...

Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo dễ dàng

Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là một giải pháp tiên tiến mang đến rất nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Chính vì vậy mà mục đích khi xây dựng viết bài viết này, Chế phẩm vi sinh Đức Bình muốn giới thiệu tới bà con giải pháp xử lý môi trường hiện đại nhất hiện nay một cách rộng rãi. Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo (lợn) là giải pháp chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi heo dễ dàng
Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là giải pháp hiệu quả được nhiều gia đình áp dụng

Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là gì?

Thực chất đệm lót sinh học chăn nuôi heo là một hỗn hợp sinh học bao gồm rất nhiều chất hữu cơ. Cụ thể như trấu, mùn cưa, mụn dừa, lõi ngô nghiền…thêm vào đó là sử dụng thêm một loại men vi sinh. Thường thì hỗn hợp này khi trộn lẫn vào với nhau sẽ tạo nên một hỗn hợp khá tốt để lót chuồng.

Tìm hiểu thêm: https://chephamvisinh.vn/dem-lot-sinh-hoc-trong-chan-nuoi/

Mục đích của lớp đệm lót này đó là: Giúp phân hủy các chất thải và cụ thể là phân có trong chuồng trại khi chăn nuôi. Đặc tính chủ yếu là dựa vào các hoạt tính có trong men vi sinh để phân hủy.

Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là gì?
Đệm lót sinh học chăn nuôi heo là gì?

Tuy nhiên hỗn hợp mà lớp đệm lót này sử dụng cũng phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật hết sức khắt khe và cụ thể là: Có tính sơ cao, trơ cứng không dễ bị mềm. Ngoài ra thì các loại đệm lót này phải không độc hại, không có chất kích thích và có hàm lượng dinh dưỡng nhất định.

Đọc ngay: Phân xanh là gì? Cách ủ phân xanh sử dụng bón cây hiệu quả

Vậy cách làm đệm lót chăn nuôi heo như thế nào? Điều này không phải ai cũng biết. Tuy nhiên nếu tìm hiểu hết nội dung bài viết này chắc chắn các bạn sẽ làm được điều đó một cách dễ dàng.

Ưu điểm lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo

Nuôi heo bằng đệm lót sinh học mang lại rất nhiều lợi ích cho chăn nuôi. Nếu ai không am hiểu về phương pháp làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo thì chắc chắn sẽ hoài nghi về tính hiệu quả mà chúng mang đến cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng dù chỉ một lần sẽ đem đến cho họ một cái nhìn hoàn toàn khác về tính khả thi của phương pháp này. Vậy tính ưu việt của lớp đệm lót này là gì?

  • Hạn chế sự ô nhiễm môi trường cụ thể là: Những phế phẩm trong chăn nuôi sẽ bị phân hủy một cách triệt để nhờ các men vi sinh có trong lớp đệm lót. Làm được điều này chắc chắn môi trường sống sẽ được cải thiện và việc chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ được phát triển ở các khu dân cư.
  • Tiêu diệt một số vi khuẩn có hại tồn tại trong môi trường sống như: Nấm mốc, một số mầm mống căn bệnh nguy hiểm khác…Đây là một trong những yếu tố giúp cho vật nuôi của bà con khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất.
  • Giúp bà con giảm được rất nhiều chi phí cụ thể như: Vấn đề nhân công, tiền điện, tiền nước, thời gian và công sức để vệ sinh chuồng trại…
Ưu điểm lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo
Heo luôn khỏe mạnh là ưu điểm vượt trội mà không ai có thể phủ nhận

Đây là ba yếu tố cơ bản rất quan trọng trong sản xuất chăn nuôi đúng không các bạn? Tuy nhiên vấn đề này không dễ thực hiện nhưng khi sử dụng lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo lại có thể giúp bà con làm được cả 3 yếu tố trên một cách dễ dàng. 

Khắc phục nhược điểm của các cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo hiện tại

Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo sử dụng men vi sinh EMZEO có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Sử dụng men vi sinh EMZEO làm đệm lót sinh học đơn giản, chỉ việc rắc vào chuồng 
  • Không cần phải sử dụng mật rỉ đường ( thu hút côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh)
  • Không cần trộn ủ trước khi sử dụng
  • Khử sạch mùi hôi thối, tiết kiệm rất nhiều chi phí chăm sóc
  • Vừa làm đệm lót sinh học, vừa phân giải phân thải vật nuôi, đỡ tốn công
  • Không phải dọn, rửa chuồng hàng ngày
  • Giúp lợn tránh một số bệnh 
Khắc phục nhược điểm của các cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo hiện tại
Men vi sinh làm đệm lót sinh học nuôi lợn tốt nhất hiện nay

Cách làm đệm lót sinh học nuôi heo(lợn)

Để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật cho lớp đệm lót sinh học chăn nuôi lợn thì chúng ta phải thực hiện theo đúng quy trình. Vậy cụ thể quy trình đó như thế nào? Bạn sẽ không khỏi bất ngờ với lời chỉ dẫn thật chi tiết sau đây.

Bước đầu tiên không thể thiếu đó là khâu chuẩn bị nguyên liệu và mặt bằng chăn nuôi

Cụ thể những nguyên liệu cần chuẩn bị để làm lớp đệm lót sinh học là:

  • Mùn cưa và trấu được trộn với tỉ lệ là 50:50. Chuẩn bị lượng nguyên liệu sao cho vừa đủ để đảm bảo phần diện tích chăn nuôi phải có độ dày là 60cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế mùn cưa và vỏ trấu bằng một số nguyên liệu khác như: Bã mía, rơm rạ, vỏ lạc, xơ dừa…
Cách làm đệm lót sinh học nuôi heo(lợn)
Một số nguyên liệu không thể thiếu khi làm lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo
  • Với diện tích 20m2 chuồng trại thì cần tới 3kg bột ngô hoặc cám gạo. Ngoài ra một nguyên liệu không thể thiếu để làm đệm lót sinh học đó là 4 gói men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr. Loại men này bạn có thể tìm ở các cửa hàng trên toàn quốc. Tuy nhiên nên tìm những loại men có địa chỉ và chất lượng tin cậy các bạn nhé.
  • Công việc tiếp theo cần làm đó là đảo trộn men EMZEO với cám gạo để rắc đều. Cụ thể là: Lấy 4 gói men vi sinh EMZEO trộn đều với 3kg bột ngô hoặc cám gạo. 
  • mua-che-pham-sinh-hocPhần việc tiếp theo cũng không kém phần quan trọng đó là chuẩn bị mặt bằng. Thường thì phần diện tích được chuẩn bị sẽ tương ứng với 1,5m2/ 1 con lợn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chăn nuôi thì lớp đệm sinh học chỉ bố trí khoảng 2/3 diện tích còn 1/3 diện tích còn lại sẽ được láng xi măng hoặc ốp lát gạch. Bởi làm như vậy sẽ giúp cho gia súc giảm được thân nhiệt khi nhiệt độ ở bên ngoài quá cao.

Quy trình làm lớp đệm lót sinh học nuôi heo

Thực chất thì quy trình làm lớp đệm lót không quá khó. Tuy nhiên, để đảm bảo cho lớp đệm lót phát huy hết tác dụng thì các bạn nên thực hiện theo quy trình 6 bước sau đây. Cụ thể là:

  • Bước 1: Lấy chỗ mùn cưa và trấu đã chuẩn bị ở trên rải lớp mùn khắp phần diện tích đã chuẩn bị. Lưu ý lớp mùn này phải có độ dày là 30 cm.
  • Bước 2: Phùn nước sạch đều khắp lớp mùn đã rải dưới nền. Lưu ý khi phun nên dùng vòi để nước được thấm đều vào lớp mùn. Lượng nước phun khoảng 25 – 30 lít cho 20 m2. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm (khoảng 20%) bằng cách là bốc một nắm mùn, sau đó bóp chặt. Nếu bạn cảm thấy nguyên liệu ướt và lớp mùn vẫn có độ tơi là được. Ngoài ra khi phun nước nên dùng cào để đảo đều giúp cho lớp mùn và trấu nhanh ẩm. 
  • Bước 3: Tạo mặt phẳng toàn bộ lớp mùn đã rải, sau đó rắc men đã chuẩn bị ở trên lên mặt lớp mùn. 
Quy trình làm lớp đệm lót sinh học nuôi heo
Quy trình làm lớp đệm lót sinh học
  • Bước 4: Rải tiếp lớp mùn thứ 2 cũng có độ dày là 30 cm. Các khâu tưới nước, cào và kiểm tra độ ẩm cũng được tiến hành như trên. Sau đó cũng phải tạo mặt phẳng cho lớp mùn các bạn nhé
  • Bước 5: Tiếp tục rắc men vi sinh đều khắp mặt nền. Sau đó dùng bạt hoặc túi nilon đậy kín toàn bộ phần bề mặt của lớp mùn. Lưu ý nên để lớp bạt này trong vòng 2-3 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách là bới lớp mùn lên với độ sâu khoảng 30cm, nếu cảm thấy có hiện tượng ấm nóng và không có mùi của nguyên liệu là được.
  • Bước 6: Lúc này gia chủ có thể thả lợn vào nuôi. Tuy nhiên khoảng tầm 5-10 ngày bạn nên rắc tiếp 1 gói men vi sinh EMZEO lên khắp nền chuồng. Ngoài ra muốn cho lớp đệm lót đảm bảo chất lượng trong quá trình chăn nuôi thì cứ 20-30 ngày nên rắc một lớp men vi sinh một lần. Liều lượng cũng khoảng 1 gói 200gr là được.

Như vậy, có thể thấy rằng quy trình làm lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo không hề khó đúng không các bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không làm đúng kỹ thuật thì chưa chắc lớp đệm lót của bạn sẽ phát huy được tác dụng.

Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo rất đơn giản với men vi sinh EMZEO
Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo rất đơn giản với men vi sinh EMZEO

Những vấn đề khi làm nuôi heo bằng đệm lót sinh học

Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì quy trình làm không quá khó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lớp đệm lót sinh học chăn nuôi heo bền và phát huy hết tác dụng thì một trong những yêu cầu cần tuân thủ đó là:

  • Nguyên tắc đầu tiên đó là lượng phân mà gia súc thải ra cần phải được rải đều trên lớp đệm lót sinh học. Tránh chỗ quá nhiều còn chỗ thì lại quá ít. Cụ thể là một số ngày đầu khi thả lợn bạn có thể tác động bằng cách di chuyển đàn đều các vị trí để hình thành thói quen cho chúng.
  • Mật độ quy định trong chăn nuôi lợn trên lớp đệm lót sinh học đó là 1,5 m2/ 1 con. Đây cũng là mật độ lý tưởng để giúp lớp đệm lót đảm bảo việc kéo dài tuổi thọ.
  • Một trong những vấn đề mà người chăn nuôi cần phải nhớ đó là đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho lớp đệm lót. Độ ẩm theo quy định và đảm bảo cho quá trình lên men đó là 20 – 25%. Ngoài ra, với độ ẩm này còn giúp cho lớp da của heo luôn được bảo vệ. Việc bổ sung này là cần thiết đúng không các bạn?
Những vấn đề khi làm nuôi heo bằng đệm lót sinh học
Thường xuyên xới và kiểm tra độ ẩm của lớp đệm sinh học
  • Để tăng tuổi cho lớp đệm lót, các bạn nên xới lớp đệm lót này thường xuyên. Không để xảy ra tình trạng kết tảng ở lớp trên bề mặt của đệm lót. Nếu lượng phân tập trung quá nhiều ở một chỗ cần phải vùi lấp chúng ngay các bạn nhé.
  • Nếu trong quá trình chăn nuôi xảy ra tình trạng heo bị tiêu chảy, người chăn nuôi cần cách ly đàn ngay lập tức. Đồng thời phải xử lý lớp đệm lót bằng cách rắc vôi hoặc cũng có thể phun các chế phẩm lên men, sau đó vùi lấp chúng với độ sâu khoảng 30cm.
  • Bạn có thể kiểm tra chất lượng hoạt động của lớp đệm sinh học chăn nuôi heo bằng cách quan sát và kiểm tra mùi của lớp đệm lót. Nếu lớp đệm lót không xuất hiện mùi thối có nghĩa là chúng vẫn hoạt động rất tốt.
Những vấn đề khi làm nuôi heo bằng đệm lót sinh học
Thường xuyên kiểm tra chất lượng lớp đệm lót
  • Để tiết kiệm chi phí đầu tư, người chăn nuôi có thể sử dụng lại lớp đệm lót trên sau 1 đến 2 đợt nuôi bằng cách bổ sung thêm 5-10% lượng chất độn cũng như lượng men vi sinh cần dùng.

Có thể thấy rằng sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi là việc làm cần thiết để tăng năng suất cũng như chất lượng cho bà con nông dân. Cụ thể nhất đó là sử dụng lớp đệm sinh học chăn nuôi heo. Giải pháp khá hoàn hảo để người nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư cho chính mình.

Xem chi tiết: 3 Cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất 

4.6/5 - (9 bình chọn)

1 thoughts on “Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo dễ dàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *