Trong các loại phân được sử dụng phổ biến cho canh tác nông nghiệp thì phân chuồng là nguồn sẵn có nên chi phí rẻ. Bên cạnh đó, phân chuồng cũng khá đa dạng nhưng không phải loại nào cũng tốt. Ngược lại, nếu không biết sử dụng đúng cách bà con còn có thể tự đầu độc, gây nguy hại cho cây trồng. Vì thế, đừng bỏ qua những kiến thức quan trọng tổng quan về phân chuồng là gì và những loại tốt nhất dưới đây.
1. Giải nghĩa phân chuồng là gì?
Phân chuồng được xếp vào nhóm phân hữu cơ. Chúng là nguồn có sẵn đến từ các chất thải của các vật nuôi trong gia đình hoặc trang trại. Mà các chất thải này bao gồm cả nước tiểu, phân rắn, thậm chỉ là thức ăn thừa của gia súc, gia cầm. Nói rõ hơn thì đây chính xác là những thứ còn sót sau quá trình động vật nuôi hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, trong thành phần phân chuồng còn được chủ chăn nuôi trộn lẫn thêm rơm, cỏ, rạ hoặc các loại thực vật khác. Chúng được thêm khi chủ nuôi muốn làm lót chuồng đồng thời nhằm mục đích giúp phân nhanh hoai mục, giảm bớt mùi hôi.
Tóm lại, phân chuồng là gì thì đây chính là loại phân hữu cơ dùng trong canh tác nông nghiệp với nguồn gốc đến từ chất thải của vật nuôi cùng các loại rác thải (phế phụ phẩm) nông nghiệp khác. Bà con còn dùng chế phẩm sinh học để ủ cho phân chuồng được nhanh hoai mục cũng như tăng cường dưỡng chất và tránh gây hại cho môi trường.

2. Những loại phân chuồng nào tốt nhất?
Như đã nói trên, phân chuồng khá đa dạng về chủng loại. Chúng được phân loại dựa vào chính vật nuôi đó thải ra. Ví dụ phân bò từ bò, phân trâu từ trâu,… Mỗi loại phân sẽ có thành phần dinh dưỡng và đặc điểm khác nhau nên phù hợp bón cho từng loại cây trồng khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả, bà con cần rõ thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của các loại phân chuồng là gì dưới đây nhé.
2.1. Phân bò – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
Chế phẩm vi sinh Đức Bình có thể khẳng định, đây cũng chính là nguồn phân bón hữu cơ được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại phân chuồng. Bởi bò là loài gia súc được nuôi với số lượng lớn không chỉ tại nhiều địa phương nước ta và còn nhiều quốc gia trên thế giới. Bò cũng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau như lấy sức kéo, cày, làm thịt, đặc biệt là lấy sữa.

Nguồn dinh dưỡng mà phân bò mang tới cũng rất lớn và cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Loại phân này khi được dùng trong canh tác trong nông nghiệp chủ yếu là phân khô, hàm lượng dưỡng chất như sau:
- Nitơ (đạm): 1.2
- Photpho (lân): 2.4
- Kali: 2.1
- Magie: 0.1 – 0.2
- Canxi: 0.2 – 0.4
- Sắt: 100–200 ppm
- Đồng: 5–10 ppm
- Kẽm: 10–20 ppm
- Mangan: 20–40 ppm
Khi dùng phân bò, bà con cần lưu ý, loại này hiệu quả và phù hợp nhất là bón lót, nhưng phải bón với lượng vừa phải. Khi dùng bón thúc thì bón quanh gốc và lấp lại.
2.2. Phân gà – Đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng
Trong những loại phân chuồng tốt nhất thì đứng ở vị trí thứ 2 là phân gà. Gà được nuôi để lấy thịt và trứng trong các gia đình, trang trại nhiều không kém nên cho lượng phân phục vụ cho trồng trọt cũng không ít. Hàm lượng dinh dưỡng từ phân gà cụ thể như sau:
- Nitơ (đạm): 1.6 – 2.0
- Kali: 2.0
- Lân – Photpho: 1.8
- Canxi: 0.5 – 0.8
- Đồng: 20 –40 ppm
- Magie: 0.3 – 0.5
- Kẽm: 40– 80 ppm
- Mangan: 80– 160 ppm
- Sắt: 400– 800 ppm

Phân gà đặc biệt thích hợp bón với mọi loại cây trồng trong các giai đoạn phát triển khác nhau, giúp cân bằng độ PH cho đất bị chua. Tuy nhiên, do hàm lượng kali cao nên trước khi bón cần ủ hoai mục để tránh gây ngộ độc cho cây trồng cũng như nguy cơ các vi khuẩn và nấm bệnh.
2.3. Phân lợn – Đặc điểm và hàm lượng dưỡng chất
Cùng với phân gà, phân bò thì phân lợn cũng được sử dụng phổ biến trong canh tác nông nghiệp. Thành phần các dưỡng chất như sau :
- Nitơ: 2.2
- Lân – Photpho: 2.1
- Kali: 1.0
- Mangan: 40 –80 ppm
- Đồng: 10 –20 ppm
- Kẽm: 20– 40 ppm
- Sắt: 200 – 400ppm
- Canxi: 0.3 – 0.5
- Magie: 0.2 – 0.3

Phân chuồng từ lợn hay heo so với phân gà thì có hàm lượng dinh dưỡng trung bình nhưng lại rất thích hợp để bón, chăm sóc các loại cây trồng ăn quả. Nhất là trong giai đoạn cây đang ra hoa. Phân lợn có thể dùng ở thể lỏng để tưới cây hoặc thể rắn đã ủ hoai mục. Nhưng theo các chuyên gia thì nên dùng phân khô đã qua ủ men với chế phẩm sinh học hơn. Điều này vừa giúp bảo vệ môi trường lại vừa tránh gây ngộ độc, nấm bệnh hại cây trồng.
2.4. Phân trùn quế – Đặc điểm và hàm lượng dưỡng chất
Trong các loại phân chuồng là gì thì định nghĩa phân trùn quế còn khá mới. Đó là chất thải được tạo ra từ con giun quế. Người ta sẽ cho những con giun này sử dụng phân dê, phân bò hoặc các loại rác thải hữu cơ khác để làm thức ăn và tạo ra loại phân đặc biệt này.
Phân trùn quế là loại phân bón hữu cơ được đánh giá cao về độ vi sinh và dưỡng chất. Hệ vi sinh vật bên trong rất phong phú, giúp cân bằng độ Ph và bổ sung acid humic, cũng như kén trùng giun con. Nhờ đó mà đất đai luôn màu mỡ, tránh bạc màu do canh tác lâu dài.
Phân chuồng trùn quế thích hợp cho mọi loại cây trồng, với hàm lượng chất N – P – K lần lượt là N: 0.9 – P: 1.15 – K: 0.2

2.5. Phân dê – đặc điểm và hàm lượng dưỡng chất
Cùng với những loại phân chuồng tốt nhất kể trên, phân dê cũng cho hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, phân dê có mùi nhẹ, không gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Hàm lượng các dưỡng chất cụ thể như sau:
- Nito: 1.2 – 1.6
- Photpho: 0.8 – 1.2
- Kali: 0.6 – 1.0
- Magie: 0.2 – 0.4
- Canxi: 0.4 – 0.6
- Sắt: 300–600 ppm
- Kẽm: 30–60 ppm
- Mangan: 60– 120 ppm
- Đồng: 15– 30 ppm

Hướng dẫn cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục
Đặc điểm chung của phân chuồng tươi là nặng mùi, thậm chí còn có thể mang theo nhiều vi khuẩn, nấm bệnh và giun sán. Do đó, ủ hoai mục với các men vi sinh chế phẩm sinh học chính là giải pháp hàng đầu khắc phục tình trạng trên.
Cách ủ phân chuồng là gì, ủ như thế nào? mời bà con cùng thực hiện theo các bước chỉ dẫn dưới đây:
– Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước sạch + 1 tấn phân chuồng tươi như phân trâu, phân gà hoặc phân lợn tùy chọn + 20kg phân lân + 6kg cám gạo + 1 gói Chế phẩm Trichoderma Bacillus – Đức Bình 200gr + 1 gói Chế phẩm khử hôi EMZEO 200gr.

– Các bước tiến hành ủ phân:
- Bước 1: Chuẩn bị một vùng đất trống rồi rải lên đó một lớp phân với độ dày khoảng 10 phân. Sau đó, dùng 1 gói chế phẩm Trichoderma Bacillus rắc lên, trộn đều.
- Bước 2: Rắc 6kg cám gạo lên bề mặt phân đã trộn trên. Tưới nước để đảm bảo độ ẩm phân ủ đạt 50 – 55%. Nắm một ít phân lên và thấy có nước rỉ ra từ kẽ tay thì điều này chứng tỏ độ ẩm đã đạt chuẩn. Đánh chồng phân lên cao khoảng 1.6 mét và độ rộng đạt khoảng 1.8 – 2.2 mét.
- Bước 3: Tiến hành ủ trong 30 – 35 ngày, nhớ dùng bạt đậy kín lên chồng phân ủ. Thường xuyên kiểm tra, nêu có hiện tượng bốc mùi thì dùng chế phẩm EMZEO + 1kg cám gạo rắc lên bề mặt để khử.
- Bước 4: Trong 3 – 5 ngày đầu, nhớ tưới thêm nước hoặc thường xuyên mở bạt nếu nhiệt độ phân ủ tăng cao, 70 độ C.
Trên đây là những chia sẻ giúp bà con hiểu rõ hơn về phân chuồng là gì, cũng như loại phân chuồng nào tốt nhất. Đặc biệt, hy vọng với kiến thức cách ủ phân chuồng đúng kỹ thuật sẽ giúp loại bỏ các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh bên trong để bà con sử dụng có hiệu quả hơn.
⫸ Xem thêm: Phân lân là gì? Có mấy loại? Hướng dẫn cách bón có hiệu quả
⫸ Xem thêm: Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không?

Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình