...

Cách ủ thức ăn cho gà, vịt, ngan, ngỗng chuẩn kỹ thuật

Ủ thức ăn cho gà bằng men vi sinh sẽ giúp cho thức ăn được làm chính là không cần trải qua quá trình đun nấu. Đây là phương pháp sử dụng men vi sinh rất phổ biến trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất nuôi gia cầm. Chúng ta hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm hiểu chi tiết về việc dùng men vi sinh để ủ thức ăn cho gia cầm ngay bây giờ.

Cùng tìm hiểu cách ủ thức ăn cho gà, vịt, gia cầm.
Cùng tìm hiểu cách ủ thức ăn cho gà, vịt, gia cầm.

1. Tại sao phải ủ thức ăn cho gà

Việc ủ thức ăn cho gà hay là gia cầm là tạo nên sản phẩm thức ăn hỗn hợp bằng cách kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo được hỗn hợp thức ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho gia cầm. Nếu như thức ăn có chất lượng tốt thì gia cầm và vật nuôi được tăng trọng, đạt hiệu suất thu hoạch cao. Đây là hình thức được nhiều bà con nông nghiệp chú trọng.

Để chế biến thức ăn cho gia cầm tốt, tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu suất thu hoạch có có nhiều yếu tố cần được xem xét tới. Đặc biệt nhất là thành phần dinh dưỡng từ các nguyên liệu được sử dụng tạo ra thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của từng gia cầm trong từng giai đoạn. Mỗi một thời điểm, địa phương khác nhau thì phương pháp để trộn, ủ thức ăn cũng không giống nhau.

Ủ thức ăn cho gà sẽ mang tới thức ăn chất lượng hơn.
Ủ thức ăn cho gà sẽ mang tới thức ăn chất lượng hơn.

Trên thị trường đã có nhiều đơn vị cá nhân hoặc tổ chức, các trang trại gia cầm đầu tư kinh tế lớn và nhiều công sức để nghiên cứu thức ăn cho gia cầm. Gà là một loại thực phẩm phổ biến và có nhu cầu cao tại Việt Nam, chính vì vậy chăn nuôi gà là không hiếm, và để tăng trọng thì ủ thức ăn là điều cần thiết.

Ngoài ra thì trong quá trình ủ hỗn hợp thức ăn, cũng có các loại phôi trộn khác nhau như là cám ngô, cám gạo… Tùy thuộc vào điều kiện, giá thành hoặc các khu vực khác nhau mà nguyên liệu được lựa chọn sao cho phù hợp. Các loại chế phẩm vi sinh hoặc thức ăn đậm đặc cũng được sử dụng khá phổ biến.

Đọc thêm: Thức ăn của cá trôi là gì? Cách làm mồi câu cá trôi hiệu quả

2. Ủ thức ăn cho gà bằng lên men ướt

Ủ thức ăn cho gà bằng cách lên men ướt rất dễ làm, đơn giản và không tốn nhiều công sức. Đây là phương pháp có thể áp dụng trong nhiều điều kiện và bằng các nguyên liệu khác nhau như bã sắn, bã đậu hoặc là rau… Dưới đây sẽ là công thức lên men cho 1 tạ cám gạo hoặc bột ngô.

Sử dụng 1gói cám lên men 200gr cùng 4kg cám hay bột ngô, 1 lít mật rỉ đường để trộn chung vào một chiếc thùng, đổ vào đó 100 lít nước và khuấy đều lên. Nước được sử dụng không nên bị nhiễm mặn hoặc là chứa sắt, sau khi trộn thì để nguyên trong khoảng 1h đồng hồ.

Sử dụng số bột còn lại để trộn đều vào đổ tiếp vào thùng men, nếu như nước chỉ hơi ngập mặt bột thì là tỷ lệ đã vừa phải. Trong trường hợp thiếu nước thì hãy cung cấp thêm còn thừa nước thì bớt nước ra. Hãy chú ý rằng đã khuấy đều hỗn hợp trong thùng men trước khi đổ bột vào.

Ủ thức ăn bằng men ướt không tốn quá nhiều chi phí.
Ủ thức ăn bằng men ướt không tốn quá nhiều chi phí.

Sau khi đã trộn hỗn hợp thì để nguyên trong khoảng 5h đồng hồ rồi sau đó mới đậy kín lại. Thùng cần được để ở nơi thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông nhằm đảm bảo men lên tốt. Thời gian để ủ thức ăn cho gà sẽ tùy thuộc vào môi trường, nếu nhiệt độ môi trường trên 30 độ thì mất khoảng 24h, còn nếu nhiệt độ thấp hơn thì có thể mất tới 48h.

Sau khi kiểm tra mà thức ăn có chút mùi chua cùng thơm mát nghĩa là đã có thể sử dụng. Trong quá trình lên men có thể thức ăn bị trào ra khỏi thùng vì vậy khi đổ bột vào hãy cách miệng thùng một khoảng 20cm. Trong điều kiện thời tiết lý tưởng thì thức ăn có thể sức dụng trong vài ngày, tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường quá nóng thì chỉ nên sử dụng trong 2 ngày mà thôi.

Trong quá trình lên men thì các bạn cũng nên đậy kín thùng, không nên mở ra nhiều lần hoặc để hở nhằm tránh xuất hiện nấm trắng. Nếu nấm trắng ít thì vẫn dùng được nhưng quá nhiều thì có thể sẽ bị hỏng. Tốt nhất các bạn nên căn lượng thức ăn sao cho đủ dùng trong 2 ngày là phù hợp. Sau khi đã ủ thức ăn cho gà thì trước khi cho ăn hãy trộn đều hỗn hợp lên để đảm bảo.

Đọc ngay: 3 cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất hiện nay

3. Ủ thức ăn cho gà bằng lên men ẩm

Đây là phương pháp ủ thức ăn cho gà tốn nhiều công sức và yêu cầu cả điều kiện cụ thể hơn so với cách trên. Ngoài ra thì cách thức này cũng chỉ sử dụng được bột chứ không dùng được bã. Thông thường thì những nông trại có số lượng gia súc, gia cầm lớn dùng máng ăn tự động mới áp dụng cách thức này nhằm mang tới sự tiện lợi và tiết kiệm hơn. Dưới đây là ủ thức ăn cho gà lên men ẩm với 1 tạ cám hoặc bột.

Ủ thức ăn bằng men ẩm cần phôi thức ăn dạng bột.
Ủ thức ăn bằng men ẩm cần phôi thức ăn dạng bột.

Sử dụng 1 gói men hoạt tính cám lên men EMZEO, 1 lít mật rỉ đường cùng với 2kg cám hay bột ngô và cho vào thùng cùng với 35 lít nước sạch. Liên tục khuấy đều trong khoảng 1h đồng hồ chúng ta đã có ngay được nước men. Sau đó chúng ta mới trộn toàn bộ cám hoặc bột ngô thật đều để tưới nước lên trên. Các bạn có thể dùng xẻng để trộn hoặc là dùng sàng, tay xoa….

Với khối lượng thức ăn lớn hoặc nông trại chăn nuôi cần ủ thức ăn cho gà nhiều thì có thể dùng máy trộn để tiết kiệm thời gian. Đổ toàn bộ cám hay bột ngô vào máy để trộn thật đều rồi mới tưới nước men để thu về hỗn hợp ẩm đều, tơi xốp. Để ủ thì các bạn cần có thùng kín hay bao tải chứa hỗn hợp, nhưng không được dỗ chặt hay là lèn thức ăn quá nhiều.

Thức ăn trong bao tải hoặc thùng cần được để hở miệng khoảng 5h đồng hồ rồi mới đóng kín lại. Hãy để thùng chứa thức ăn ở nơi thoáng mát nếu trời nóng hoặc nơi ấm khi trời lạnh để đảm bảo quá trình ủ thức ăn cho gà đảm bảo chất lượng tốt.

Lên men ẩm thì thức ăn sẽ được dùng trong 1-2 ngày.
Lên men ẩm thì thức ăn sẽ được dùng trong 1-2 ngày.

Thời gian ủ của phương pháp này cũng tương tự như cách lên men ướt, thức ăn cũng được dùng trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên thì các bạn nên chú ý sao cho lượng thức ăn của mỗi ngày nằm trong thùng hoặc túi riêng biệt, tránh lẫn lộn thức ăn cũ – mới với nhau.

Trên đây là cách ủ thức ăn cho gà hoặc các loại gia cầm, tuy nhiên nếu dùng với cá thì cần ủ tới 3 ngày để thức ăn có thể xốp và nổi được ở trên mặt nước. Khi ủ cũng không được dỗ chặt thức ăn vào, đảm bảo sự tơi xốp, không cho chúng đè chặt lên nhau. Môi trường bên ngoài rất quan trọng, hãy cố gắng đảm bảo nhiệt độ nơi ủ nằm trong khoảng 30 độ C.

Nếu như khu ủ mà thùng hay túi bị mở ra nhiều lần để lấy thức ăn thì có thể xuất hiện mốc trắng, chính vì vậy mà hãy tính toán để ủ thức ăn trong thùng, túi sao cho đủ dùng trong 1-2 ngày là phù hợp nhất. Nếu như nấm trắng ít thì vẫn có thể sử dụng, tuy nhiên khi ủ thức ăn cho gà mà có nhiều nấm trắng thì có thể thức ăn đã hỏng.

Mua cám lên men EMZEO: https://chephamvisinh.vn/cam-len-men-emzeo/

4. Cách sử dụng thức ăn

Sau khi đã hoàn thành ủ thức ăn cho gà, thì để bổ sung đạm cũng như các loại dưỡng chất tốt chúng ta cần phải phối hợp với một số thức ăn đậm đặc. Điều này giúp cho gà và gia cầm có thể sinh sản tốt, tăng trọng nhanh đạt hiệu quả cao. Các loại thức ăn đậm đặc với hàm lượng đạm lớn hiện nay đều được bán trên thị trường và được sử dụng rộng rãi, các bạn có thể tìm mua ở những đại lý.

Lượng thức ăn của từng loại gia cầm sẽ khác nhau.
Lượng thức ăn của từng loại gia cầm sẽ khác nhau.

Sau khi thức ăn được trộn thì chúng ta cũng có thể hòa thêm nước vào để thức ăn có dạng lỏng, dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên thì với mỗi kích thước của gà và vật nuôi tỷ lệ trộn cũng sẽ khác nhau.

Gia cầm loại nhỏ

  • Tỷ lệ thức ăn lên men ướt và thực ăn đậm đặc là 4:1.
  • Tỷ lệ thức ăn lên men ẩm và thực ăn đậm đặc là 3:1.

Gia cầm loại nhỡ

  • Tỷ lệ thức ăn lên men ướt và thực ăn đậm đặc là 5:1.
  • Tỷ lệ thức ăn lên men ẩm và thực ăn đậm đặc là 4:1.

Gia cầm loại lớn

  • Tỷ lệ thức ăn lên men ướt và thực ăn đậm đặc là 6:1.
  • Tỷ lệ thức ăn lên men ẩm và thực ăn đậm đặc là 5:1.

Gia cầm loại đẻ trứng

  • Tỷ lệ thức ăn lên men ướt và thực ăn đậm đặc là 6:1.
  • Tỷ lệ thức ăn lên men ẩm và thực ăn đậm đặc là 5:1.

Các loại thức ăn có thể sử dụng 2-3 lần trong ngày, tuy nhiên không nên để thừa ở trên máng qua đêm hoặc là lẫn lộn thức ăn cũ mới để đảm bảo được chất lượng. Phôi trộn thức ăn có thể là cám gạo hoặc cám ngô, đây là hai loại phôi phổ biến nhất, tùy theo địa phương, giá thành mà chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế.

Ngoài ra thì một số loại chế phẩm sinh học cũng có thể được sử dụng. Chế phẩm vi sinh vật có nhiều lợi ích đối với gia cầm và vật nuôi, đa số những đơn vị nuôi gia cầm đều sử dụng tới các chế phẩm.

Cách ủ thức ăn cho gà,vịt, ngan, ngỗng, gia cầm đúng kỹ thuật
Cách ủ thức ăn cho gà,vịt, ngan, ngỗng, gia cầm đúng kỹ thuật

5. Lợi ích của ủ thức ăn cho gà bằng chế phẩm sinh học

Hiện nay có nhiều phương pháp, công thức khác nhau để ủ thức ăn cho gà, sử dụng chế phẩm sinh học cũng là một phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều. Nguyên nhân của việc này đến từ các tác dụng mà chế phẩm sinh học đem lại cho gia cầm.

  • Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh sẽ giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
  • Chế phẩm vi sinh vật có thể tạo mùi thơm, sự hấp dẫn cho thức ăn để gia cầm ăn nhiều và khỏe hơn.
  • Vi sinh vật có lợi ở trong chế phẩm sẽ cân bằng hệ thống đường ruột, tăng cường miễn dịch và đề kháng của gia cầm.
  • Thức ăn khi được ủ và lên men sẽ đảm bảo ít bệnh, gia cầm khỏe mạnh hơn, thậm chí là không cần phải sử dụng tới kháng sinh.
  • Trong chế phẩm sinh học thì enzyme có hàm lượng lớn, chúng sẽ tăng cường khả năng hấp thu của vật nuôi.
  • Thức ăn được ủ và lên men cùng chế phẩm giúp cho phân thải ra của gia cầm không bị hôi thối, tạo ra sự ô nhiễm môi trường.

Với những kiến thức về ủ thức ăn cho gà trên bài viết, mong rằng có thể cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu thêm: Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà cam hết 100% hiệu quả

4.9/5 - (18 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *