Hiện nay, nhu cầu trồng cây xanh tại các hộ gia đình rất phổ biến. Thế nhưng, không nhiều người biết và hiểu rõ về tro bếp cũng như cách tận dụng những công dụng của tro bếp vào việc tự trồng cây. Hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tham khảo bài viết sau đây nhé!
Tro bếp là gì và thành phần của tro bếp
Từ xa xưa đến nay, người dân đã quen thuộc với việc sử dụng tro bếp làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi sử dụng nhiều than củi phục vụ đun nấu và trồng nhiều loại cây trong gia đình.
Tro bếp là những phần tro màu trắng xám còn sót lại sau quá trình đun đốt bằng than, củi, rơm rạ. Những phần tro này có thể được tái sử dụng như một loại phân bón hữu cơ, giúp các loại rau củ, cây xanh trong gia đình có thêm nguồn khoáng chất bổ sung.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công dụng của tro bếp và cách bón với tỷ lệ phù hợp để đạt hiệu quả cao. Với xu hướng tự trồng rau củ sạch tại nhà ngày càng phổ biến, việc biết cách tận dụng nguồn phân bón sạch này từ quá trình làm bếp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho gia đình bạn!
Đọc ngay: Cách ủ mùn cưa nhanh mục làm phân bón cây
Những công dụng của tro bếp đối với cây trồng
Tro bếp có nhiều công dụng tuyệt vời hơn những gì chúng ta nghĩ. Việc nắm bắt được các tác dụng của tro bếp và sử dụng hiệu quả là vô cùng cần thiết trong quá trình trồng trọt rau củ tại nhà.
Dùng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng
Trái với suy nghĩ thông thường rằng tro sau khi đốt xong là một đống bụi vô dụng, thực tế nó chứa nhiều khoáng chất quý giá. Hợp chất có nhiều nhất trong tro bếp là Nitơ, bên cạnh đó còn chứa nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây như Kali, Canxi, Magie, Sắt, Photpho. Thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học, cứ mỗi mét vuông đất trồng, bạn có thể dùng khoảng 100 gram tro bếp làm phân bón.
Tuy cung cấp hàm lượng khoáng chất phong phú cho cây trồng, nhưng không nên lạm dụng loại phân bón tự nhiên này. Tính kiềm trong tro bếp khá cao, có thể làm giảm khả năng sinh sản và sự tồn tại của một số loài có ích như giun đất. Nếu lo ngại việc rải tro không đều, bạn có thể pha 100gr tro bếp vào một xô nước rồi tưới đều lên cây trồng.
Nếu có thể, nên sử dụng tro bếp từ rơm rạ bị đốt cháy thay vì tro từ củi gỗ hay than củi. Tro bếp từ rơm rạ có lượng khoáng chất phong phú hơn, giúp cây trồng nhận được nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn.
Hỗ trợ phòng chống sâu bệnh cho cây trồng
Tính kiềm của tro bếp không hoàn toàn tiêu cực. Chính nhờ tính kiềm này mà các loại sâu bệnh khó sinh sản và tồn tại trên cây trồng. Vì vậy, dù không có công năng đặc hiệu chống sâu bệnh, tính kiềm từ tro bếp giúp cây trồng giảm nguy cơ bị tấn công, nâng cao hiệu quả trồng trọt.
Khi tưới tro bếp trực tiếp lên cây, lá cây sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, nấm hại hoặc sâu rệp khó ăn phá và sinh sống trên cây trồng. Cây cối cũng sẽ phát triển đều và cho năng suất thu hoạch cao hơn.
Cải tạo cấu trúc và làm giàu cho đất trồng
Khi đưa tro bếp vào đất trồng, sau thời gian phân hủy và thẩm thấu, tro bếp giúp cân bằng độ pH và cải tạo cấu trúc đất. Các khoáng chất từ tro bếp giúp đất trở nên phì nhiêu và màu mỡ hơn.
Bạn cũng có thể kết hợp tro bếp với các loại phân bón hữu cơ khác để tạo hỗn hợp phân ủ dinh dưỡng tuyệt vời, giúp cây trồng phát triển nhanh chóng. Nhờ tận dụng tro bếp, khu vườn của bạn sẽ cho sản phẩm năng suất cao với nguồn dinh dưỡng phong phú.
Đương nhiên mọi loại vật đều có nhược điểm, nhưng tác hại của tro bếp rất thấp và hầu như không đáng kể, nên các bạn hãy yên tâm sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng tro bếp để trồng cây
Giống như các loại phân bón hữu cơ khác, cách bón tro bếp cho cây cũng đòi hỏi chúng ta phải nắm được những điểm quan trọng để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Có nhiều cách bón tro bếp cho cây. Bạn có thể bón đều vào đất trước khi gieo hạt hoặc trồng cây giống, để có thời gian phân hủy và cải tạo đất. Hoặc hòa tro bếp vào nước và tưới đều lên đất như đã đề cập trước đó.
Nên bón tro bếp thường xuyên và định kỳ cho cây trồng. Đừng chỉ bón vào một vài thời điểm cố định như trước khi trồng hoặc khi cây bước vào giai đoạn trưởng thành. Làm như vậy, cây sẽ không nhận đủ khoáng chất cần thiết trong suốt quá trình phát triển.
Khi trời mưa hoặc khi tưới nước hàng ngày, một phần khoáng chất sẽ bị rửa trôi. Do đó, cần siêng năng bón tro bếp thường xuyên để cây không thiếu dưỡng chất, tránh tình trạng suy yếu, còi cọc và năng suất thấp.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng tro bếp một cách không cần thiết. Bón quá nhiều sẽ phản tác dụng, gây ra các vấn đề như tính kiềm trong đất tăng cao không kiểm soát, giảm số lượng sinh vật và vi sinh vật có lợi, khiến việc trồng trọt không đạt hiệu quả mong muốn.
Cách bón tro bếp cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, giống cây và cường độ canh tác. Nên kết hợp tro bếp với các loại phân bón hữu cơ khác, đồng thời bổ sung vi chất phù hợp với từng loại cây trồng. Đặc biệt khi cây bước vào giai đoạn ra hoa hoặc ra quả, cần bón nhiều tro bếp hơn để cây được nạp đủ dưỡng chất phục vụ cho quá trình này.
Các phương pháp tái sử dụng rác thải nhà bếp khác để trồng cây
Ngoài cách dùng tro bếp, bạn có thể tận dụng những loại rác thải nhà bếp khác để tiết kiệm nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng:
– Vỏ trứng: Sau khi phân hủy sẽ cung cấp hàm lượng Canxi cần thiết cho cây trồng.
– Phần rau củ bỏ đi: Những phần rau sâu, hư, héo, gốc rễ già, vỏ trái cây sau khi phơi khô và đốt thành tro, hoặc để tự phân hủy trong đất, có thể cung cấp lượng đạm dồi dào.
– Bã cà phê: Là nguồn phân bón giàu đạm, Magie và Kali, giúp cây hấp thụ khoáng chất và dinh dưỡng tốt hơn. Phù hợp với các loại cây trồng có củ – những giống cây ưa môi trường axit – như cà rốt, khoai, hành, nha đam, hoa hồng.
– Bã đậu nành: Là nguồn phân bón tự nhiên tuyệt vời. Có thể ủ vào đất cho đến khi phân hủy tạo dưỡng chất, hoặc pha loãng với nước và tưới lên cây.
– Nước vo gạo: Nên tưới vào buổi chiều mát. Cám gạo trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin và tinh bột giúp cây tăng trưởng tốt hơn.
Đọc ngay: Cách ủ rác nhà bếp nhanh hoai mục không mùi hôi hiệu quả nhất
Chế phẩm EM (EMZEO) – Men vi sinh EM gốc dạng bột
Khi sử dụng tro bếp cùng các loại rác thải nhà bếp khác làm phân bón, bạn có thể dùng kèm chế phẩm EMZEO Đức Bình để thúc đẩy quá trình phân hủy tạo khoáng chất của các loại rác thải hữu cơ này. Đây là thương hiệu cung cấp các sản phẩm sinh học uy tín và đảm bảo chất lượng hàng đầu hiện nay.
Tận dụng nguồn rác thải nhà bếp hiện nay là xu hướng vô cùng thiết thực, dễ thực hiện, giúp tiết kiệm kinh phí và bảo vệ môi trường. Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về tro bếp cũng như những tác dụng của tro bếp trong quá trình trồng cây tại nhà!
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình