Vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm được ứng dụng rất phổ biến. Nếu áp dụng đúng phương pháp, tỷ lệ nhiễm bệnh ở tôm nuôi sẽ giảm xuống. Từ đó, giúp nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường nuôi tôm một cách hiệu quả hơn. Vậy, vi sinh hầm cầu sử dụng trong nuôi tôm là gì? Bạn hãy theo dõi bài tổng hợp Vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm và 4 điều cần biết của Chế phẩm vi sinh Đức Bình – Trung tâm phân phối chế phẩm sinh học để tìm hiểu về loại chế phẩm đặc biệt này.

1. Vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm là gì?
- Vi khuẩn hiếu khí: Các vi khuẩn này cần oxy để sinh trưởng và phát triển. Chúng có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ như phân, giấy vệ sinh, thức ăn thừa,… thành nước và khí CO2.
- Vi khuẩn kỵ khí: Các vi khuẩn này không cần oxy để sinh trưởng và phát triển. Chúng có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ khó phân hủy như chất béo, dầu mỡ,… thành các chất đơn giản hơn.
- Nấm men: Nấm men có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ như giấy vệ sinh, thức ăn thừa,… thành nước và khí CO2.
Vi sinh hầm cầu sử dụng trong nuôi tôm đơn giản là một loại chế phẩm sinh học. Trong loại chế phẩm sinh này bao gồm nhiều loại men vi sinh làm nhiệm vụ phân hủy chất thải, giữ sạch môi trường ao nuôi. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm, tạo môi trường để tôm phát triển khỏe mạnh hơn.
Nhờ ứng dụng vi sinh hầm cầu, môi trường nuôi tôm sẽ được xử lý hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Tuy vậy, muốn phát huy tối đa tác dụng của loại chế phẩm sinh học này, bà con cần sử dụng đúng cách.
2. Tác dụng chính của vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm
Hiện nay, vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ vào loại vi sinh hầm cầu này mà quá trình phân hủy chất hữu cơ đã rút ngắn đáng kể, lượng khí độc trong hồ nuôi tôm cũng giảm hẳn.
2.1 Hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ
Chất hữu cơ tồn tại trong môi trường nuôi tôm chủ yếu là thức ăn thừa, chất thải của tảo xoắn chưa phân hủy hoàn toàn,… Trong quá trình phân hủy, chúng đôi khi lại là nguyên nhân khiến mầm bệnh sản sinh nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng dịch bệnh, người nuôi nên tìm cách đẩy nhanh tốc độ phân hủy chất hữu cơ.
Vi sinh hầm cầu có khả năng tiết enzyme, hỗ trợ phân cắt một số chất hữu cơ như chất đạm, chất béo hay cacbohidrat. Đồng thời biến đổi chúng thành những đơn vị nhỏ hơn, đẩy nhanh tốc độ phân hủy, giúp làm sạch nguồn nước.
Nhiều loại vi sinh hầm cầu còn giúp loại bỏ chất hữu cơ cứng đầu, tích tụ dưới đáy hồ hoặc bám trên bề mặt một số loài thực vật. Như vậy, môi trường nuôi tôm sẽ được làm sạch hiệu quả, giảm mầm bệnh nguy hiểm.
2.2 Giảm lượng NH3, NO2 và H2S
Bên cạnh chất hữu cơ gây hại, môi trường ao hồ nuôi tôm còn chứa nhiều loại khí độc. Cụ thể, điều kiện kỵ khí dưới đáy được xem là nguyên nhân sản sinh ra khí độc H2S.
Ngoài ra, quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng tạo điều kiện sản sinh khí NH3 và khí NO2. Cả hai loại khí này đều rất độc, ảnh hưởng không tốt đến tôm nuôi trong ao.
Để loại bỏ những loại khí độc trên, bà con nên sử dụng vi sinh hầm cầu. Bởi loại chế phẩm sinh học này có khả năng rút ngắn quá trình phân hủy chất hữu cơ, kích thích chuyển hóa hoàn toàn mà không sản sinh khí độc.
2.3 Ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh
Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân khiến năng suất tôm suy giảm. Thậm chí, có những đợt nuôi, bà con mất trắng vì dịch bệnh.
Sử dụng vi sinh hầm cầu được xem như phương pháp hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, tạo môi trường thuận lợi để tôm phát triển khỏe mạnh.
2.4 Giúp ổn định đường ruột cho tôm
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số chủng vi sinh vật có thể hỗ trợ ổn định đường ruột cho tôm. Nhờ đó, tôm trong môi trường ao hồ sẽ hấp thụ tốt dinh dưỡng, phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Khi sử dụng vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm, chủ nuôi sẽ dễ dàng chủ động phòng chống tránh những căn bệnh đường ruột thường gặp ở tôm. Chẳng hạn như đi ra phân trắng, phân lỏng, ruột bị gấp khúc.
2.5 Kích thích sự phát triển của các loại tảo có lợi
Không chỉ hỗ trợ phòng bệnh mà nhiều loại vi sinh hầm cầu còn giúp những loại tảo có lợi sản sinh và phát triển nhanh hơn. Chẳng hạn như tảo lục và tảo khuê.
Mặt khác, vi sinh hầm cầu sẽ tham gia vào quá trình hạn chế sự phát triển của nhiều loại tảo gây hại. Ví dụ như tảo mắt, tảo lam,.. Duy trì môi trường thủy sinh phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm.
3. Hướng dẫn sử dụng vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm
Muốn phát huy hiệu quả tác dụng ngăn chặn dịch bệnh, duy trì môi trường ao hồ sạch sẽ giúp tôm nhanh lớn, bà con nên sử dụng vi sinh hầm cầu. Loại vi sinh hầm cầu cho ao tôm tốt nhất hiện nay là Men xử lý bể phốt Emzeo 200gr. Sau đây là các bước hướng dẫn sử dụng chi tiết:
Bước 1: Trộn chế phẩm vi sinh hầm cầu với nước sạch, theo tỷ lệ 1 gói 200gr pha với 20 lít nước. Trong quá trình trộn, bà con hãy trộn thật đều để chế phẩm nhanh chóng hòa tan trong nước.
Bước 2: Nếu đã trộn xong chế phẩm sinh học, bà con để nguyên hỗn hợp dung dịch trong khoảng 30 phút. Nhằm giúp vi sinh vật có lợi sản sinh tối đa.
Bước 3: Sau 30 phút, bà con hãy tạt hỗn hợp vừa trộn vào khu vực ao nuôi tôm. 1 gói men xử lý bể phốt 200gr xử lý 200 m^3 nước ao nuôi. Trong quá trình thực hiện, bà con nên đổ từ một góc để vi sinh vật từ từ lan rộng ra khắp ao, hỗ trợ phân hủy nhanh chất hữu cơ.
Như vậy là chỉ sau 3 bước thực hiện đơn giản, bà con đã xử lý nước ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học vi sinh hầm cầu. Thực tế, vi sinh hầm cầu hầu như không tác động tiêu cực đến sức khỏe của người thực hiện, rất thân thiện với môi trường. Nếu sử dụng đúng phương pháp, năng suất và chất lượng tôm sẽ tăng mạnh.
4. Lưu ý cần biết khi sử dụng vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm
Sau đây là phần liệt kê một vài lưu ý khi sử dụng chế phẩm vi sinh vi sinh hầm cầu trong chăn nuôi tôm:
- Sử dụng vào thời gian thích hợp: Thời gian phù hợp để đổ vi sinh hầm cầu đã phối trộn xuống dốc ao nuôi tôm là từ 2 đến 3 giờ chiều, trời còn nắng. Nếu trời đổ mưa thì bà con không nên rắc loại chế phẩm sinh học này xuống ao nuôi tôm. Bởi khi đó nước mưa sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của vi sinh hầm cầu.
- Không dùng vi sinh hầm cầu cùng chất diệt khuẩn: Vì những loại hóa chất diệt khuẩn mạnh như Chlorine hay kháng sinh dễ làm giảm tác dụng của chế phẩm vi sinh hầm cầu. Trường hợp đã dùng hóa chất tẩy rửa mạnh thì sau ít nhất 3 ngày bà con mới dùng vi sinh hầm cầu cho ao nuôi tôm.
- Cung cấp đầy đủ Oxy cho ao nuôi tôm: Đây là điều kiện cơ bản để chế phẩm vi sinh vật trong vi sinh hầm cầu phát huy tốt tác dụng.
- Kiểm tra ao nuôi thường xuyên: Khi dùng vi sinh hầm cầu hay bất kỳ loại chế phẩm nào khác, bà con đều phải chú ý kiểm tra ao nuôi tôm mỗi ngày. Nếu phát hiện bất thường, bà con cần tìm cách xử lý ngay.
- Luôn mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với vi sinh hầm cầu: Tuy rằng không đến nỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nhưng vi sinh hầm cầu vẫn có mùi. Vì thế để hạn chế mùi cũng như dung dịch vừa pha bám vào người, bà con hãy mặc đồ bảo hộ đầy đủ.
5. Có nên sử dụng loại vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm không?
Mặc dù vi sinh hầm cầu cũng là loại chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy phân thải, bùn đáy rất tốt nhưng vi sinh hầm cầu và vi sinh nuôi tôm là hai loại vi sinh khác nhau. Vi sinh hầm cầu được sản xuất để phân hủy các chất thải hữu cơ trong hầm cầu, bể phốt … trong khi vi sinh nuôi tôm được sử dụng để phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm, tạo môi trường thuận lợi và phù hợp nhất để tôm phát triển.
Sử dụng vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm có thể gây ra một số vấn đề sau:
- Gây hại cho tôm: Một số loại vi sinh hầm cầu có thể sản sinh ra các chất độc hại đối với tôm.
- Gây hại môi trường: Các chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm được phân hủy bởi vi sinh vật sẽ tạo ra các chất dinh dưỡng, có thể gây ra sự phát triển của tảo và các mầm bệnh gây hại cho tôm và môi trường.
Một số lưu ý khi sử dụng vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm:
- Một số trường hợp nên sử dụng vi sinh hầm cầu trong ao tôm như: ao nhiều bùn đáy, nhiều thức ăn dư thừa, nhiều chất thải, phân thải, xác vỏ tôm.
- Nên sử dụng vi sinh hầm cầu có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các đơn vị uy tín.
- Pha vi sinh hầm cầu với nước sạch theo đúng tỉ lệ hướng dẫn.
- Tạt đều hỗn hợp vi sinh đã pha vào khắp bề mặt ao nuôi.
- Sử dụng vi sinh hầm cầu định kỳ để đạt hiệu quả cao nhất.
Chính vì vậy, người nuôi tôm nên hạn chế sử dụng các loại vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm và nên dùng các chế phẩm sinh học chuyên dụng cho ao tôm. Các loại vi sinh này được sản xuất để phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả, đồng thời không gây hại cho tôm và môi trường.
Một số loại vi sinh chuyên dụng cho nuôi tôm bao gồm:
- Vi sinh xử lý đáy ao EmzeoTS: Vi sinh này có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ tích tụ trên đáy ao, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường sống cho tôm.
- Vi sinh xử lý nước ao tôm EmzeoTS: Vi sinh này có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dư thừa trong nước, giúp giảm thiểu sự phát triển của tảo và các mầm bệnh gây hại cho tôm.
- Vi sinh kích thích tăng trưởng: Vi sinh này có khả năng kích thích tôm ăn nhiều hơn, tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật.
Sử dụng vi sinh chuyên dụng cho nuôi tôm Emzeo TS sẽ giúp người nuôi tôm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe tôm.
6. Câu hỏi thường gặp về vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm
Vi sinh hầm cầu giúp phân hủy các chất hữu cơ, cải thiện chất lượng nước và môi trường ao nuôi. Nó ức chế sự phát triển của mầm bệnh, hạn chế ô nhiễm và tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm.
Sử dụng vi sinh hầm cầu trong ao tôm tại một số trường hợp cụ thể như: ao nhiều bùn đáy, nhiều cặn bẩn, nhiều phân thải, xác bã tôm nhiều …
Vi sinh nên được bổ sung thường xuyên, liên tục để duy trì mật độ cao trong hầm cầu, khoảng 2-3 ngày/lần. Trước khi thả giống nên bón vôi, khử trùng rồi mới bổ sung vi sinh.
Không. Vi sinh hầm cầu cần được kết hợp với các loại vi sinh chuyên dụng xử lý môi trường ao tôm khác
-
Thành phần vi sinh: Vi sinh hầm cầu cho ao tôm cần chứa các chủng vi sinh có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, đặc biệt là các chất thải từ tôm.
-
Độ ổn định: Vi sinh hầm cầu cho ao tôm cần có độ ổn định cao, nghĩa là vi sinh vẫn có khả năng phân hủy chất thải tốt trong thời gian dài.
-
Hiệu quả xử lý: Vi sinh hầm cầu cần có hiệu quả xử lý cao, nghĩa là có thể phân hủy nhanh các chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi.
-
An toàn: Vi sinh hầm cầu cần an toàn cho tôm, cá và môi trường.
- Giữ ổn định các điều kiện như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan cho vi sinh phát triển
- Không sử dụng các hóa chất diệt khuẩn mạnh ảnh hưởng tới vi sinh
- Bổ sung liên tục để duy trì mật độ vi sinh ổn định
- Kết hợp với các loại chế phẩm sinh học chuyên dụng cho ao tôm khác.
7. Kết luận
Việc ứng dụng vi sinh trong xử lý hầm cầu ao nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện chất lượng nước, ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao năng suất nuôi tôm. Để đạt hiệu quả tốt, người nuôi cần lựa chọn loại vi sinh chuyên dụng cho ao tôm, tuân thủ quy trình kỹ thuật và kết hợp với các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản. Vi sinh hầm cầu là giải pháp sinh học hiệu quả mà người nuôi tôm nên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Chế phẩm vi sinh Đức Bình vừa chia sẻ một vài kiến thức cần biết về vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm. Nếu cần mua loại chế phẩm sinh học này, quý khách có thể đặt hàng tại https://chephamvisinh.vn/.
Trên đây là những thông tin về bài viết Vi sinh hầm cầu trong nuôi tôm và 4 điều cần biết, quý khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm phẩm chúng tôi hãy liên hệ ngay qua hotline hoặc để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay lập tức.
⫸ Xem thêm:Tầm quan trọng của chế phẩm sinh học cho cá tôm
⫸ Xem thêm: Men vi sinh cho tôm là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất
⫸ Xem thêm: Vi sinh hầm tự hoại là gì? khi nào nên sử dụng?
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Để tăng lượng vi sinh nhằm đem đến hiệu quả cao nhất, có thể ủ men vi sinh hâm cầu với mật rỉ đường cho lên men trước khi đem tạt vào vuông tôm có được không?