...

Phân lân là gì? Có mấy loại? Hướng dẫn cách bón có hiệu quả

Thực tế, muốn cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì không thể thiếu đến vai trò của các loại phân bón. Trong đó phải kể đến là phân lân. Tuy nhiên, bón thừa hay thiếu lân đều đặc biệt gây hại cho cây. Vậy phân lân là gì? Có mấy loại? Cách bón đúng kỹ thuật thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và năng suất nhé.

1. Vai trò của phân lân là gì?

Phân lân được hiểu đơn giản là một dạng phân bón vô cơ, cung cấp phốt pho –nguyên tố dinh dưỡng phổ biến và cần thiết cho cây trồng. Trong đó, photphorit và quặng apatit là hai nguyên liệu chính để sản xuất ra phân lân.

Trong tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phốt pho tồn tại ở dạng ion phốt phát, với công thức hóa học là (PO4)3-. Đây cũng là một trong 3 nhân tố quan trọng, ảnh hưởng tới 30 – 40% đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài cây.

Bởi photpho trong phân lân chính là thành phần protein giúp cấu tạo nên tế bào. Vì thế, sự sống của cây trồng luôn gắn liền với phân lân. Hay nói cách khác, để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao thì không thiếu đến việc sử dụng phân lân. Đặc biệt sẽ càng hiệu quả hơn khi kết hợp loại phân bón vô cơ với Kali và đạm.

Vai trò của phân lân là gì ?
Vai trò của phân lân là gì ?
  • Photpho tham gia vào quá trình phát triển của bộ rễ, tăng khả năng hút dưỡng chất và nước, từ đó thúc đẩy quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.
  • Photpho có trong lân đóng vai trò tạo nhân tế bào thúc đẩy quá trình hình thành bộ phận mới như nhanh nảy mầm, đẻ nhánh, chia cành, quyết định đến sự ra hoa, đậu sai quả cũng như quả to, hạt chắc và khi chín thì chín đủ đều.
  • Ảnh hưởng đến sự vận chuyển bột, đường tích lũy về hạt hay các bộ phận của chất nguyên sinh; nhờ đó cây có khả năng chống được lạnh, nóng.
  • Lân cũng có vai trò tăng khả năng chống chịu trước các điều kiện khắc nghiệt, bất thuận khác của thời tiết (khí hậu) chẳng như hạn hán hay ngập úng và sâu bệnh.
  • Bón phân lân giúp hạn chế và giảm thiểu tác hại đến từ việc bón thừa đạm. Đồng thời, nó cũng có công dụng làm đệm giúp cây trồng chịu được sự chua, kiềm.

2. Phân lân có mấy loại?

Phân lân thực sự cần thiết, vì thế việc sản xuất cũng được chú trọng và cho ra thị trường với nhiều loại khác nhau. Vậy các loại phân lân là gì?

2.1. Lân tự nhiên

Đúng như tên gọi, đây là nhóm phân lân có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, chưa qua chế biến. Cũng vì hoàn toàn tự nhiên nên nhóm lân này còn chứa thêm các chất hữu cơ được hình thành từ quá trình phân hủy của các động, thực vật. Điều này làm tăng độ dinh dưỡng của phân hơn.

Phân lân thiên nhiên được làm từ các quặng có chứa photpho như photphorit và apatit với hàm lượng như sau:

  • Apatit: thường được sử dụng để bón cho các đất bị phèn, chua, đặc biệt là đất nghè lân ở mức độ cao. Bởi Apatit loại quặng chứa hàm lượng lân tự nhiên cao nhất, khoảng 30 – 32% P2O5, canxi cùng nhiều khoáng chất khác.
  • Photphorit: Ngoài việc được sử dụng để bón cho các loại đất phèn, chua thì nó còn bón cho đất thường xuyên bị ngập úng và phù hợp với các giống họ đậu. Trong quặng Photphorit, hàm lượng P2O5có chứa khoảng 8 – 12%. Được biết đây là loại phân khô, ở dạng bột.
Màu lân tự nhiên
Màu lân tự nhiên

2.2. Lân chế biến

Cùng với lân tự nhiên thì phân lân chế biến cũng phổ biến với 2 loại chính có mặt trên thị trường:

  • Lân nung chảy: nguồn gốc của phân lân nung chảy được tạo ra từ quá trình sản xuất quặng photphat trong nền nhiệt độ cao mà thành phần chính là Ca(PO4)2. Do quá trình nung chảy nên loại lân này thường có màu xanh xám hoặc trắng xám.

Phân lân nung chảy có tình kiềm cao, giúp bổ sung thêm Mg2+ và Ca2+ nên nó rất thích hợp để bón cho đất bị chua phèn, bạc màu, các cây họ ngô và đậu.

  • Supe lân: Supe phân lân là gì, chính là supephotphat, với thành phần hóa học chính là Ca(H2PO4)2. Đây cũng là loại lân được sử dụng phổ biến hiện nay với đặc điểm là dễ tan trong môi trường nước và đất, cho hiệu quả nhanh.

Loại phân này còn được chia thành 2 nhóm nhỏ là supe lân đơn và kép. Chúng được sử dụng để bón lót và bón thúc nhưng lại không thích hợp với đất bị phèn chua do có tính axit.

Một số loại phân lân chế biến phổ biến
Một số loại phân lân chế biến phổ biến

3. Điều gì xảy ra khi bón thừa hoặc thiếu lân?

Phân lân rất tốt và cần thiết cho cây trồng, nhưng không đồng nghĩa càng bón nhiều lân càng tốt. Bởi thực tế, việc bón thừa hay thiếu lân đều gây nguy hại cho cây trồng. Bà con cần nắm rõ những tác hại khi bón thừa hoặc thiếu phân lân là gì, cụ thể theo Chế phẩm vi sinh Đức Bình như sau:

3.1. Tác hại của cây trồng khi thiếu lân:

  • Thiếu lân hay photpho, cây trồng cho năng suất thấp nên chất lượng sản phẩm từ hoa, quả hay hạt, củ cực kém.
  • Không đủ lân, việc phân cành và lá của cây sinh trưởng kém, thậm chí lá bị úa vàng, lâu dần chuyển sang tím đỏ thay vì có màu xanh tươi tốt. Nguy hại hơn, lá cây dễ bị rụng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình quang hợp của cây.
  • Cây quang hợp kém nên quá trình đậu quả cũng bị ảnh hưởng, cho ít quả, khả năng chống chịu kém, năng suất thấp.
  • Lá cây thiếu photpho nên quá trình tổng hợp protein cũng bị ngưng trệ. Từ đó, cây phát triển với bản lá hẹp, lá nhỏ, thậm chí có xu hướng dựng đứng. Lúc này cây tăng tích trữ đạm ở dạng nitrat.
  • Thiếu phân lân, bộ rễ cây sinh trưởng chậm, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém nên cây phát triển thấp bé.
  • Cuối cùng, cây không được cung cấp đủ phân lân nên khả năng tổng hợp chất bột và đường suy giảm. Điều này dẫn đến hoa khó nỏ, quả ít, khi chín thì quả chín chậm, vỏ khá dày xốp và dễ bị nấm bệnh.
Biểu hiện và tác hại từ cây trồng bị thiếu lân
Biểu hiện và tác hại từ cây trồng bị thiếu lân

3.2. Tác hại của bón thừa lân:

Nếu như cây thiếu lân rất dễ phát hiện thì ngược lại thừa lân rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, khi bón quá nhiều lân, cây trồng bị ức chế sự sinh trưởng nên dẫn tới thừa sắc tố cũng như cây bị thiếu đồng và kém.

Cây bón thừa lân sẽ gây hại như sau:

  • Quả, hoa và củ chín quá sớm nên đủ thời gian để tích lũy dưỡng chất nên không cho mùa vụ năng suất cao.
  • Gây ức chế sinh trưởng cho cơ chế hoạt động linh động của photpho. Nó có thể vận chuyển từ bộ phận già sang bộ phần còn non, hoặc đang sinh trưởng.
  1. Hướng dẫn bón phân lân đúng kỹ thuật và hiệu quả

Như đã nói trên, việc hiểu rõ phân lân là gì cũng cách bón thừa hay thiếu đều rất nguy hại. Do đó, việc bón lân để có hiệu quả thì cần phải đúng kỹ thuật mà bà con cần lưu ý như sau:

  • Bón lân cần theo đặc điểm của từng loại cây trồng. Với cây trồng cạn, hoa màu nên dùng supe lân còn với cây lúa nước nên dùng lân tự nhiên hoặc loại nung chảy.
  • Phân lân thường thích hợp để bón lót, còn với supe lân có thể dùng để bón thúc.
  • Khi bón lân cần được kết hợp với các loại phân vi lượng để bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây.
  • Nên bón phân lân kết hợp với phân chuồng theo tỷ lệ 2%:3-5%. Hiệu quả nhất là super lân nên được ủ cùng phân chuồng kết hợp với chế phẩm sinh học sẽ làm tăng hiệu suất của lân, đồng thời hạn chế sự cố định của đất.
Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong ủ phân chuồng với phân lân
Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong ủ phân chuồng với phân lân
  • Bón lân cần phân theo loại đất, đất chua nhiều hay chua ít để chọn loại lân thích hợp. Với đất chua nặng nên chọn phân tự nhiên, với đất nghèo MG, bạc màu nên dùng lân nung chảy còn đất kiềm thì dùng supe lân.
  • Bón lân còn cần bón theo thành phân cơ giới đất trồng. Cụ thể, đất thịt cần bón theo hàng và chọn loại lân nhanh tan, dễ hấp thụ.

Tóm lại, qua bài viết trên hy vọng bà con đã hiểu rõ phân lân là gì, vai trò cũng như một số loại phổ biến. Đặc biệt, với những kiến thức sử dụng phân lân đúng cách được chia sẻ trên, chúc bà con luôn có mùa bội thu.

⫸ Xem thêm: Phân vi lượng là gì? Phân loại, công dụng và lưu ý khi sử dụng

⫸ Xem thêm: Trồng cây lưỡi hổ trước nhà có tốt không?

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *