...

Nguyên nhân và cách xử lý nhà vệ sinh bị hôi triệt để

Bạn đã kỳ cọ rất cẩn thận và thậm chí dùng cả mùi hương nhưng nhà vệ sinh vẫn bị hôi? Có thể cách giải quyết của bạn chưa đúng. Đừng để điều này làm xáo trộn sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của gia đình. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp xử lý nhà vệ sinh bị hôi một cách triệt để với chế phẩm vi sinh Đức Bình.

Nguyên nhân và cách xử lý nhà vệ sinh bị hôi triệt để

1. Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị hôi

Có thực tế là một số nhà vệ sinh dù mới xây hay đã qua sử dụng một thời gian vẫn có mùi hôi khó chịu. Vậy nguyên nhân từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu để có hướng giải quyết tốt nhất.

1.1 Nguyên nhân nhà vệ sinh mới xây bị hôi

  • Hệ thống ống thoát nước lắp đặt không đúng: Khi hệ thống này được lắp đặt không đúng sẽ gây ra tình trạng mùi hôi thoát ngược. Những lỗi kỹ thuật thường gặp như:
    • Ống xả nước không đạt chất lượng, đã qua sử dụng, dễ bị dập, vỡ và hở mối lắp
    • Ống thoát nước bị vỡ dập hoặc đặt quá thấp
    • Ống nước bị hở ở đoạn chữ P
    • Bệ bồn cầu lắp đặt không chuẩn, có khe hở giữa chân bồn và sàn
    • Đường ống xả quá nhỏ, sai quy định

Nhà vệ sinh mới xây bị hôi do lỗi kỹ thuật trong lắp đặt đường ống

  • Mực nước ở ống siphon thấp hơn mức bình thường: Ống siphon trong hệ thống nước thải phải có mực nước tiêu chuẩn ngang với bồn khoảng 10cm. Khi lắp đặt không đúng kỹ thuật dẫn đến chênh lệch giữa đường ống này với đường ống dẫn nước thải, mực nước sẽ thấp hơn và mùi hôi trào ngược từ bồn cầu.
  • Phần bồn cầu và nền nhà bị hở: Theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hai phần này phải được gắn chặt với nhau. Nếu đệm cao su bị lệch hoặc đứt gãy sẽ làm cho nhà vệ sinh bốc mùi.
  • Nguyên nhân khác: Mùi hôi cũng có thể đến từ vật liệu xây dựng mới, sơn tường, hoặc xác động vật chết mắc nghẹt trong đường ống thoát nước.

1.2 Nguyên nhân nhà vệ sinh cũ bị hôi

  • Nhà vệ sinh lâu ngày không được vệ sinh: Nguyên nhân phổ biến nhất ở những nhà vệ sinh lâu năm. Mảng bám bẩn trong bồn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây mùi khó chịu.
  • Bể phốt bị đầy: Khi hầm cầu bị đầy, lượng chất thải tích tụ lớn cùng với vi khuẩn kỵ khí già đi và chết sẽ gây ứ đọng. Chất thải vượt mức cho phép không kịp thoát qua đường thoát khí bể phốt nên thoát ngược ra qua đường ống dẫn, tạo mùi hôi.
  • Tắc đường thoát khí: Nếu chất thải bị đầy hoặc rác từ bên ngoài lấp lỗ thoát khí (do mưa bão, lũ lụt) sẽ làm tắc đường thoát khí và tràn ra ngoài.
  • Chất thải bám trên thành đường ống: Nguyên nhân này xuất phát từ thói quen đổ dầu mỡ, thức ăn thừa, băng vệ sinh, giấy vệ sinh vào bồn cầu. Đây đều là những chất thải khó phân hủy, tích tụ thành mảng bám, gây tắc nghẽn và tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Phần bồn cầu và nền nhà bị hở là nguyên nhân làm nhà vệ sinh bị hôi

2. Cách xử lý nhà vệ sinh bị hôi hiệu quả

2.1 Các giải pháp khử mùi đơn giản tại nhà

Khi toilet bị hôi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau:

Baking soda với chanh:

  1. Trộn baking soda và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1, đổ trực tiếp vào cống
  2. Để nguyên hỗn hợp trong khoảng 2 giờ hoặc qua đêm
  3. Đổ khoảng 3 lít nước ấm vào đường ống rồi dội lại bằng nước sạch

Rượu trắng để khử mùi: Mùi mạnh của rượu sẽ giúp lấn át mùi hôi và chống lại vi khuẩn, nấm mốc. Chỉ cần đổ một lượng nhỏ rượu trắng vào bồn cầu và đường ống, sau đó xả nước sạch.

Vỏ cam, chanh: Tinh dầu từ vỏ cam và chanh có mùi thơm dễ chịu, át hẳn mùi hôi. Phơi khô vỏ, sau đó đun sôi với nước để lấy nước thơm và đặt một ly nhỏ ở góc nhà vệ sinh.

Các chất thải khó phân hủy ứ đọng khiến bồn cầu tắc nghẽn và bốc mùi

Trái dứa (thơm):

  1. Cắt 1/5 phần đầu trái dứa và móc bỏ ruột
  2. Khoét từng lỗ nhỏ trên trái dứa để mùi hương lan tỏa
  3. Đặt ngọn nến nhỏ vào trong và đốt lên
  4. Đặt “đèn dứa” tại một góc trong nhà vệ sinh

Sả để khử mùi: Sả tự nhiên chứa lượng tinh dầu lớn, giúp khử mùi và đuổi côn trùng. Dùng 1 bó sả tươi, đập dập phần củ và treo ở một góc nhà vệ sinh, thay mỗi 1-2 tuần.

2.2 Cách xử lý nhà vệ sinh bị hôi triệt để bằng chế phẩm vi sinh

Giải pháp từ chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học hay men vi sinh chứa các chủng vi sinh vật hữu ích tồn tại trong môi trường hiếm khí và yếm khí, giúp phân giải chất thải hữu cơ như tinh bột, protein, kitin, cellulose… Đồng thời, chúng còn ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây mùi và mầm bệnh nguy hiểm.

Sản phẩm men vi sinh hiệu quả: Trên thị trường hiện nay, men xử lý bể phốt Emzeo của Đức Bình đang được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả nhanh chóng trong việc khử mùi và diệt khuẩn.

Sản phẩm này có công dụng:

  • Phân hủy kỵ khí mùn bã hữu cơ, phân thải, giấy và các chất thải khác
  • Chống đầy, chống tắc nghẽn bể phốt, hầm cầu
  • Khử mùi hôi, ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh
  • Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích cho hầm cầu
  • Giúp bạn không phải hút bể phốt nếu sử dụng định kỳ

Xử lý nhà vệ sinh bị hôi bằng baking soda với chanh

Cách sử dụng men xử lý bể phốt Emzeo hiệu quả:

  1. Ước lượng lượng men cần dùng dựa theo dung tích bể phốt và lượng chất thải. Một gói bột 200g có thể xử lý bể phốt thể tích 1,5 mét vuông
  2. Đổ trực tiếp men vào bồn cầu
  3. Xả nước sạch vào bồn cầu hai lần. Nên sử dụng vào buổi tối khi bồn cầu ít được sử dụng nhấtKhử mùi hôi cho nhà vệ sinh bằng vỏ cam

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm men xử lý bể phốt Emzeo và các chế phẩm sinh học khác, hãy liên hệ chephamvisinh.vn để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: 10 cách xử lý mùi hôi bồn cầu hiệu quả

Xem thêm: Men xử lý bể phốt là gì? Cách sử dụng men bể phốt hiệu quả nhất?

5/5 - (55 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *