Hiện nay chăn nuôi heo (lợn) đang chiếm tỉ trọng lớn trong chăn nuôi tại Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi heo đã kéo theo không ít hệ lụy cho môi trường. Điều này nếu để lâu dài sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nặng và gây mất mỹ quan. Vậy cách xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) như thế nào để hạn chế được tình trạng này? Bài viết dưới đây, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ bật mí cho bạn.
Hiện trạng ô nhiễm nước thải từ chăn nuôi heo
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo chiếm tỉ trọng rất lớn và phát triển ở mức độ chóng mặt. Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề chăn nuôi và xử lý chất thải chưa được đảm bảo an toàn vệ sinh, từ đó đã ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.
Hiện trạng chăn nuôi và cách xử lý nước thải chăn nuôi heo
Ô nhiễm môi trường kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Nước thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe trên nhiều phương diện như ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí và sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh liên quan đến đường ruột.
Nếu không có biện pháp kịp thời để ngăn chặn và xử lý, tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho các virus xâm nhập vào cơ thể gây dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy cách xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả là gì?
Xem ngay: Bí quyết xử lý chất thải chăn nuôi lợn hiệu quả nhất
Đặc điểm nước thải chăn nuôi heo và yêu cầu xử lý
Nước thải chăn nuôi heo có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn, cặn lơ lửng và có chứa N, P, cùng nhiều sinh vật gây bệnh. Với thực trạng hiện nay, cần phải xử lý nước thải chăn nuôi heo trước khi đưa ra ngoài môi trường. Quy trình xử lý cần phù hợp và không ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi. Việc lựa chọn quy trình xử lý phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Thành phần chất hữu cơ và vô cơ
Trong nước thải chăn nuôi heo, chất hữu cơ và vô cơ chiếm đến 70%. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, trong khi chất vô cơ chiếm khoảng 30% bao gồm đất, cát, muối, ure, SO42-.
2. Hàm lượng nito và photpho
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khả năng hấp thụ N và P của gia súc rất kém. Khi không hấp thụ được, chúng sẽ được bài tiết qua phân và nước tiểu. Chính vì thế, chất thải chăn nuôi heo có lượng N và P rất cao. Thông thường, hàm lượng N có trong chất thải từ 600-1100mg/l và P từ 40-100mg/l.
3. Vi sinh vật gây bệnh
Nước thải chăn nuôi thường chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng, virus và trứng ấu trùng, trứng giun có thể gây bệnh nguy hiểm cho con người. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quy định nghiêm ngặt về vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Giải pháp: Cách xử lý mùi hôi nước thải hiệu quả nhất hiện nay
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả
Phân của vật nuôi chứa nhiều chất như N, P, Cu, Niken và vi sinh vật gây hại không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước mà còn làm ô nhiễm đất – một tài nguyên quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.
Vì vậy, cần có cách xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả để không làm rối loạn độ phì nhiêu của đất và chất lượng cây trồng. Dưới đây là các phương pháp xử lý được sử dụng phổ biến hiện nay:
Hệ thống xử lý nước thải cần phải được khắc phục kịp thời
1. Công nghệ sinh học khí Biogas
Cách xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng khí Biogas được ứng dụng phổ biến tại các trang trại quy mô lớn. Hầm biogas giúp giảm mùi hôi, tránh ô nhiễm nước và sinh ra khí đốt có thể tận dụng để tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay có 3 loại hầm biogas phổ biến: hầm có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, bạn có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện và quy mô chăn nuôi.
Trong hầm biogas, tác động của chế phẩm vi sinh với tốc độ phân hủy cao và vi sinh vật kỵ khí giúp dễ dàng phân hủy chất hữu cơ trong nước thải, đồng thời sinh ra khí biogas phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Cách xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng công nghệ sinh học khí biogas
Hệ thống xáo trộn nước thải trong hầm giúp loại bỏ cặn lắng và tạo điều kiện sinh khí CH4 hiệu quả. Hỗn hợp khí sinh học biogas chủ yếu gồm CH4 (chiếm hơn 60%) và CO2 (chiếm hơn 30%) cùng một số hợp chất khác.
Ưu điểm chính của phương pháp biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi heo là xử lý được chất hữu cơ, giảm hàm lượng khí độc, tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm và tiết kiệm chi phí nhờ tạo ra khí đốt.
Cách chống đầy, phá màng đen, tăng khí gas và khử mùi hôi hầm biogas:
- Sử dụng chế phẩm EMZEO chăn nuôi để xử lý
- 1 gói 200gr xử lý 3 – 5 m3 bể
- Pha 1 gói EMZEO chăn nuôi với 5 lít nước sạch và đổ vào hầm biogas
- Định kỳ 1 tháng 1 lần
NƠI BÁN CHẾ PHẨM EMZEO CHĂN NUÔI
2. Ủ phân hữu cơ
Xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng phương pháp ủ phân hữu cơ sử dụng chủ yếu phế thải thực vật và phân động vật. Quá trình này diễn ra nhờ hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật, giúp phân hủy chất thải và tạo ra phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
Phương pháp ủ phân khá đơn giản, dựa vào quá trình lên men tự nhiên hoặc có thể bổ sung chế phẩm vi sinh để kích thích. Phương pháp này thích hợp cho các chuồng nuôi quy mô nhỏ, tuy nhiên để hiệu quả cần đầu tư với quy mô lớn hơn.
Quá trình xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ
Quá trình ủ phân giúp tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm và có thể phân hủy xác động vật chết. Phân ủ chứa chất mùn làm tơi xốp đất và tăng khả năng hấp thụ khoáng cho cây trồng, không ảnh hưởng đến môi trường, con người và còn có tác dụng tốt với các đặc tính lý sinh học của đất.
Xem thêm: Các cách ủ phân chuồng đạt chuẩn nhất hiện nay
3. Hệ thống bể UASB
Hệ thống bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket – Bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí) được sử dụng rộng rãi trong xử lý chất thải chăn nuôi heo nhờ tiết kiệm diện tích và hiệu quả cao. Trong bể UASB, chất thải hữu cơ được xử lý trong lớp bùn hoạt tính kỵ khí ở khu vực đáy bể.
Các chất khí tạo thành trong quá trình phân hủy kỵ khí sẽ bám dính vào bùn lơ lửng. Khi va chạm vào tấm chắn khí, hạt bùn rơi xuống tầng cặn ở đáy bể và khí được thu về thùng chứa.
Sơ đồ cách xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng hệ thống bể UASB
Ưu điểm của hệ thống bể UASB:
- Hệ thống bể UASB lớn giúp giữ lại hoàn toàn lượng bùn cặn trong nước thải, không gây ô nhiễm môi trường nước và đất.
- Không cần bể lắng sơ cấp trước khi đưa vào hệ thống sinh học.
- Hiệu quả xử lý cao và nghiêm ngặt.
- Tiết kiệm diện tích đáng kể.
Nhược điểm của hệ thống bể UASB:
- Yêu cầu kỹ thuật xây dựng và thi công cao, đòi hỏi xử lý chuyên nghiệp.
- Chi phí đầu tư cao hơn các loại bể thông thường.
4. Sử dụng chế phẩm sinh học
Từ lâu, người ta đã sử dụng chế phẩm vi sinh bổ sung vào nước thải để giảm ô nhiễm. Ban đầu, các chế phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng hiện nay đã được sản xuất trong nước với chất lượng tốt.
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
Các chế phẩm sinh học trong nước rất đa dạng và phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. Chúng có thể sử dụng trực tiếp vào nước thải và chuồng nuôi để giảm mùi hôi, đồng thời tiết kiệm chi phí xử lý.
5. Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE
Bên cạnh hầm biogas truyền thống thích hợp với quy mô nhỏ, hầm biogas phủ bạt HDPE được phát triển cho các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn với lượng nước thải nhiều. Cấu tạo hầm HDPE có màng chống thấm và hệ thống đảo đều, giúp chất thải phân hủy nhanh hơn.
Hầm phủ bạt HDPE không chỉ ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi heo mà còn được sử dụng trong xử lý nước thải sản xuất rượu, bia, tinh bột sắn và chăn nuôi gia súc khác.
Cấu tạo hầm HDPE ngăn chặn được tình trạng nghẹt ống thoát và ống vào, có khả năng tự động phá váng hiệu quả. Hầm có hiệu suất sinh khí cao, nhiệt độ hầm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí hoạt động, giúp quá trình xử lý chất thải hiệu quả hơn.
Trên đây là các cách xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và an toàn. Việc xử lý nước thải đúng cách không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Tìm hiểu thêm: Giải mã hiện tượng phú dưỡng là gì và cách khắc phục hiệu quả
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình