Nhận thấy tiềm năng tiêu thụ lớn, không phụ thuộc vào thương lái như nuôi gà lấy thịt, nhiều hộ nông dân ở nước ta hiện nay đã mạnh dạng chuyển hướng sang chăn nuôi gà đẻ trứng. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, bà con nông dân không nên chỉ chăn nuôi tự phát mà cần phải cập nhật các kiến thức khoa học để đạt năng suất cao nhất. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách nuôi gà đẻ nhiều trứng cực kỳ hiệu quả, mời bà con đón đọc!
Lợi ích của việc áp dụng đúng kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng
Từ xa xưa, chăn nuôi gia cầm đã là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Với đặc điểm vốn ít, dễ chăm sóc, mỗi hộ gia đình thường nuôi vài con gà đẻ trứng với phương thức sử dụng giống gà địa phương có khả năng tự kiếm ăn.
Tuy nhiên những năm gần đây, khi nhu cầu thịt trứng tăng cao, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chăn nuôi gà lấy trứng theo hướng công nghiệp, với quy mô từ vài trăm đến hàng ngàn con. Với quy mô lớn và vốn đầu tư không nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi là điều vô cùng cần thiết.
Kỹ thuật nuôi gà đẻ nhiều trứng giai đoạn gà con
Hiện nay ở Việt Nam, không quá khó để bà con lựa chọn được giống gà mục đích nuôi hướng trứng. Sau khi đã lựa chọn được giống gà phù hợp, bà con sẽ bắt đầu giai đoạn đầu tiên là chăm sóc gà con.
Tiêu chuẩn chất lượng gà giống 1 ngày tuổi
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, gà con phải đạt các tiêu chuẩn về hình thể như: lông bông, bụng thon nhẹ, rốn kín, mắt sáng nhanh nhẹn, chân cứng cáp không dị tật, mỏ khép kín. Đặc biệt về màu lông và trọng lượng, gà con phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo từng giống.
Ví dụ đối với gà giống Hyline Brown khối lượng trung bình là 35-38g/con, đặc trưng lông con trống có màu nâu vàng, con mái màu lông trắng.
Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm chăn nuôi không mùi hôi
Kỹ thuật quây úm hiệu quả cho gà con
Sau khi nở, cần nhanh chóng đưa gà con vào chuồng úm. Để đảm bảo khả năng tập trung nhiệt lượng ổn định, cần chuẩn bị chuồng úm bằng các tấm cót quây có chiều cao tối thiểu 50cm, đường kính mỗi quây 1.5-2m cho mỗi lứa 120-200 gà con. Quây úm cần đảm bảo nhiệt độ luôn được ổn định theo tuần tuổi gà:
- Tuần đầu tiên: 30-35oC
- Tuần thứ hai: 29-31oC
- Tuần thứ ba: 26-29oC
- Tuần thứ 4: 22-25oC
- Tuần thứ 5: 21-22oC
- Tuần thứ 6: 18-21oC
Nếu úm gà vào mùa nóng, có thể bỏ quây úm khi gà được 14 ngày tuổi để gà ăn tự do và vận động nhiều hơn. Bên cạnh nhiệt độ, cần duy trì độ ẩm trong chuồng úm ở mức 60-70% để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho gà con.
Phương pháp cho gà con ăn uống khoa học
Theo đánh giá của các chuyên gia, những con gà được cho ăn và uống càng sớm thì càng sinh trưởng tốt hơn. Sau khi nở, cần cho gà uống nước có pha 5-10% đường (hoặc pha theo tỷ lệ 1 lít nước 1 lạng đường) trước, sau đó mới cho ăn thức ăn chuyên dùng cho gà úm.
Những ngày tiếp theo, cần tuân thủ nguyên tắc cho gà uống nước trước, khoảng 2 giờ sau mới cho ăn thức ăn. Mức tiêu thụ thức ăn và nước uống phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, trọng lượng cơ thể và tình hình sức khỏe của gà. Mọi thay đổi bất thường về lượng thức ăn và nước uống đều là dấu hiệu đánh giá sức khỏe của gà.
Nguồn nước uống phải luôn sạch, bồn chứa và ống dẫn nước cần được vệ sinh thường xuyên và sát trùng định kỳ. Kích thước chụp đựng nước phải đủ đáp ứng cho số lượng đàn gà (đàn từ 50-100 con nên sử dụng chụp nhựa 3.5-4 lít). Vị trí đặt chụp phải dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất.
Về thức ăn, gà con cần được cho ăn nhiều lần trong ngày, nhưng lượng ăn mỗi lần chỉ vừa đủ theo nhu cầu để đảm bảo gà luôn được ăn thức ăn mới, kích thích tính thèm ăn. Đây là yếu tố quan trọng để áp dụng cách nuôi gà đẻ nhiều trứng ngay từ giai đoạn đầu.
Kỹ thuật chăm sóc gà đẻ trứng giai đoạn hậu bị
Sau khoảng 8-9 tuần từ khi nở, cần cân đo kiểm tra đàn gà và lựa chọn số gà đạt chuẩn để chuyển qua giai đoạn hậu bị. Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo gà tăng trưởng đồng đều và thành thục sinh dục tốt, tạo tiền đề cho gà đẻ trứng đều và nhiều sau này.
Tiêu chuẩn chọn gà hậu bị chất lượng
Tiêu chuẩn chọn gà hậu bị là những con nhanh nhẹn, chân bóng và cứng cáp. Ngoài ra cần căn cứ vào giống để quan sát màu lông và trọng lượng cơ thể gà xem đã đạt đúng chuẩn chưa.
Ví dụ với giống gà Hyline Brown: con trống có lông nâu vàng, gà mái lông trắng và nặng khoảng 770g/con.
Yêu cầu kỹ thuật chuồng trại cho gà hậu bị
Khi được 9 tuần tuổi, gà đã có khả năng thích nghi với nhiệt độ và ánh sáng tự nhiên. Tuy vậy, chuồng gà giai đoạn này cần đảm bảo thông thoáng, luôn khô ráo sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh.
Trước khi đưa lứa gà hậu bị vào, nên chuẩn bị sẵn lớp đệm sinh học bằng trấu hoặc mùn cưa có trộn chế phẩm sinh học EMZEO do Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Đức Bình phân phối.
Đọc ngay: Các cách khủ mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất hiện nay
Đây là hình thức phòng tránh vi sinh vật, nấm mốc gây bệnh và khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả được nhiều bà con áp dụng. Về diện tích chuồng, nếu có lót đệm sinh học thì chỉ nên nuôi 7-10 con/m2.
Chế độ dinh dưỡng cho gà hậu bị
Vẫn tuân thủ nguyên tắc cho uống nước trước khi ăn, tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ chế độ uống nước của gà giai đoạn hậu bị. Tùy theo lượng thức ăn mà cho gà uống nước tương ứng để tránh hiện tượng gà no nước dẫn đến hấp thu kém chất dinh dưỡng. Nên duy trì tỷ lệ 2 nước : 1 thức ăn. Vào mùa hè, cần bổ sung vitamin C và chất điện giải cho gà vào đầu giờ sáng mỗi ngày.
Trong giai đoạn này, lượng thức ăn không được giảm mà chỉ giữ hoặc tăng dần dựa theo kết quả cân gà định kỳ. Máng đựng thức ăn phải được đặt cách xa để gà không bị đan xen khi ăn. Nên cho gà ăn hai lần mỗi ngày vào sáng và tối, giữa ngày để máng ăn rỗng. Áp dụng cách nuôi gà đẻ nhiều trứng này sẽ đảm bảo gà không bị đói vào ban đêm và kích thích thèm ăn vào ban ngày.
Kỹ thuật chăm sóc gà trong giai đoạn đẻ trứng
Sau khi gà được khoảng 18-21 tuần tuổi, cần kiểm tra và chọn lựa lứa gà đạt chuẩn để chuyển sang giai đoạn gà đẻ trứng.
Tiêu chuẩn chọn gà lên đẻ chất lượng
Đối với gà trống, chọn những con có dáng hùng dũng, khỏe mạnh, tiếng gáy to vang, mắt sáng, mào và tích có màu đỏ tươi nhô cao, lông mượt, cánh áp sát vào thân. Đối với gà mái, chọn những con có đầu tròn nhỏ, mắt to và sáng, mào to đỏ tươi, thân hình cân đối, phần cuối xương lưỡi hái và xương háng rộng, nặng khoảng 1350-1650g/con. Thân hình gà phải cân đối, tránh chọn gà quá béo vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Việc kiểm tra, phân loại gà không đạt tiêu chuẩn về hình thể, cân nặng, phát dục chậm sẽ giúp năng suất đẻ trứng được đồng đều và chất lượng trứng cao. Đây cũng là cơ sở đánh giá quá trình chăm sóc gà giai đoạn hậu bị.
Yêu cầu chuồng trại cho gà giai đoạn đẻ trứng
Nếu muốn nuôi gà đẻ ở chuồng khác, cần chuyển chuồng trước khi gà đẻ 2 tuần, thực hiện nhanh và vào lúc mát trời hoặc ban đêm. Việc này giúp gà mau ổn định chỗ ở và hạn chế stress.
Chuồng gà đẻ phải có ánh sáng phân bố đều. Nên sử dụng bóng đèn 75W-100W với cường độ chiếu sáng 3-4W/m2. Việc thắp sáng rất quan trọng, nhất là trước rạng đông cần thắp thêm đèn 1-2 giờ để gà tạo đủ hormone sinh sản. Chuồng cần được lót sẵn lớp đệm sinh học để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc.
Mật độ gà tốt nhất nên duy trì ở mức 3.5-4 con/m2. Ổ đẻ cho gà cần được phân bố đều, đặt ở nơi ít sáng, yên tĩnh nhưng thông thoáng. Nên tính toán số lượng ổ đẻ khoảng 5 con/ổ để tránh gà chen lấn làm vỡ trứng.
Chế độ dinh dưỡng cho gà giai đoạn đẻ trứng
Khi chuyển sang chuồng mới, gà dễ bỏ ăn do stress. Vì thế, cần chuẩn bị sẵn nguồn nước và thức ăn tươi sạch, giàu dinh dưỡng để gà tiếp tục phát triển bình thường.
Gà trống thành thục tính sớm hơn và có thể đạp mái khi được 21 tuần tuổi. Do đó cần giảm bớt gà trống, duy trì tỷ lệ ghép trống:mái ở mức 1:8 hoặc 1:10. Cần loại bỏ những con trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc nằm trong ổ đẻ, vì chúng thường nhút nhát, không đạp mái, chỉ gây cản trở và làm vỡ trứng.
Kỹ thuật thu hoạch trứng và xử lý gà ấp bóng
Gà bắt đầu đẻ khoảng tuần 21 và đạt tỷ lệ đẻ cao nhất ở 27-29 tuần tuổi. Cần thu nhặt trứng thường xuyên 2-4 lần/ngày. Khi đặt trứng vào khay, quay phần nhọn xuống dưới, bảo quản nơi thoáng mát và không giữ trứng quá 7 ngày.
Sau khi đẻ xong, não của gà mái sẽ tiết ra hormone kích thích bản năng ấp trứng. Mỗi đợt thu hoạch trứng, có thể thấy gà mái vẫn nằm trong ổ ấp dù không có trứng – hiện tượng này gọi là gà ấp bóng. Tình trạng này làm gà mái không tiếp tục đẻ trứng, ảnh hưởng đến năng suất.
Để xử lý, có thể áp dụng các biện pháp như cho gà ăn thức ăn giàu protein và rau xanh, hoặc cai ấp bằng cách bổ sung thuốc theo liều 1-2 viên aspirin/con hoặc 150-200 mg anlgin/con mỗi ngày.
Xem thêm: Bí quyết làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi hiệu quả nhất
Bổ sung men thức ăn cám lên men EMZEO để kích thích gà đẻ nhiều
Trong tất cả giai đoạn nuôi gà, nên bổ sung men thức ăn EMZEO vào thức ăn hoặc nước uống. Cám lên men EMZEO có các tác dụng:
- Giúp gà tiêu hóa tốt, tránh các bệnh về đường ruột
- Nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng
- Giúp gà đẻ nhiều, đẻ đều
- Phục hồi nhanh chóng sức khỏe cho gà
- Nâng cao sức đề kháng, giúp gà ít bị bệnh tật
- Ủ chín sinh học thức ăn cho gà hiệu quả
- Giúp gà ăn ngon miệng, khỏe mạnh
Cách dùng
- Bổ sung vào nước uống: 2 – 3 gr/ 1 lít nước cho uống hàng ngày
- Thức ăn: 3 – 5 gr/ 1kg thức ăn, định kỳ 3 – 5 ngày sử dụng 1 lần
- Ủ thức ăn cho gà: sử dụng phế phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám ngô, bột cá, bột trùn quế, cuộng rau, cây chuối, bèo tây… ủ chín sinh học bằng men EMZEO cho gà ăn
Trên đây là hướng dẫn cách nuôi gà đẻ nhiều trứng đầy đủ và chi tiết. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, Chế phẩm vi sinh Đức Bình đã giúp bà con có được kiến thức vững chắc trước khi bắt tay vào chăn nuôi gà đẻ trứng.
Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic …