM là gì?
Chế phẩm EM hay còn có tên tiếng anh là Effective Microorganisms là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một sản phẩm công nghệ sinh học hiện đại, có nhiều tác dụng đối với đời sống con người và đảm bảo an toàn đối với môi trường sinh thái. Chế phẩm này được áp dụng vào đời sống từ những năm 80 của thế kỷ trước, do nhà tiến sĩ Teruo Higa sáng tạo ra.
Chế phẩm EM là gì?
Trong chế phẩm EM có tất cả hơn 80 loài vi sinh vật có ích, chúng sống cộng sinh trong cùng một môi trường lên men rồi tự tạo cho mình một hệ thống vi sinh thái với nhau. Do đó, các vi sinh vật có ích sẽ có tác dụng lấn át và hạn chế các vi sinh vật có hại khác giúp cho chế phẩm EM phát huy hiệu quả tốt hơn.
Xem chi tiết: Chế phẩm sinh học EM là gì? Thành phần, công dụng, cách sử dụng và cách pha chế chi tiết nhất
Thành phần của chế phẩm sinh học EM
Như thông tin đã đề cập, chế phẩm sinh học EM có hơn 80 loài vi sinh vật. Hầu hết các vi sinh vật đó đều thuộc 5 nhóm chính sau:
- Nhóm vi khuẩn quang hợp: Điều đặc biệt ở nhóm vi khuẩn này là chúng có khả năng tổng hợp ra các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng từ CO2 và H2O cho cây trồng. Điều này có tác động rất tốt cho sự phát triển của cây.
- Nhóm vi khuẩn axit lactic: Nhóm vi khuẩn này có tác dụng phân hủy nhanh chất hữu cơ giúp khử mùi hôi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường. Không những vậy, chúng còn có thể chuyển hóa những thành phần khó phân hủy sang những chất mà cây trồng có thể hấp thụ được.
- Men: Nhóm này có tác dụng tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật như vitamin, axitamin.
- Nhóm xạ khuẩn: Đây được coi là nhóm vi khuẩn có khả năng sản sinh các chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và còn có thể phân giải các chất hữu cơ.
- Nhóm vi khuẩn cố định Nitơ: Nhóm vi khuẩn này được sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để có thể chuyển khí N2 thành các hợp chất Nitơ.
Chế phẩm EMZEO tại Đức Bình giúp phân giải và khử mùi hôi phế thải hữu cơ
Các dạng chế phẩm EM phổ biến
Từ chế phẩm EM gốc hay chế phẩm EM1, có thể chuyển hóa thành nhiều dạng chế phẩm khác để đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng:
Chế phẩm EM thứ cấp (EM2)
Đây là loại dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, giúp cải thiện tính chất của đất và tăng trưởng sản lượng vật nuôi.
Chế phẩm EM5
Là loại dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa các loại sâu bệnh và tăng sức đề kháng cho cây trồng. Không chỉ vậy, loại chế phẩm này còn có khả năng giúp cho cây trồng tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều.
Chế phẩm EM FPE
Là dung dịch EM có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng và làm tăng năng suất cũng như chất lượng của cây.
EM Bokashi
Đây là môi trường có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời cũng giúp cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và vật nuôi, làm sạch môi trường.
Những dạng chế phẩm được chuyển hóa từ chế phẩm EM gốc
Vai trò và lợi ích của chế phẩm EM
Chế phẩm EM mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho nông nghiệp và môi trường:
- Chuyển hóa năng lượng: Chế phẩm EM được phát triển bởi sự cộng hưởng sóng trọng lực, có khả năng chuyển các dạng năng lượng có hại trong tự nhiên thành dạng năng lượng có ích.
- Cải thiện đất trồng: Giúp phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng, hạn chế vi sinh vật có hại, cải thiện chất lượng đất và cung cấp dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng.
- Khử mùi và khử trùng: Làm giảm mùi hôi thối trong nhà vệ sinh, bãi rác, giảm mùi thức ăn thiu, khử trùng và làm giảm các chất độc hại trong môi trường.
- Xử lý môi trường: Khử trùng nguồn nước sau thiên tai, lũ lụt và xử lý xác động vật bị chết do dịch bệnh.
Vai trò của chế phẩm sinh học EM
Lợi ích của chế phẩm EM trong nông nghiệp
Đối với cây trồng
Chế phẩm EM có tác dụng tăng cường khả năng quang hợp cho cây trồng và giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngày càng tăng mạnh hơn. Khi chế phẩm sinh học EM thứ cấp được pha với nước sẽ tạo thành dung dịch có khả năng:
- Kích thích sự nảy mầm và ra hoa của cây
- Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu
- Cải thiện chất lượng và năng suất cây trồng
Đối với ngành nuôi trồng thủy sản
Những người nuôi trồng thủy sản thường sử dụng chế phẩm EM vì chúng có khả năng:
- Kết hợp với cám hoặc thức ăn khác để tăng trưởng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột vật nuôi
- Dùng làm đệm lót sinh học cho vật nuôi và giảm thiểu khả năng gây bệnh
- Làm sạch môi trường nuôi trồng như xử lý ao nuôi, làm sạch nguồn nước nuôi tôm, cá
- Hạn chế rủi ro về bệnh đối với thủy sản
Lợi ích của chế phẩm EM đối với nghề nuôi trồng thủy hải sản
Cách sử dụng chế phẩm EM trong trồng trọt
Dưới đây là những cách pha chế và sử dụng chế phẩm EM hiệu quả cho các hoạt động trồng trọt:
Cách sử dụng chế phẩm EM đúng đắn để có thể tăng năng suất cây trồng
Pha chế EM thứ cấp (EM2)
Công thức pha chế:
- 1 lít EM1 + 2kg mật rỉ đường, đường nâu hoặc đường phèn + 38 lít nước ủ trong vòng 3 đến 5 ngày.
- Đổ hỗn hợp vào can nhựa hoặc thùng chứa trong không gian khép kín và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Pha chế EM-Bokashi (thức ăn cho gia súc)
Công thức pha chế:
- 1 lít EM1 + 1kg đường phèn hoặc đường nâu + 30-50 lít nước + Khoảng 100-150kg thức ăn rồi ủ từ 7-10 ngày.
- Trộn đều các thành phần thức ăn và phun dung dịch vào hỗn hợp cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 30-40%. Cho vào bao hoặc thùng chứa khép kín để lên men kị khí. Ủ từ 7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi men ngọt, thơm và có mốc trắng trên bề mặt là đã hoàn thiện.
Pha chế EM để ủ phân vật nuôi
Công thức pha chế:
- Trộn 1-2 lít chế phẩm sinh học EM gốc + 3-5 lít rỉ đường + 5-7 khối phân khô đã được trộn đều.
- Trộn đều các thành phần, thêm nước đạt độ ẩm 60-65%, dùng bạt phủ kín. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm. Sau 2 tuần đảo đều rồi 1 tháng sau có thể đem ra sử dụng.
Xem thêm: Chế phẩm vi sinh EMGRO – Men vi sinh EM gốc cho nông nghiệp
Cách sử dụng chế phẩm EM cho ngành thủy sản
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM được phân lập từ tự nhiên, không chứa chất độc hại với con người, động vật và môi trường sống. Dưới đây là cách sử dụng hiệu quả cho ngành thủy sản:
Xem thêm: Chế phẩm EM gốc thủy sản (EM1)
Cách pha chế phẩm EM xử lý đáy hồ
Đối với mỗi 1ha đáy hồ, sau mỗi vụ tôm cần:
1 lít chế phẩm EM gốc + 2 lít rỉ đường + 37 lít nước = 40 lít EM thứ cấp
Có thể dùng nước giếng khoan đã lọc để pha dung dịch. 10 lít chế phẩm EM gốc tạo ra được 400 lít chế phẩm EM thứ cấp sau 3-7 ngày. Sau khi tạo ra được chế phẩm EM thứ cấp, tạt đều trên mặt đáy ao hồ nuôi để xử lý.
Cách chế biến và sử dụng EM5 (EM rượu)
Công thức chế biến: 1 lít EM gốc + 1-2 lít rượu 35 độ + 1 lít giấm + 1 lít rỉ mật đường = chế phẩm EM5 (ủ sau 2-3 ngày đêm).
Cách sử dụng:
- Ủ thức ăn cho tôm: Dùng 1 lít chế phẩm EM5 trộn với 10kg thức ăn
- Xử lý ao tôm: Để xử lý đáy ao sử dụng 5 lít chế phẩm EM5/1000m². Đối với xử lý nước, dùng 4 lít chế phẩm EM5/1000 m³ định kỳ 7 ngày 1 lần.
Thông qua những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng bạn đã nắm được cách sử dụng chế phẩm EM hiệu quả cho cả trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Áp dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Xem thêm: Địa chỉ mua bán chế phẩm EM gốc ở đâu uy tín, chất lượng nhất
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình