Cũng giống như Nitơ hay Kali, Photpho trong phân lân sẽ ảnh trưởng đến sự phát triển của các loại cây trồng. Trong đó, phân bón vi sinh chuyển hóa lân là sự ưu tiên của hầu hết nông dân thời nay bởi những công dụng tuyệt vời. Sau đây, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ chia sẻ cho bạn thông tin liên quan về loại phân này, hãy theo dõi cẩn thận nhé!
Phân bón vi sinh chuyển hóa lân – Hiểu đúng từ cơ bản
Quá trình chuyển hóa lân trong đất
Chuyển hóa lân là quá trình vật lý và sinh học, trong đó photpho được phân giải, hòa tan hoặc tổng hợp từ các hợp chất vô cơ/hữu cơ thành dạng khoáng phosphates hoặc các hợp chất chứa P khác mà cây trồng có thể hấp thụ được.
Bạn có thể hiểu đây là 1 quy trình vật lý và sinh học, trong đó thì photpho sẽ bị phân giải, hòa tan hoặc tổng hợp từ hợp chất vô cơ/hữu cơ thành dạng khoáng phosphates hay hợp chất có P khác.
Quy trình thực hiện chuyển hóa lân
Thực vật không dùng được 95% số lượng photpho không hòa tan hoặc kết tủa. Mưa và gió sẽ khiến phosphate được giải phóng và thấm xuống nguồn nước hoặc đất. Những ion này rất dễ tan và cây có hoàn toàn hấp thụ được. Sau khi động vật tiêu thụ thực vật và chết đi, P sẽ được phân giải và quay trở lại với đất.
Khoáng chất quan trọng của nguyên tố P ở trong đất là: hydroxyapatite, apatit, oxyapatite. Ngoài ra, P còn có thể liên kết cùng nguyên tố Mn, Fe hoặc Al để tạo thành hợp chất khó tan (đặc trung của loại đất feralit).
Vi sinh vật sẽ bắt đầu công việc chuyển đổi dạng lân vô cơ/hữu cơ thành HPO42- và H2PO4- để cây hấp thụ được (hay còn gọi là quy trình khoáng hóa).
Phân bón vi sinh chuyển hóa lân là
Phân vi sinh chuyển hóa lân (hay phân lân vi sinh) là loại phân có thành phần chính là vi sinh vật giúp hợp chất photpho vô cơ/hữu cơ hòa tan thành các loại khoáng khác, để cây hấp thụ được bằng rễ.
Đâu là những loại vi sinh vật phân giải lân trong đất?
Vi khuẩn chuyển hóa lân
Vi khuẩn ở vùng rễ có khả năng hòa tan và khoáng hóa photpho thông qua các enzym chuyên biệt như Phytases, Phosphatases và C-P Lyases. Một số vi khuẩn tiêu biểu trong nhóm này gồm có: Beijerinckia, Arthrobacter, Bacillus và các chi khác.
Xạ khuẩn trong phân lân vi sinh
Xạ khuẩn thường được đem vào nền nông nghiệp với mục đích chính là ức chế bệnh do nấm hoặc các loại vi khuẩn gây ra. Enzym do xạ khuẩn tiết ra sẽ thực hiện phân giải phân lân khó tan thành khoáng dễ tan, đồng thời làm giảm nồng độ pH của đất canh tác.
Vi nấm chuyển hóa lân
Vi nấm ở đất cũng có trách nhiệm hòa tan photpho. Những tên vi nấm điển hình là: Trichoderma spp, Penicillium sp,…
Nấm rễ cộng sinh và vai trò chuyển hóa lân
Nấm ở mô rễ sẽ hấp thụ tất cả các dưỡng chất có trong mùn. Các sợi nấm sẽ tiến hành phân giải hợp chất photpho phức tạp thành dạng lân dễ hòa tan hơn. Ngoài ra, rễ còn có thể liên kết với những sợi nấm này để hấp thụ photpho mà nấm đã chuyển hóa trước đó.
Ba cơ chế chính trong quá trình phân giải lân
Quả thật, phân bón vi sinh chuyển hóa lân là loại phân không thể thiếu khi chăm sóc cây trồng. Vậy làm sao để các nhóm vi sinh vật (VSV) lại khiến cây hấp thụ photpho dễ dàng?
Có 3 cơ chế để các vi sinh vật phân giải lân, cụ thể là:
- Giảm pH ở đất: VSV sẽ giải phóng proton hoặc sản sinh axit hữu cơ để làm giảm độ pH của đất, khi pH giảm thì độ hòa tan mới tăng lên.
- Cạnh tranh cùng photpho ở hợp chất photpho khó tan: VSV sẽ hòa tan các hợp chất lân khó hòa tan, sau đó tạo thành các axit hữu cơ và vô cơ.
- Khoáng hóa: VSV sẽ thực hiện hủy hợp chất photpho hữu cơ phức tạp sang dạng đơn giản để cây hấp thụ được tốt nhất.
Tổng hợp những công dụng tuyệt vời của phân lân vi sinh
Lân đóng vai trò gì với cây trồng
Vai trò của phân bón vi sinh chuyển hóa lân là tham gia vào nhiều quá trình trao đổi của cây, chẳng hạn như: chuyển hóa nhóm chất dinh dưỡng, chuyển hóa chất glucose hay quang hợp. Đồng thời, nguyên tố P còn góp phần làm tăng khả năng cố định của Nitơ ở trong nhóm cây họ đậu.
Photpho còn là thành phần chính trong nhiều hợp chất quan trọng như: ATP, axit nucleic và phospholipid. Nếu thiếu lân thì cây sẽ bị còi cọc, khả năng chống chịu kém, chồi và rễ không phát triển, năng suất thấp,…
Tác dụng mạnh mẽ của phân lân vi sinh lên cây trồng
Những công dụng lớn nhất của loại phân bón vi sinh chuyển hóa lân là:
-
- Đem đến nguồn lân dễ hấp thụ: phân có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân từ không hòa tan sang dạng hòa tan. Điều này khiến cây trồng dễ hấp thụ được lân, cải thiện sự phát triển của cây.
- Tăng sức đề kháng: phân bón tăng cường sức khỏe của cây, tránh được những tác động từ môi trường (thiếu lân, bệnh, hạn hán, đất thiếu dưỡng chất,…).
- Cải thiện chất lượng cây: phân bón tăng cường hấp thụ dưỡng chất khác như kali, nitơ, vi lượng. Từ đó mà cây trồng được khỏe mạnh, quả to, hoa nở đều và lá tươi tốt.
- Hệ rễ phát triển: vi khuẩn trong phân bón sẽ tạo ra những chất kích thích đến sự phát triển của toàn bộ hệ rễ. Như vậy, cây có thể phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng chống chịu trước điều kiện khó khăn của môi trường hay hấp thụ tốt dưỡng chất và nước.
- Cải thiện cấu trúc của đất canh tác: phân bón sẽ tạo ra những chất keo và chất hữu cơ để đất trở nên tơi xốp và màu mỡ. Làm như vậy thì cây trồng của bà con cũng được phát triển một cách tốt nhất.
- Thân thiện với môi trường sống: Thay vì dùng các loại phân hóa học thông thường, việc sử dụng phân vi sinh chuyển hóa lân sẽ không gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường. Thậm chí, loại phân bón này còn giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái trong đất và hạn chế được tình trạng rò rit chất dinh dưỡng vào nguồn nước.
Cách bón phân lân vi sinh cho cho cây trồng
Để phân bón có thể phát huy tốt những tác dụng trên, bà con có thể bón phân cho cây của mình theo 1 trong 2 cách sau:
- Trộn đều hạt giống cùng phân bón trước khi bắt đầu gieo trồng: Ở cách này, bà con cần phải làm ẩm hạt giống đã chuẩn bị bằng cách ngâm chúng với nước trong vài phút. Sau đó, bạn hãy trộn đều hạt giống đã ngâm cùng với phân lân vi sinh với tỷ lệ 100kg hạt x 1kg phân bón. Khi đã đợi đủ 10 đến 20 phút thì bạn đã có thể gieo hạt rồi.
- Bón trực tiếp phân vào đất canh tác: Khi phát hiện đất trồng vẫn còn đọng lại phân hóa học hoặc cây có biểu hiện của việc thiếu lân thì bà con nên bón phân trực tiếp vào đất. Đây là thời điểm quan trọng cần bón phân lân vi sinh ngay để vi sinh vật có thể phân giải chất photpho trong đất.
Phân bón vi sinh chuyển hóa lân là loại phân được nông dân tin tưởng khi cây trồng phát triển tốt và năng suất tăng. Hy vọng bài viết hữu ích và đừng ngần ngại liên hệ với Chế phẩm vi sinh Đức Bình để tìm hiểu một số loại men vi sinh tốt cho cây trồng nhé!
Check our bestsellers!
⫸ Xem thêm:
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình