...

3 Cách khử mùi hôi chuồng gà nhanh chóng hiệu quả

Là một loại gia cầm ít tốn công chăm sóc, lượng tiêu thụ đầu ra luôn ở mức ổn định, mô hình trang trại nuôi gà ngày càng được nhiều người triển khai và mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi dù lớn hay nhỏ thì việc khử mùi cho chuồng trại vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả, nhằm đạt lợi ích kinh tế cao nhất!

3 Cách khử mùi hôi chuồng gà đã áp dụng trong nhiều trang trại
Cách khử mùi chuồng gà hiệu quả

Tại sao chuồng gà có mùi hôi và ảnh hưởng của nó

Khác với hình thức nuôi thả vườn, gà được nuôi nhốt trong không gian khép kín như chuồng trại thường bị hạn chế không gian sinh hoạt. Các hoạt động ăn uống, vệ sinh,…hầu như chỉ diễn ra trong phạm vi này. Sau một thời gian, lượng chất thải và thức ăn thừa bị tồn đọng nếu không kịp xử lý sẽ bị phân hủy tạo thành khí như amoniac, hydro sunfua, mercaptan,…Đây là nguyên nhân chính gây ra mùi tanh hôi khó chịu cho chuồng gà.

Bên cạnh đó, gà là loại động vật chăn nuôi có đặc tính chịu lạnh kém. Do đó bà con nông dân không thể tắm rửa hoặc xịt vệ sinh chuồng trại cho chúng thường xuyên như các loại gia súc khác như heo, bò,…

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người

Mùi hôi chuồng trại có nguồn gốc chủ yếu từ chất thải của vật nuôi không được xử lý kịp thời. Một trong những chất chủ yếu gây ra mùi hôi đó là Amoniac (NH3). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khí Amoniac có đặc tính ăn mòn. Nếu cơ thể người phải thường xuyên hít thở lượng lớn Amoniac trong không khí có thể gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp.

Xử lý mùi hôi chuồng gà có quan trọng không?
Tác hại của khí Amoniac

Về lâu dài, amoniac còn có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Đồng thời, dù hít nồng độ Amoniac thấp hơn cũng sẽ gây ra tình trạng ho kéo dài, kích ứng mũi họng và gây chảy nước mắt. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến tác hại của khí H2S- một loại khí sinh ra chủ yếu do quá trình phân hủy lượng protein dư thừa trong phân gà.

H2S vốn nặng hơn không khí và có mùi trứng thối đặc trưng. Tuy nhiên chúng nhanh chóng đánh lừa khứu giác con người và nghĩ rằng chúng đã tan đi. Tiếp xúc lâu chỉ với 2-5 phần triệu H2S cũng có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt. Về lâu dài, H2S có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm kết mạc, liệt thần kinh,…

Giảm năng suất và gây bệnh cho đàn gà

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của con người, chuồng trại tanh hôi bẩn thỉu còn là môi trường lý tưởng cho các vi sinh có hại phát triển. Đặc biệt trong chất thải của gà có rất nhiều vi trùng, nấm bệnh và vi sinh vật có hại như Salmonella, Fusarium, phytophthora, E.coli.

Nếu không giữ vệ sinh chuồng trại, những vi sinh này sẽ là nguy cơ trở thành mầm bệnh cho đàn gia súc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng đầu ra của đàn gà kém, làm giảm nguồn thu kinh tế cho người chăn nuôi.

Đọc ngay: Cách khử mùi hôi chó mèo hiệu quả nhất hiện nay

Cách 1: Khử mùi hôi chuồng gà bằng công nghệ ấu trùng ruồi lính đen

Trước các tác hại của mùi hôi chuồng trại phát sinh trong quá trình chăn nuôi gà, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là công nghệ sinh học. Một trong những cách xử lý mùi hôi chuồng gà hiệu quả, ít tốn kém được bà con sử dụng nhiều nhất phải kể đến chính là công nghệ ấu trùng ruồi lính đen.

Giới thiệu về ruồi lính đen

Ruồi lính đen hay ruồi đen tên khoa học là Hermetia Illucens, thuộc lớp côn trùng Hexapoda và bộ Diptera (Cánh đôi). Chúng có sẵn trong môi trường tự nhiên và đặc biệt thường xuất hiện ở khu vực có vật chất hữu cơ đang phân hủy. Vòng đời của ruồi lính đen gồm có 4 giai đoạn: trứng > ấu trùng > nhộng > và cuối cùng là ruồi trưởng thành.

Cách khử mùi hôi chuồng gà bằng công nghệ ấu trùng ruồi lính đen
Vòng đời của ruồi lính đen

Lợi ích của việc sử dụng công nghệ ấu trùng ruồi lính đen

Trong các giai đoạn phát triển, ấu trùng ruồi lính đen có khả năng tiêu hóa các hợp chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt, phân gia súc gia cầm,…tạo ra chất mùn rất tốt cho môi trường đất. Có thể nói, ấu trùng ruồi lính đen chính là loại sinh vật phàm ăn nhất trong thế giới tự nhiên.

Chúng có thể tiêu thụ một khối lượng cực lớn chất thải chỉ trong vòng 24 giờ, tức là trước cả khi các chất thải này kịp phân hủy thành các khí gây mùi hôi thối khó chịu. Theo số liệu nghiên cứu thực tế cho thấy, 1m2 ấu trùng có thể phân hủy khoảng 40kg chất thải, và tạo ra khoảng 18kg các chất mùn khoáng.

Đặc biệt với hàm lượng dinh dưỡng cao (42% protein 34% chất béo), ấu trùng ruồi sống còn có thể được dùng làm thức ăn cho gà. Đồng thời, ruồi lính đen còn là thiên địch của rất nhiều loại côn trùng có hại khác, trong đó có ruồi nhà.

Lợi ích của việc sử dụng công nghệ ấu trùng ruồi lính đen trong chăn nuôi gà
Xử lý mùi hôi chuồng trại góp phần tăng chất lượng sức khỏe đàn gà

Hướng dẫn xây dựng mô hình ruồi lính đen tại gia

Bước 1: Chuẩn bị khay ủ trứng ruồi lính đen

Với 1kg cám hoặc 1kg bánh dầu dừa, bà con cần chuẩn bị loại khay có kích thước tối thiểu là 40x60cm. Sau khi trộn đều các nguyên liệu trên cùng khoảng 3 lít nước, bà con có thể nạp trứng lên bề mặt hỗn hợp. Lưu ý không nên cắm sâu vào bên trong. Cuối cùng đậy khay ủ trứng lại bằng lưới mùng để tránh ruồi nhặng và đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Bước 2: Chuyển trứng ruồi đã nở sang máng nuôi

Sau 4 ngày, trứng ruồi lính đen sẽ nở ra. Lúc này chúng ta sẽ chuyển chúng sang máng nuôi. Bà con cần cho thêm 2 kg hèm bia + 2kg xác mì + 4 kg nước vào máng và nuôi ruồi lính đen ở môi trường mới này trong 14 ngày.

Bước 3: Thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen

Cứ khoảng 7 ngày, bà con hãy kiểm tra máng nuôi 1 lần. Lúc này ấu trùng đã bắt đầu ăn mạnh nên ta có thể cho chúng ăn các loại chất thải như phân gà, đồ ăn thừa của gà. Và khoảng 2 tuần kể từ lúc chuyển máng, chúng ta có thể thu hoạch được ấu trùng ruồi đen thành phẩm.

Cách 2: Khử mùi hôi chuồng gà bằng đệm lót sinh học

Tuy công nghệ ruồi lính đen được xem là cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả, nhưng quá trình nhân nuôi ruồi lính đen cũng không thực sự đơn giản đối với nhiều người. Do vậy, vẫn còn một phương pháp xử lý mùi hôi chuồng được xem là hướng đi không chỉ hiệu quả mà lại cực kỳ đơn giản, đó chính là sử dụng đệm lót sinh học.

Cách khử mùi hôi chuồng gà bằng đệm lót sinh học
Cách khử mùi phân gà bằng đệm lót sinh học được sử dụng khá phổ biến hiện nay

Đệm lót sinh học là gì?

Đệm lót sinh học là một lớp lót trên bề mặt chuồng trại bao gồm các nguyên liệu trơ, không dễ bị nhũn nước như trấu, mùn cưa,…kết hợp cùng với một hệ vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này sẽ giúp phân hủy các chất thải không để chúng kịp biến đổi thành các khí gây mùi hôi. Đồng thời, hệ vi sinh này còn có khả năng ức chế và tranh giành môi trường sống của các loại vi sinh vật có hại khác, giúp bảo vệ và ngăn ngừa các chứng bệnh thường gặp ở gà.

Xem ngay: Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi hiệu quả nhất

Hướng dẫn làm đệm lót sinh học bằng chế phẩm EM

Chế phẩm EM được tạo ra bằng cách kết hợp các loại sinh vật có lợi và có khả năng sống cộng sinh với nhau. Đây được xem là nguyên liệu không thể thiếu khi tiến hành làm đệm sinh hoạt cho chăn nuôi. Thông thường một gói chế phẩm EMZEO 200gr dạng bột của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Đức Bình có thể dùng được cho chuồng gà diện tích khoảng 7-10 m2. Để có thể khử mùi hôi với đệm lót sinh học, bà con áp dụng các bước theo hướng dẫn sau đây.

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học bằng các chế phẩm EM
Sử dụng chế phẩm EMZEO làm đệm lót sinh học là cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả

Bước 1: Trộn chế phẩm EMZEO

Với 5 kg cám, bà con cần chuẩn bị 1kg chế phẩm EMZEO (tức là khoảng 5 gói loại 200gr). Sau đó cho thêm 2.5-3 lít nước sạch rồi đảo đều. Cuối cùng bà con cho hỗn hợp này vào túi hoặc thùng đậy kín, đặt vào nơi râm mát khoảng 1 ngày (đối với mùa hè) hoặc ủ ấm 2-3 ngày (đối với mùa đông).

mua-che-pham-sinh-hoc

Bước 2: Tiến hành làm đệm lót sinh học

Trong lúc chờ ủ chế phẩm EMZEO, bà con thực hiện rải trấu lên toàn bộ nền chuồng một lớp dày khoảng 10-15cm, có thể thay trấu bằng mùn cưa nếu muốn. Đợi tầm 1-2 ngày hoặc khi thấy phân đã phủ kín bề mặt chuồng, bà con dùng cào đảo nhẹ bề mặt (sâu 1-3cm). Cuối cùng, bà con dùng chế phẩm EMZEO đã ủ rắc đều lên trên là hoàn tất.

Cách 3: Khử mùi hôi chuồng gà bằng Men rắc chuồng gà EMZEO

Men rắc chuồng gà EMZEO là dòng chế phẩm vi sinh chuyên khử mùi hôi trong chăn nuôi, giúp chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát. EMZEO là dòng chế phẩm sinh học, vì vậy hoàn toàn chỉ có lợi, không ảnh hưởng tới con người, môi trường và vật nuôi. Sản phẩm EMZEO xử lý mùi hôi chuồng gà hiệu quả ngay sau khi sử dụng 10 – 15 phút.

Cách khử mùi hôi chuồng gà bằng Men rắc chuồng gà EMZEO
Cách khử mùi hôi chuồng gà bằng men rắc chuồng gà EMZEO

Đây là cách khử mùi phân gà đơn giản nhất mà lại hiệu quả cao. Phương pháp này khắc phục được tất cả các nhược điểm của đệm lót sinh học hiện nay.

Cách sử dụng:

– Rắc trực tiếp vào chuồng trại chăn nuôi gà. Nếu chuồng gà đang sử dụng lót chuồng là trấu, cát, mùn cưa …. sử dụng men khử mùi chuồng gà EMZEO đều hiệu quả.

– 1 gói 200gr rắc cho 10 – 15 m2 (lần đầu)

– Định kỳ 15 – 20 ngày hoặc khi có mùi hôi xuất hiện lại, sử dụng lại theo định lượng: 1 gói men chuồng gà EMZEO rắc cho 25 – 30m2 (tùy thuộc vào lượng gà trong chuồng)

mua-che-pham-sinh-hoc

Trên đây là tổng hợp các cách khử mùi hôi chuồng gà, cách xử lý phân gà không hôi hiệu quả theo công nghệ sinh học. Hy vọng bài viết này đã giúp bà con có thể giải quyết dứt điểm tình trạng mùi hôi khó chịu trong quá trình chăn nuôi. Chúc bà con thành công!

1 thoughts on “3 Cách khử mùi hôi chuồng gà nhanh chóng hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *