...

Trichoderma: Phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học

Sử dụng phương pháp sinh học trong nông nghiệp đã và đang trở nên xu hướng không chỉ ở nước ta mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Một trong những phương pháp được nhiều nhà nông quan tâm sử dụng nhất hiện nay chính là các loại chế phẩm sinh học bào chế từ nấm Trichoderma. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết Trichoderma là gì? Tại sao Trichoderma được ứng dụng làm chế phẩm sinh học trong nông nghiệp? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây đạt được hiệu quả cao nhất nhé!

Trichoderma là gì?

Trichoderma là tên gọi của một loài nấm bất toàn thuộc họ Moniliaceae. Nấm Trichoderma sinh sản vô tính bằng bào tử. Bào tử nấm trichoderma có dạng hình trứng (elip), màu xanh lục đính trên những sợi nấm. Tốc độ phát triển của loài nấm này tương đối nhanh, chúng có thể đạt đường kính từ 2-9cm sau khoảng 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 20oC.

Xem chi tiết tại bài viết: Trichoderma là gì? Mua nấm trichoderma ở đâu

Với đặc điểm sinh lý của một loại nấm đất, Trichoderma phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng như đất nông nghiệp, đồng cỏ, rừng,…Hầu hết chúng là loài sống hoại sinh , tức là tự lấy chất dinh dưỡng từ xác động thực vật. Tuy nhiên chúng cũng có khả năng tấn công các loại nấm khác

Trichoderma là gì?
Hình thái sinh học của nấm Trichoderma khi quan sát dưới kính hiển vi

Phân loại nấm Trichoderma

Dựa trên tính đối kháng, hiện nay Trichoderma có khoảng 33 loài. Trong đó, những loài có khả năng đối kháng cao phải kể đến như: T.viride, T. harzianum, T.hamatum, T.atroviride, T. minutisporum,…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Trichoderma sp. là nhóm vi nấm có thể tồn tại trong tất cả các vùng khí hậu. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà các loài Trichoderma sẽ có sự phân bố khác nhau. Chẳng hạn như Trichoderma harzianum có mặt ở vùng khí hậu nóng, trong khi Trichoderma polysporum và Trichoderma viride lại có mặt ở vùng khí hậu lạnh.

Công dụng của nấm Trichoderma

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh hóa, nấm Trichoderma đã được nghiên cứu để sử dụng như một phương pháp sinh học trong công tác trồng trọt. Đây thực sự là một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng lại vô cùng tiết kiệm cho người nông dân. Những công dụng của chúng bao gồm:

  • Tiêu trừ các loại nấm gây bệnh cho cây trồng
  • Kích thích sinh trưởng cho cây
  • Kích kháng và bảo vệ bộ rễ cho các loại cây trồng

Các cơ chế tương tác sinh học với các loại nấm gây bệnh

Có thể nói, Trichoderma được gọi là một loại nấm đối kháng. Nguyên nhân là do trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện có sự cạnh tranh dinh dưỡng (competition for nutrient) khi đặt chúng cùng môi trường sống với một số loại nấm khác gây hại cho cây trồng. Không chỉ vậy, nấm đối kháng trichoderma còn có xu hướng sống ký sinh (mycoparasitism) và tiết ra các chất tiêu diệt các loại nấm đó (antibiosis).

Cả ba cơ chế hoạt động này không hề tách biệt mà còn có xu hướng tương hỗ lẫn nhau, giúp chủng nấm này thực hiện nhiệm vụ tiêu trừ nấm bệnh, bảo vệ cây trồng.

Cơ chế ký sinh (mycoparasitism)

Trichoderma tuy là một loài sống hoại sinh nhưng đồng thời chúng cũng được tìm thấy sống ký sinh trên một số loại nấm bệnh như Scerotium Rolfsii, Fusarium spp, Pythium,…Cơ chế ký sinh của Trichoderma-spp bao gồm 2 giai đoạn:

  • Đầu tiên là phát hiện nấm đích hay còn gọi là nấm ký chủ. Ở giai đoạn này nấm đối kháng Trichoderma có xu hướng tăng trưởng nhanh và hướng về nấm đích
  • Sau đó, chúng sẽ quấn quanh hoặc tiếp tục tăng trưởng dọc theo ký chủ. Hình thành nên cấu trúc tương tự các đĩa bám và bài tiết enzym phân giải để dễ dàng xâm nhập vào vách tế bào ký chủ.
Các cơ chế tương tác sinh học với các loại nấm gây bệnh
Hình ảnh nấm trichoderma sống ký sinh

Cơ chế tiết ra các chất kháng nấm bệnh (antibiosis)

Đây là cơ chế quan trọng nhất giúp Trichoderma tiêu diệt hiệu quả các loại nấm gây bệnh. Trong quá trình hoạt động, loại nấm này sản xuất rất nhiều các loại enzyme. Đặc biệt hai loại enzyme Endochitinase và Glucanase có khả năng phân giải chất chitin và glucan.

Đây là thành phần chính trong cấu tạo vách tế bào các loại nấm gây bệnh cho cây. Nhờ đó, Trichoderma có khả năng ức chế các đối tượng vi sinh vật này mà không cần có sự tác động vật lý.

Cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng (competition for nutrient)

Sự cạnh tranh được diễn ra khi nhiều loài cùng khai thác một nguồn dinh dưỡng nhưng khác nhau về tốc độ và hiệu quả khai thác. Khi đặt vào một môi trường sống với các loài nấm gây bệnh, Trichoderma rất tích cực cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian sống. Những loại vi sinh sau một thời gian không đủ sức cạnh tranh cuối cùng sẽ chết hoặc di chuyển đến môi trường sống khác thích hợp hơn.

Công dụng kích kháng và bảo vệ bộ rễ của cây

Ngoài việc tiết ra các enzyme chống lại các vi sinh vật gây bệnh, loại nấm này còn có công dụng kích thích cây trồng tự sản xuất ra các chất giúp tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh hơn. Sau khi ký sinh trên rễ, chúng sẽ bắt đầu tạo ra một chuỗi các thay đổi về hình thái cũng như sinh hóa trong cây, cụ thể như sau:

  • Tăng cường hoạt tính các loại enzyme trong thực vật có liên quan đến khả năng kháng khuẩn như β-1,3-glucanase, peroxidase, chitinase và lipoxygenase.
  • Kích thích khả năng tiết các chất phytoalexin của cây tại các vùng tổn thương. Giúp cây mau lành và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh có hại tại những vùng này.

Bên cạnh đó, trong quá trình cạnh tranh môi trường sống, các loại nấm và vi sinh vật gây bệnh có khả năng để lại cyanid tại nơi ở của chúng. Đây là một loại chất độc gây ức chế hoạt động hô hấp của các tế bào. Trichoderma kháng lại cyanid, đồng thời tạo ra hai loại enzyme có khả năng phân hủy chúng tại vùng rễ. Do đó, chúng góp phần trực tiếp trong việc kiểm soát và chủ động bảo vệ bộ rễ cho cây.

Công dụng kích kháng và bảo vệ bộ rễ của cây
So sánh hiệu quả giữa cây trồng có và không có sử dụng Men vi sinh trichoderma

Công dụng kích thích sinh trưởng cây trồng

Để đánh giá cây trồng khỏe mạnh, đạt chất lượng, bên cạnh tính kháng khuẩn chống các tác nhân gây bệnh còn phải kể đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tuy cùng điều kiện chăm sóc nhưng cây trồng chứa nấm Trichoderma ký sinh trong rễ lại đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do:

  • Trichoderma kích thích cây trồng gia tăng nồng độ chất hữu cơ trong vách tế bào và sản sinh ra nhiều hoocmon thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trichoderma có thể hòa tan các chất dinh dưỡng khó hấp thu như Fe, Cu, Mn, Zn,…Chính vì thế, sự xuất hiện của Trichoderma trong đất còn giúp gia tăng mức độ sử dụng và khả năng hút các chất dinh dưỡng này cho các loại cây trồng.
  • Ngoài ra loại nấm đặc biệt này còn phân giải một số chất hữu cơ trong đất và phân bón khiến đất trở nên tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và giảm thiểu tình trạng đất chai, bạc màu
Kết quả ta thu được đất tơi xốp, phì nhiêu hơn
Kết quả ta thu được đất tơi xốp, phì nhiêu hơn

Các yếu tố ảnh hưởng đến Trichoderma

Cũng giống như tất cả các loại vi sinh vật khác, mỗi tác động của điều kiện xung quanh đều có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và hoạt động của nấm Trichoderma. Tuy nhiên, các yếu tố gây ra sự thay đổi rõ rệt nhất có thể kể đến như sau:

Nhiệt độ

Nấm Trichoderma phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 25-30oC. Một số ít loài khác có thể tăng trưởng được ở 45oC. Do đó mỗi loài nấm sẽ có mức nhiệt độ thích hợp khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung là chúng rất ngại ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Bởi điều này ảnh hưởng đến sự mọc mầm của bào tử, khả năng kéo dài của ống nấm và sự phát triển của sợi nấm. Ngoài ra khả năng tiết enzyme của nấm Trichoderma cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của mỗi trường xung quanh.

Nồng độ PH

Thông thường, khả năng tiết enzyme của nấm Trichoderma được đảm bảo tốt nhất khi PH trong đất nằm khoảng 2-6 và tối đa là 4-8. Chính vì thế, việc mất cân bằng Ph trong đất trồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đối kháng của chủng nấm này lên các loại nấm gây bệnh khác cho cây trồng.

Độ thoáng khí

Mặc dù có thể sống được trong môi trường thiếu oxy Tuy nhiên về bản chất, trichoderma vẫn là loài vi sinh hiếu khí. Do đó, nồng độ oxy cũng có tác động lên sự khả năng kháng sinh và hình thái của chúng khi hoạt động trong đất.

Nguồn dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng có trong đất cũng tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động của Trichoderma. Chính vì thế, khi sử dụng loại nấm vi sinh này vào mục đích sinh học chúng ta cần chú ý cung cấp thêm những loại phân bón chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho chúng.

Các loại phân bón chứa nhiều chất hữu cơ như glucose, fructose, maltose và galactose nên được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra cần lưu ý bổ sung thêm các chất như Lân, Canxi, Mg, Amino acid, các loại trung vi lượng dạng Chelax- EDTA dạng hữu cơ,…

Ứng dụng nấm Trichoderma làm chế phẩm sinh học trong trồng trọt

Với những công dụng tuyệt vời của  nấm Trichoderma, không quá ngạc nhiên khi hiện nay các chế phẩm sinh học làm từ loại nấm này lại nhận được sự tin dùng của đông đảo bà con nông dân. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả cao nhất, người tiêu dùng cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng các loại chế phẩm sinh học vi sinh trichoderma trước khi đưa vào sử dụng thực tế.

Xem thêm: Cách sử dụng nấm trichoderma “đúng chuẩn” cho hiệu quả cao nhất

Lưu ý khi chọn lựa chế phẩm Trichoderma

Trên thị trường hiện nay, không quá khó để mọi người tìm mua các loại chế phẩm sinh học làm từ loại nấm đặc biệt này. Tuy nhiên, không ít công ty vì ham lợi nhuận mà sản xuất các sản phẩm kém chất lượng với giá thành cũng biến động thất thường. Để có thể chọn lựa chế phẩm Trichoderma chất lượng, mọi người có thể thử áp dụng những cách sau đây:

  • Nghiên cứu các thông số niêm yết trên bao bì: sản phẩm đạt yêu cầu cần có tối thiểu 108 – 1010 CFU/gr.
Lưu ý khi chọn lựa chế phẩm Trichoderma
Cần xem xét các thành phần có trên bao bì
  • Tự kiểm tra bằng phương pháp thủ công: Đầu tiên chúng ta cho nước sạch vào khoảng ¾ chai nước loại 500ml và hòa tan 1 muỗng nhỏ chế phẩm này vào. Đậy kín nắp và đặt ở nơi thiếu sáng. Nếu sau khoảng 4-10 ngày nước có dấu hiệu chuyển màu xanh hoặc xám, xuất hiện mùi hôi tức là sản phẩm đạt yêu cầu

Ngoài ra còn một cách khác để thử đó là dùng 1 kg bột cám gạo trộn đều với 1 muỗng chế phẩm sinh học. Sau đó xịt một ít nước tạo độ ẩm, đậy kín và cho vào nơi thiếu sáng. Cuối cùng chúng ta sẽ dựa vào bảng đối chiếu đây để đánh giá kết quả.

Lưu ý khi chọn lựa chế phẩm Trichoderma
Tự đánh giá chất lượng của các loại chế phẩm sinh học Trichoderma hiện nay

Sử dụng chế phẩm Trichoderma đúng cách

Sau khi đã tìm hiểu và lựa chọn loại chế phẩm ưng ý, việc tiếp theo là phải đảm bảo sử dụng đúng cách để không làm giảm đi hiệu quả của các loại chế phẩm này.

  • Nếu tồn tại một thời gian dài trong môi trường không có thức ăn, Trichoderma sẽ dần giảm số lượng nhanh chóng và sẽ mất hoàn toàn tác dụng sau 6 tháng. Chính vì thế, mọi người cần canh lượng chế phẩm cần dùng sao cho vừa đủ một lần sau khi mở nắp là tốt nhất
  • Chỉ phối hợp chung với các loại phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật có ghi kèm theo trên bao bì. Đặc biệt, không trộn chung với các loại phân vô cơ đậm đặc và vôi bột vì chúng có khả năng làm chết nấm và giảm hiệu quả sử dụng.
  • Cần lưu ý về điều kiện tác động đến khả năng phát triển và hoạt động của Trichoderma như nhiệt độ, độ ẩm,…
  • Hầu hết các loại cây trồng từ cây ăn trái đến các loại cây kiểng đều có thể tương thích và sử dụng được.
  • Các loại chế phẩm hiện nay đều được sản xuất dưới dạng bột và nước. Trước khi sử dụng, mọi người cần chú ý pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ cụ thể trên hướng dẫn bao bì trước khi phun xịt lên cây
Sử dụng chế phẩm Trichoderma đúng cách
Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Nếu sau khi tìm hiểu mà vẫn chưa tìm ra loại sản phẩm nào phù hợp, mời mọi người cùng tham khảo Chế phẩm sinh học Trichoderma – Đức Bình do công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình trực tiếp sản xuất. Với cách sử dụng đơn giản, giá thành hợp lý nhưng mang lại giá trị sử dụng cao, Chế phẩm vi sinh Đức Bình cam kết đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà quý khách hàng đang tìm kiếm.

-11%
Video
(4) Giá gốc là: 45.000 ₫.Giá hiện tại là: 40.000 ₫.
Video
(1) 50.000 
Video
(1) 50.000 
Video
(1) 45.000 
-42%
Video
(1) Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 70.000 ₫.
-42%
(1) Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 70.000 ₫.
-17%
Video
(1) Giá gốc là: 30.000 ₫.Giá hiện tại là: 25.000 ₫.
Video
(1) 110.000 
-14%
Video
(3) Giá gốc là: 35.000 ₫.Giá hiện tại là: 30.000 ₫.
Video
(2) 70.000 
-20%
Video
(1) Giá gốc là: 250.000 ₫.Giá hiện tại là: 200.000 ₫.

5/5 - (1 bình chọn)

1 thoughts on “Trichoderma: Phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *