...

Kali hữu cơ là gì? Cách làm và cách sử dụng bón cây hiệu quả

So với Kali tổng hợp, Kali hữu cơ được đánh giá cao về độ an toàn, giá thành hợp lý. Thế nhưng, vẫn còn không ít người chưa hiểu rõ bản chất Kali hữu cơ là gì. Vậy nên trong bài chia sẻ ngày hôm nay, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ hướng dẫn chi tiết Kali hữu cơ là gì? Cách làm và sử dụng loại phân bón quen thuộc nhưng rất cần thiết cho cây trồng này.

Kali hữu cơ là gì? Cách làm kali hữu cơ bón cây hiệu quả nhất
Kali hữu cơ là gì? Cách làm kali hữu cơ bón cây hiệu quả nhất

1. Kali hữu cơ là gì?

Kali hữu cơ đơn giản là một loại phân hữu cơ sản xuất từ một số nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, hỗ trợ bổ sung Kali cho cây trồng. Trong đó, Kali giữ vai trò như một khoáng chất thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển cũng như năng suất của các loại cây trồng. Cụ thể là những vai trò sau:

  • Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp cây trồng có thể hấp thụ dưỡng chất duy trì sự sinh trưởng của các bộ phận.
  • Giúp cây trồng tạo bộ khung vững chắc, giúp cây đứng vững ngay cả khi bị gió hay ngoại lực mạnh tác động.
  • Đảm bảo cây trồng có khả năng chống chịu tốt trước sự thay đổi của thời tiết, sự tấn công của sâu bệnh.
  • Kích thích bộ rễ phát triển, giúp quá trình phân nhánh, ra hoa và tạo quả diễn ra thuận lợi hơn.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho cây trồng, thúc đẩy nâng cao năng suất.
  • Giúp nông sản đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp mắt hơn (Kali có tác dụng cải thiện lượng đường trong các loại nông sản, duy trì độ ngọt và màu sắc đẹp mắt).
Kali hữu cơ là gì?
Kali hữu cơ là gì?

Chính bởi vai trò quan trọng trong hỗ trợ sự phát triển, nâng cao chất lượng năng suất lâm sản nên bạn cần đặc biệt chú ý bổ sung Kali đúng thời điểm cho cây trồng. Phân kali hữu cơ là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên, an toàn cho cây trồng. Sử dụng phân kali hữu cơ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

2. Dấu hiệu cho thấy cây trồng bị thiếu Kali

Kali là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng (NPK) đối với cây trồng. Cây cần nhiều Kali trong giai đoạn ra hoa nuôi trái, Kali giúp tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu trái, tăng tích lủy đường và vitamin trong quả. Không khó để nhận biết cây trồng có đang trong tình trạng thiếu Kali hay không. Bởi dấu hiệu của tình trạng này tương đối rõ nét. Cụ thể như:

  • Cây phát triển chậm, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh, còi cọc khi môi trường xuất hiện yếu tố bất lợi.
  • Rễ cây hay bị thối, thân và cành lá còi cọc, cây dễ bị xô đổ, trái bị rụng ngay cả khi chưa đến kỳ thu hoạch.
  • Kích thước lá cây nhỏ hơn bình thường, lá cây xuất hiện nhiều lá có chấm đỏ.
  • Lá cây có nhiều vệt cháy đen, phân bố từ trước lá đến dọc hai bên. Những chiếc lá này có xu hướng rụng sớm.
Cây trồng thiếu Kali thường bị còi cọc
Cây trồng thiếu Kali thường bị còi cọc

Nói chung, Kali giữ vai trò như khoáng chất thiết yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Vì thế nếu muốn cây trồng phát triển tươi tốt, ít bị ảnh hưởng của sâu bệnh và yếu tố thời tiết, bạn nên bổ sung Kali kịp thời.

3. Thời điểm cần bổ sung Kali cho cây trồng

Bạn có thể bổ sung Kali cho các loại cây trồng vào nhiều thời điểm. Chẳng hạn như trước khi bón phân, trước thời điểm cây ra hoa, khi thời tiết khô hạn và trước thời điểm thu hoạch quả từ 1 đến 2 tháng.

3.1 Trước khi bón phân

Chức năng chính của Kali là giúp cây trồng hấp thụ nước cùng dinh dưỡng qua bộ rễ. Từ đó thúc đẩy quá trình điều hòa dinh dưỡng, giúp cây hấp thụ đạm và phân lân hiệu quả hơn.

Bạn nên bón Kali trước khi bón phân
Bạn nên bón Kali trước khi bón phân

Chính vì thế, trước khi bón phân hay bón đạm, bạn nên bổ sung Kali cho cây. Như vậy, lượng đạm và phân sau khi bón sẽ được gây hấp thụ tốt hơn, tránh lãng phí.

3.2 Trước thời điểm ra hoa

Cây trồng có khỏe mạnh, tươi tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào lượng Kali hấp thụ. Một mẹo đơn giản giúp cây đẻ nhánh, ra hoa và tạo quả nhanh hơn là bổ sung Kali.

Kali phù hợp bón cho cây trồng trước thời điểm ra hoa
Kali phù hợp bón cho cây trồng trước thời điểm ra hoa

Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân, tỷ lệ ra hoa của cây có thể cải thiện đáng kể nếu bón Kali trước thời điểm gây ra hoa. Bên cạnh tăng tỷ lệ ra hoa, loại khoáng chất này còn làm giảm tình trạng quả bị rụng.

Vậy nên nếu đang trồng các loại cây ăn quả, bạn cần nắm rõ thời điểm cây ra hoa để tiến hành bón Kali, cải thiện tỷ lệ đậu quả.

3.3 Khi điều kiện thời tiết khô hạn, bất lợi

Khả năng chuyển hóa năng lượng thành dạng dinh dưỡng mà cây hấp thụ được phụ thuộc rất lớn vào Kali. Chính vì vậy mà khi bị thiếu loại khoáng chất này, cây thường còi cọc, dễ bị đổ, nhất là khi gặp thời tiết bất lợi.

Nếu nhận thấy thời tiết thay đổi theo chiều hướng bất lợi, bạn hãy bón Kali cho cây trồng. Nhờ đó, cây có thể chịu hạn tốt hơn, bám chắc vào đất. Đồng thời khi thời tiết chuyển sang mùa đông, cây cũng chống chịu với cái lạnh, lá ít bị vàng úa.

3.4 Trước thời điểm thu hoạch quả từ 1 đến 2 tháng

Kali ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng quả. Đặc biệt, Kali còn là thành phần tham gia vào quá trình tạo đường, tổng hợp vitamin cho quả, giúp quả có vị ngọt và màu sắc đẹp mắt, duy trì thời gian bảo quản dài hơn.

Cây ăn quả cần bổ sung Kali từ 1 đến 2 tháng trước khi thu hoạch
Cây ăn quả cần bổ sung Kali từ 1 đến 2 tháng trước khi thu hoạch

Do đó trước thời điểm thu hoạch quả từ 1 đến 2 tháng, bạn có thể bón Kali. Đây là cách đơn giản giúp tăng năng suất và chất lượng của quả.

4. Cách làm Kali hữu cơ đơn giản

Kali hữu cơ được sản xuất từ những nguyên liệu sẵn có. Để tiết kiệm chi phí, bạn nên tự làm Kali hữu cơ, bổ sung kịp thời cho cây trồng.

4.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị

Những nguyên liệu cần thiết để sản xuất Kali hữu cơ bao gồm:

  • Thân cây chuối tươi: 1 kg
  • Rau muống (có thể cắt cả cỏ): 1 kg
  • Vỏ chuối: 1kg ( bổ sung thêm vỏ quả bơ, đậu tương xay, vỏ cam quýt, cà chua hỏng, rau mồng tơi … nếu có)
  • Chế phẩm vi sinh Emzeo: 100gr ( emzeo phân giải Kali hữu cơ từ nguyên liệu thành Kali hữu cơ tự do, cây trồng dễ dàng hấp thu: https://chephamvisinh.vn/che-pham-emzeo/)
  • Mật rỉ đường: Khoảng 0.5 lít (bạn có thể lựa chọn Mật Rỉ Đường Đức Bình bán sẵn tại https://chephamvisinh.vn/mat-ri-duong-duc-binh/).
  • Nước sạch: 2 lít
Mật Rỉ Đường Đức Bình cần dùng khi làm Kali hữu cơ
Mật Rỉ Đường Đức Bình cần dùng khi làm Kali hữu cơ

4.2 Các bước thực hiện

Sau khi chuẩn bị xong những nguyên liệu cần thiết, bạn hãy bắt tay vào khâu thực hiện.

Bước 1: Cắt nhỏ cả thân cây chuối, vỏ chuối và rau muống rồi trộn đều.

Bước 2: Tiến hành trộn mật rỉ đường, chế phẩm Emzeo vào những nguyên liệu vừa thái. Bổ sung thêm nước sạch để nguyên liệu đạt độ ẩm ủ ( 50 – 55%)

Bước 3: Ủ hỗn hợp trên từ 2 đến 3 tuần là có thể sử dụng.

5. Hướng dẫn sử dụng Kali hữu cơ cho một số loại cây trồng

Kali hữu cơ phù hợp sử dụng cho nhiều loại cây trồng. Nếu được bổ sung đúng thời điểm, cây sẽ cho năng suất cao, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi như thời tiết và sâu bệnh. Sau đây là phần hướng dẫn cách sử dụng Kali hữu cơ cho các loại cây trồng phổ biến:

  • Cây hoa màu ngắn ngày: Pha khoảng 20ml đến 30ml vào 25 lít nước rồi phun trực tiếp vào cây, duy trì thực hiện từ 10 đến 15 ngày / lần.
  • Cây công nghiệp lâu năm: Pha khoảng 50ml đến 60ml vào 25 lít nước rồi phun trực tiếp vào cây, duy trì thực hiện từ 30 ngày / lần.
  • Cây lương thực ngắn ngày (lúa, ngô, khoai,..): Pha khoảng 30ml đến 50ml vào 25 lít nước rồi phun trực tiếp vào cây, duy trì thực hiện từ 15 đến 20 ngày / lần.
  • Cây ăn quả lâu năm: Pha khoảng 70ml đến 80ml vào 25 lít nước rồi phun trực tiếp vào cây, duy trì thực hiện từ 20 ngày / lần.
  • Cây hoa ngắn ngày: Pha khoảng 25ml đến 30ml vào 25 lít nước rồi phun trực tiếp vào cây, duy trì thực hiện từ 7 đến 10 ngày / lần.

Trước khi phun Kali vào cây, bạn cần lắc đều. Thời điểm phun lý tưởng nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trong quá trình bổ sung, bạn cần điều chỉnh tăng hoặc lượng Kali tùy theo nhu cầu hấp thụ của cây, thời tiết từng mùa.

Từ bài chia sẻ chi tiết trên đây, bạn chắc hẳn có thể hiểu chính xác Kali hữu cơ gì. Ưu điểm của loại Kali này là thân thiện với môi trường, dễ dàng sản sản xuất từ những nguyên liệu sẵn có. Để cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, bạn hãy bổ sung Kali đúng thời điểm.

⫸ Xem thêm: Bật mí cách làm GE tỏi ớt gừng nhanh, trừ sâu hiệu quả cho vườn cây

⫸ Xem thêm:  Phân bón NPK là gì? Cách bón phân cho năng suất cao ra sao?

5/5 - (20 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *