Có nên dùng rác nhà bếp để trồng cây? Cách ủ rác nhà bếp đơn giản làm phân bón trồng rau sạch
Hiện nay, lượng rác thải hữu cơ từ nhà bếp của mỗi hộ gia đình là rất lớn, chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng rác thải. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng là rất lớn. Vậy có nên dùng rác nhà bếp để trồng cây hay không? Và cách ủ rác nhà bếp đơn giản, nhanh hoại mục và khử sạch mùi hôi làm phân bón trồng rau như thế nào hiệu quả nhất? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây, mời các bạn tiếp tục theo dõi nhé!
1. Có nên dùng rác nhà bếp để trồng cây?
Sử dụng nhiều phân bón hóa học sẽ làm đất chai cứng, bạc màu. Việc bổ sung lượng phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất trồng hiệu quả và cây trồng phát triển tốt hơn.
Trong khi đó, lượng rác thải hữu cơ từ nhà bếp của mỗi gia đình là cực kỳ lớn. Tận dụng rác nhà bếp để làm phân bón hữu cơ, dưỡng chất bón cho cây trồng hiệu quả.
Dùng rác nhà bếp để trồng cây là biện pháp hữu ích vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tạo ra được nguồn thức ăn ưa thích của cây trồng.
1.1 Lựa chọn rác thải nhà bếp để trồng cây
Không phải tất cả rác thải nhà bếp có thể sử dụng để trồng cây được. Các loại rác thải vô cơ như: túi bóng, chai nhựa, lọ thủy tinh … cây trồng không ăn được, nên phải tiến hành loại bỏ chúng.
Phân loại rác thải nhà bếp và chọn các rác thải hữu cơ để dùng để chế biến ra nguồn thức ăn cho cây trồng.
Một số loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: hoa quả dư thừa hoặc bị hỏng, vỏ trái cây, cuộng rau, vỏ trứng, xương lợn, vỏ trứng …
Tùy từng nguồn rác thải nhà bếp của mỗi gia đình mà có các thành phần hữu cơ khác nhau. Vỏ chuối giàu kali, cuộng rau thì rất giàu vitamin, xenluloz … tăng độ mùn cho đất rất tốt
Kết hợp với vỏ trứng là nguồn canxi, khoáng tự nhiên. Xương lợn, xương gà, xương vịt … cung cấp nguồn lân hữu cơ. Còn đạm sinh học thì có sẵn trong hoa quả, thức ăn dư thừa: thịt cá, canh cặn
Như vậy, tổng hợp các loại rác thải nhà bếp, cung cấp đủ lượng đạm, lân, kali, chất xơ, khoáng, vitamin, vi lượng … có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Vậy tại sao chúng ta không chú ý sử dụng rác thải nhà bếp để trồng cây?
1.2 Lợi ích của việc sử dụng nhà bếp để trồng cây
Việc dùng rác nhà bếp để trồng cây đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và môi trường. Chỉ một hành động nhỏ mang lại lợi ích vô cùng to lớn.
– Giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ về phân bón, chăm sóc cho cây trồng
– Tăng lượng hữu cơ, chất mùn, dinh dưỡng, hệ vi sinh vật hữu hiệu và cải tạo đất tốt
– Cắt giảm và hạn chế sử dụng phân bón hóa học
– Xử lý rác thải và bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính …
– Tự tay trải nghiệm làm phân bón từ chính các phế thải của gia đình mình
– Sản xuất ra được các loại rau quả hữu cơ, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng
1.3 Sử dụng rác nhà bếp bón cho cây đúng cách
Nếu cứ bón trực tiếp rác nhà bếp cho cây trồng thì cây không thể tiêu hóa được và chất lượng dinh dưỡng rất kém. Vậy, sử dụng rác nhà bếp như thế nào mới đúng cách?
Để sử dụng hiệu quả rác thải nhà bếp, trước tiên phải biến chúng thành dinh dưỡng, phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học để ủ rác hữu cơ. Đây chính là quá trình chế biến phế thải hữu cơ từ nhà bếp thành dinh dưỡng sạch cho cây trồng hấp thu.
Việc dùng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải hữu cơ giúp phân giải các chất thải hữu cơ và khử mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ phân. Sau khi ủ, rác nhà bếp sẽ biến thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng trong vườn.
Để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, nên thu gom đầy đủ các thành phần rác thải, giúp cây trồng không thiếu loại dưỡng chất nào: bao gồm cả đa lượng, trung lượng, vi lượng …
Việc bón rác nhà bếp cho cây trồng cũng phụ thuộc nhiều vào từng loại cây trồng, thời kỳ phát triển của cây và an toàn nhất là nên ủ hoai mục kỹ mới bón cho cây.
Ví dụ: khi cây còn non, thì nên bón các loại phân hữu cơ chứa nhiều đạm để phát triển thân, lá. Khi cây phát triển ổn định, thì bón loại phân cân đối về dưỡng chất.
Xem thêm: Cách ủ đậu nành làm chế phẩm đậu tương bón cây
2. Cách ủ rác nhà bếp đơn giản hiệu quả nhất
Hiện nay, có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách xử lý rác thải nhà bếp làm phân bón cho cây trồng. Tuy nhiên, để sử dụng rác thải nhà bếp hiệu quả hơn nữa, Chế phẩm vi sinh Đức Bình, chia sẻ chi tiết Cách ủ rác thải nhà bếp đơn giản, nhanh hoại muc và sạch mùi hôi làm phân bón rau hiệu quả bất ngờ!
2.1 Lựa chọn loại men vi sinh ủ rác nhà bếp hiệu quả
Tác dụng của chế phẩm men vi sinh trong quá trình ủ rác nhà bếp:
– Phân giải rác nhà bếp thành các chất hữu cơ giúp cây trồng hấp thu dễ dàng
– Khử mùi hôi thối của rác nhà bếp
– Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh trong rác thải
– Diệt mầm bệnh, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi.
– Cung cấp hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho phân compost ủ từ rác nhà bếp
Có rất nhiều loại chế phẩm sinh học có thể ủ rác thải nhà bếp làm phân bón hữu cơ trồng rau sạch. Nhưng lựa chọn loại chế phẩm sinh học vừa ủ hoai nhanh vừa khử mùi hôi rác thải hiệu quả nhất không phải dễ tìm. 3 loại chế phẩm sinh học ủ rác nhà biếp tối nhất hiện nay, có thể kể đến như:
– Nấm Trichoderma Bacillus – Đức Bình
– Chế phẩm IMO Đức Bình
Quý khách hãy tìm mua đúng các loại chế phẩm sinh học như trên để ủ rác nhà bếp, biến chúng thành dinh dưỡng chăm sóc cho vườn rau nhà mình nhé.
2.2 Các bước ủ rác nhà bếp đơn giản hiệu quả nhất:
Qua nhiều lần thử nghiệm, xét thấy chế phẩm sinh học EMZEO ủ rác nhà bếp rất hiệu quả. Vì vậy, Chế phẩm vi sinh Đức Bình hướng dẫn chi tiết Cách ủ rác thải nhà bếp với chế phẩm EMZEO. Đây là quy trình hướng dẫn ủ rác nhà bếp chuẩn nhất, vừa có thể lấy nước ủ hữu cơ tưới rau, vừa sử dụng phân hữu cơ bón gốc, cải tạo đất cho cây trồng.
Các bước ủ rác nhà bếp làm phân bón rau hiệu quả nhất
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
– Rác thải nhà bếp: cơm thừa, canh thừa, vỏ hoa quả, hoa quả thối, lá cây, cuộng rau, vỏ trứng ….
– 1 gói chế phẩm vi sinh EMZEO 200gr
– Mật rỉ đường, đường mía, đường mật mía, đường phên: 1 lít
– Nước sạch
Bước 2: Cách thực hiện
– Trộn đều các thành phần của rác nhà bếp
– Rắc một lớp chế phẩm EMZEO dưới đáy thùng để giúp quá trình lên men và xử lý nước rác ở đáy
– Bỏ rác nhà bếp vào thùng, chiều dày khoảng 4 – 5 cm, nếu nhiều nước nên vắt bớt nước ( độ ẩm khoảng 45 – 50%) để quá trình lên men được tốt hơn
– Rắc một lớp men vi sinh lên bề mặt rác trong thùng. Tiếp tục tiến hành bỏ một lớp rác thải nhà bếp và rắc men lên bề mặt
– Hàng ngày có thể bổ sung thêm rác nhà bếp lên trên. Bổ sung xong lại rắc một lớp men lên bề mặt
– Để tăng hiệu quả phân giải và khử mùi hôi tốt hơn, tiến hành bổ sung thêm mật rỉ đường và thù ủ theo tỉ lệ 1 lít mật rỉ cho 100kg rác thải
– Đậy kín ủ 15 – 20 ngày rồi lấy ra sử dụng
Bước 3: Thời gian ủ rác và lựa chon vị trí đặt thùng ủ
– Sau khi ủ được 7 – 10 ngày tiến hành lấy nước ủ rác ra sử dụng
– Thời gian ủ rác thải nhà bếp với chế phẩm EMZEO 15 – 20 ngày là hoai mục hoàn toàn thu được nguồn phân compost bón cho rau sạch, các loại cây trồng
– Tìm vị trí đặt thùng ủ: Nơi khô thoáng, tránh mưa nắng, ruồi nhặng, ròi bọ
Ngoài ra, rác nhà bếp – rác hữu cơ còn được sử dụng để làm dung dịch enzyme bảo bệ cây trồng. Mời các bạn tham khảo bài viết: GE là gì? Cách làm GE tưới lan, hoa hồng, cây cảnh
2.3 Lưu ý khi ủ rác nhà bếp
– Có thể sử dụng nấm trichoderma bacillus, chế phẩm EMGRO để ủ rác nhà bếp, quy trình cách ủ tương tự như ủ với EMZEO. Tốt nhất kết hợp trichoderma với EMZEO để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao hiệu quả phân ủ.
– Đậy kín thùng ủ tránh ruồi nhặng và giúp quá trình lên men tốt hơn
– Nên bổ sung đầy đủ các thành phần rác thải nhà bếp, giúp chất lượng phân bón cân đối
– Không được sử dụng phân compost khi chúng còn nóng vì quá trình lên men chưa kết thúc.
3. Cách sử dụng phân ủ từ rác nhà bếp trồng rau
Phân hữu cơ sau khi ủ rác nhà bếp là nguồn phân compost chất lượng cao bón cho rau sạch, các loại cây trồng.
Xem chi tiết: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà
Cách sử dụng hiệu quả phân ủ rác nhà bếp như sau:
– Sử dụng để tưới lá, thân, gốc cây: Lấy dịch ủ sau 7 – 10 ngày pha với nước sạch theo tỉ lệ 1 lít dịch rỉ + 20 lít nước sạch, tưới cho rau sạch, các loại cây trồng. Sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát
– Hòa phân ủ từ rác nhà bếp với nước sạch để tưới cho cây: 1kg hòa với 30 – 40 lít nước sạch, tưới ướt đều cho vườn rau
– Bón trực tiếp vào gốc cây: Tùy từng loại cây, độ tuổi cây … mà bón lượng phân ủ khác nhau, thông thường bón 200 – 400gr/gốc. Đối với vườn rau, rắc đều trên bề mặt luống.
– Dùng để chuẩn bị đất trồng cây: Trộn đều phân rác nhà bếp với đất trồng cây, để cải tạo đất trồng. Đối với vườn rau sạch chuẩn bị đất trồng xới đất, bón phân ủ nhà bếp, xới đều, san bằng mặt luống để trồng rau sạch.
Các bạn có thể tham khảo thêm Cách làm dịch chuối, trứng, sữa đậu nành bón cho rau sạch hiệu quả cao!
4. Một số câu hỏi về ủ rác nhà bếp
Rất hiệu quả vì thùng xốp giữ kín, tránh ruồi nhặng vào đẻ trứng sinh giòi tốt. Ngoài ra thùng xốp còn có công năng giữ nhiệt, giữ ẩm … tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của men ủ rác nhà bếp.
Có nhiều loại vi sinh được sử dụng để ủ rác nhà bếp. Chế phẩm trichoderma là một loại trong đó. Ủ rác nhà bếp với trichoderma giúp phân giải rác nhanh, mùn hóa rác thải nhà bếp hiệu quả. Tuy nhiên nấm trichoderma chỉ tác dụng phân giải chất xơ, cellulose, tinh bột … nhanh, còn các thành phần khác như: chất đạm, chất béo … nấm trichoderma phân giải kém hơn. Chính vì vậy cách ủ rác nhà bếp hiệu quả nhất vẫn là kết hợp chế phẩm emzeo và trichoderma bacillus Đức Bình.
Nước vo gạo chứa rất nhiều khoáng chất, vi tamin, dinh dưỡng … cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Tận dụng nước vo gạo hàng ngày kết hợp ủ cùng với rác thải nhà bếp tạo ra một loại phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao để bón cây hiệu quả. Cách ủ rác thải nhà bếp với nước vo gạo đơn giản, dễ thực hiện
1. Chuẩn bị
- 30 lít nước vo gạo
- 70kg rác thải nhà bếp
- 1 lít mật rỉ đường Đức Bình
- 1 gói chế phẩm Emzeo 200gr
- Thùng xốp, xô nhựa, găng tay cao su …
2. Cách làm hiệu quả
- Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước 1
- Đậy kín thùng ủ ( kín khí). Ủ rác thải từ 5 – 7 ngày có thể chắt nước để tưới cây
- Thời gian ủ 2 – 3 tuần là sử dụng phân hữu cơ từ rác nhà bếp bón rau hiệu quả.
3. Cách sử dụng
- Tưới: 1 lít phân dịch pha với 20 lít nước sạch, tưới đều cho các luống rau.
- Phân hữu cơ từ rác nhà bếp: có thể trộn đất trồng, bón trực tiếp vào gốc cây, bón bề mặt luống rau …
Rất nhiều người khi ủ rác nhà bếp thấy xuất hiện nhiều giòi và đổ bỏ phân ủ. Vậy có cách nào khắc phục xử lý để sử dụng phân từ rác nhà bếp không?
Nguyên nhân do trong rác thải đã có trứng ruồi nhặng ở đó hoặc đậy không kín ruồi nhặng vào đẻ trứng sinh giòi.
Cách xử lý phân rác nhà bếp bị giòi:
- Cho thêm mật rỉ đường và men vi sinh emzeo vào với lượng bằng 1/2 ban đầu
- Đậy chặt thùng ủ (kín khí), men emzeo sẽ giúp phân giải rác thải và cả giòi nhanh chóng biến thành dinh dưỡng cho cây trồng.
- Để phòng tránh ngay từ ban đầu nên đậy kín thùng ủ rác nhà bếp.
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Cám ơn Đức Bình. Bài viết của bạn rất tốt. Nhà tôi cũng đang ủ răc nhà bếp để trồng rau sạch tại nhà. Nhưng tại Biên Hòa, Đồng Nai tìm mua Emzeo không có, chỉ có Emuniv. Vậy Đức Bình có thể gửi hàng vào Biên Hòa, Đồng Nai được không. Giá mỗi gói Emzeo 200 gr là bao nhiêu? Cám ơn.
Dạ Chào anh Đức Bình, anh hướng dẫn cách ủ rác nhà bếp ngoài các thành phần trên cộng thêm mật mía, tôi không có mật mía vậy tôi dùng đường thẻ nấu thành mật đường mía được 1 lít được không anh ? Xin anh phản hồi sớm dùm tôi. Cám ơn rất nhiều
Nhà em đã ủ và sử dụng 5 năm qua – Trong quá trình ủ em không cho thêm Mật Mía và Emzeo – em tăng cường thêm xác của mắt quả Thơm (Dứa) (Phần xác Dứa này em đã ủ làm nước rửa chén trước)
Dạ, e rất muốn học hỏi cách ủ của anh/ chị. Cho em tham khảo cách ủ của anh/chị được không ạ?
Chào anh Đức Bình. Anh cho hỏi mình bỏ mật rỉ đường vào khi ủ rác nhà bếp vào lúc nào và có phải pha loãng hay ko