...

Cách ủ tỏi cho tôm ăn? Bí quyết chữa bệnh cho tôm bằng tỏi?

Là một loại kháng sinh của tự nhiên có tác dụng cực kỳ mạnh, rất nhiều người đã thực hiện chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và đạt được kết quả tốt. Đây là việc làm sẽ giúp cho tôm có được năng suất thu hoạch lớn cùng chất lượng cao. Chế phẩm vi sinh Đức Bình chia sẻ chi tiết: Cách ủ tỏi cho tôm ăn? Bí quyết chữa bệnh cho tôm bằng tỏi?

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi như thế nào.
Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi như thế nào.

Tác dụng của tỏi

Tỏi được biết đến như một kháng sinh tự nhiên mạnh và có rất nhiều tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh. Và ngày nay tỏi còn được ứng dụng để phòng trị bệnh cho tôm để tôm đạt năng suất chất lượng cao. Vậy cụ thể tác dụng của tỏi nói chung là gì? Và công hiệu của tỏi đối với tôm nói riêng ra sao?

Tác dụng của tỏi

Tỏi là một loại thảo dược có nhiều chức năng, trong đó thì phòng và chữa bệnh là những chức năng thường thấy nhất. Ở trong tỏi có chứa allicin, khi bị đập dập ra thì chất này sẽ biến thành allicin. Lúc này thì các bạn sẽ thấy được hỗn hợp có mùi cực kỳ đặc trưng, có được khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. hỗn hợp này cũng không có mùi và mang lại tác dụng tốt về chữa bệnh cho tôm.

Chất allicin này sẽ ức chế lại quá trình tăng trưởng của vi khuẩn bằng khoảng 10-20 so với những loại thuốc có trên thị trường. Tuy nhiên thì điểm mạnh của chúng là có thể điều trị các chứng bệnh lý liên quan tới nấm và giun. Cơ chế hoạt động của nó là ngăn cản quá trình protein được tổng hợp, làm cho vi sinh vật phát triển chậm lại để không gây hại cho vật nuôi.

Tỏi là một thảo dược có nhiều chức năng.
Tỏi là một thảo dược có nhiều chức năng, là loại kháng sinh tự nhiên cho vật nuôi rất tốt

Tác dụng với tôm

Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp thường thấy bởi đây là một loại thuốc nam, chúng sẽ phòng hoặc trị các bệnh đường ruột có ở tôm. Cho dù được nuôi ở môi trường nước ngọt, mặn hay lợ thì vi khuẩn cũng sẽ bị phân lập nếu như dùng tỏi. Từ khả năng này mà tôm sẽ có thể phát triển mạnh mẽ, đem tới sản lượng tốt hơn so với thông thường.

Thêm nữa là tỏi cũng sẽ kích thích cho tôm phát triển hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường khả năng kháng khuẩn và các loại nấm hay virus. Nếu có thể sử dụng tinh dầu tỏi thì các chỉ số về tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu trong tôm sẽ tăng lên. Vậy là tỏi có thể được sử dụng giống như là kháng sinh, trị liệu hóa học đối với tôm tương đương với các loại thuốc khác.

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi cũng mang theo khả năng ức chế, hay thậm chí là kháng lại được những ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở tôm, tăng cường miễn dịch cho những thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng. Đây là nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm kiếm xung quanh với tác dụng tốt, trở thành phương pháp phổ biến trong những trại tôm.

Tỏi có thể tăng đề kháng cho tôm.
Tỏi có thể tăng đề kháng cho tôm.

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi

Để dùng tỏi và chữa bệnh cho tôm, chúng ta cần phải có được cách sử dụng phù hợp. Nhiều trang trại sử dụng tỏi tự nhiên và không pha trộn, thế nhưng cũng có các đơn vị thực hiện kết hợp tỏi với một số loại chế phẩm khác cho tôm.

Dùng tỏi không chế phẩm

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi không pha trộn cực kỳ dễ dàng, bởi allicin trong tỏi sẽ xuất hiện mỗi khi được đập nát, cho nên chúng ta nghiền tỏi ra là được. Thế nhưng allicin cũng rất nhanh biến mất bởi chúng không bền tại môi trường xung quanh, chính vì thế mà không nên nấu tỏi bởi nhiệt độ tăng khiến tác dụng của tỏi bị giảm bớt, dẫn tới hiệu quả không được như mong muốn.

Thêm nữa là kết hợp với rượu trắng thì tỏi cũng không có thêm tác dụng nào khác như nhiều người vẫn hiểu nhầm. Công việc của các bạn đơn giản là sử dụng tỏi để xay nhuyễn ra và trộn với thức ăn hàng ngày của tôm là được. Tỷ lệ tốt nhất để pha trộn thức ăn cùng tỏi là 400g tỏi/1 tạ thức ăn.

Tuy nhiên có một lưu ý đó là trong tỏi allicin cũng là thành phần khiến tôm bị rối loạn tiêu hóa khi đang đói, bởi vậy mà không nên cho tôm ăn tỏi khi đói. Tốt nhất là các bạn chỉ nên cho tôm ăn tỏi vào bữa ăn cuối trong ngày mà thôi. Đây là tác dụng phụ từ tỏi, không có hậu quả gì quá nghiêm trọng nhưng tốt nhất vẫn nên né tránh.

Có thể dùng tỏi băm để trộn cho tôm ăn.
Có thể dùng tỏi băm để trộn cho tôm ăn.

Dùng tỏi với chế phẩm

Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và có kết hợp cùng một số chế phẩm sinh học sẽ giúp cho quá trình điều trị vi khuẩn được tăng cường. Thông thường thì tỏi cũng có thể sẽ diệt luôn những vi khuẩn có lợi, dùng chế phẩm sinh học có thể khắc phục nhược điểm này. Giữ lại vi khuẩn có lợi sẽ tăng cường được sự phát triển của tôm trong ao.

Chế phẩm Spore Out

Chế phẩm tự nhiên Spore Out vốn dĩ là chiết xuất tỏi cùng hàm lượng allicin khá ổn định, mang tới sự ức chế vi bào tử trùng có ở trên tôm theo cơ chế kết dính. Nhờ vào điều này mà nguy cơ gặp phải nhiễm trùng ở tôm sẽ được hạn chế tối đa, giảm thiểu triệu chứng bệnh cũng như tránh được tình trạng sinh sản không kiểm soát.

Chế phẩm EMZEO

Để tăng cường đề kháng và chữa bệnh cho tôm bằng tỏi được tốt hơn thì chế phẩm emzeo cũng được sử dụng rất phổ biến. Đây là chế phẩm sẽ tăng cường những lợi khuẩn ở trong ruột của tôn, cung cấp thêm enzyme mà tôn không tổng hợp được một cách chủ động. Thông qua việc này thì protein của tôm sẽ được chuyển hóa tốt hơn, đảm bảo sự khỏe mạnh.

Video
(4) 100KVND
Video
(2) 70KVND
Video
Video

Phân bón

HUMIC Đức Bình

(1) 50KVND
(1) 65KVND

Chế phẩm E.M – EM gốc (EM1)

Có lẽ E.M là chế phẩm phổ biến và được dùng nhiều nhất để chăm sóc tôm. 1 lít chế phẩm E.M cùng với hơn 5kg bã tỏi và 1kg rỉ đường pha với nước, để trong khoảng 30 ngày rồi vắt nước để cho tôm ăn. Phương pháp này có thể mang tới tỷ lệ sống 100% đến với tôm và đạt được kích thước, cân nặng phù hợp. Đây là cách thức mang lại sản lượng rất lớn đối với tôm.

Chế phẩm sẽ tăng cường hiệu quả của thức ăn.
Chế phẩm sẽ tăng cường hiệu quả của thức ăn.

Cách ủ tỏi cho tôm ăn

Công thức ủ tỏi bằng chế phẩm E.M dạng dịch ( EM gốc – EM1) hoặc chế phẩm EMZEO (Em gốc dạng bột)

Cách ủ tỏi cho tôm ăn bằng chế phẩm sinh học E.M
Cách ủ tỏi cho tôm ăn bằng chế phẩm sinh học E.M

Chuẩn bị ủ nguyên liệu

  • Tỏi bóc vỏ, dập nát: 10kg
  • Mật rỉ đường: 1 lít
  • Dấm hoặc rượu (< 35 độ):  0,5 lít
  • 1 lít chế phẩm EM gốc (EM1) hoặc 3 gói chế phẩm EMZEO (EM gốc dạng bột)
  • Nước sạch: 40 lít
  • Chuối chín bóc vỏ, bóp nhuyễn: 20 quả

Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất

  • Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên
  • Đậy chặt kín ủ trong thùng ủ sau 3 ngày là sử dụng được
  • Sản phẩm thu được là chế phẩm EM tỏi sử dụng cho tôm, cá rất hiệu quả
  • Ủ 10kg tỏi thu được 50 lít chế phẩm tỏi ngâm E.M
Chế phẩm sinh học EM gốc- EM1
Chế phẩm sinh học EM gốc- EM1 chuyên sử dụng cho nuôi tôm, cá, thủy sản

Cách dùng chế phẩm ủ từ tỏi cho tôm ăn

Để chữa bệnh cho tôm bằng tỏi được tốt hơn thì việc kết hợp với chế phẩm là điều nên làm, và trong số các chế phẩm được dùng thì E.M là chế phẩm phổ biến nhất. Vậy thì cách dùng chế phẩm này như nào để chăm sóc tôm được tốt nhất?

Xem ngay: Bật mí các cách sử dụng chế phẩm EM hiệu quả nhất

Tôm nổi đầu do khí độc

Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20 lít nước từ ao nuôi tôm và pha cùng với khoảng 2 lít chế phẩm E.M, sau đó tạt đều trở lại vào ao nuôi lúc mà tôm nổi đầu. Các dàn quạt cần bật lên và chạy hết công suất.

Tôm mòn đuôi và cụt râu

Lúc này thì các bạn sẽ cần phải xử lý nước ở trong ao tôm. Thông thường thì sẽ cần dùng khoảng 50 lít chế phẩm E.M cho 1000m2 nước, hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần trong 1 tuần. Ngoài ra thì cũng có thể trộn vào 10kg thức ăn khoảng 2 lít E.M tỏi để ủ trong 4-6 giờ và cho ăn theo tỷ lệ 1kg thức ăn/100,000 tôm giống trong 1 ngày.

Tôm bị đóng rong tảo

Khi tôm trong ao bị đóng rong hoặc tảo, các bạn nên dùng khoảng 4 lít chế phẩm E.M5 đối với 1000m2 ao. Liên tục áp dụng trong 5 ngày và vào buổi sáng để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp nếu pH bị thấp hoặc tảo chết quá nhiều thì có thể phải dùng cả vôi để cân bằng lại độ pH.

Hiện tượng tôm bị đóng tảo.
Hiện tượng tôm bị đóng tảo.

Tôm xuất hiện đốm trắng

Tương tự như trường hợp trên, thì nếu tôm bị có đốm trắng xuất hiện, hãy dùng 5 lít chế phẩm E.M5 đối với 1000m2 ao trong 1 ngày, cứ như vậy liên tục 5 ngày và vào buổi sáng. Nếu như tôm lột xác quá nhiều thì phải dừng lại và thay thế 5 lít E.M5 bằng 50 lít EM2 rồi sử dụng cách ngày cho tới khi tình trạng thuyên giảm.

Tôm xuất hiện đốm trắng

Trong trường hợp cần phải xử lý đáy hồ, các bạn cũng có thể dùng vôi bột và những chất làm sạch khác. Quá trình được thực hiện theo như quy trình của từng trại nuôi khác nhau, tuy nhiên sau khi đã làm sạch được hồ rồi thì trước khi thả tôm 1 tuần hãy xử lý lần nữa với chế phẩm E.M.

Lúc này các bạn hãy cho vào ao ngập nước khoảng 30cm và 400 lít thứ cấp trải đều. Sau đó pha trộn chế phẩm E.M với công thức 1 lít chế phẩm + 2 lít rỉ đường + 37 lít nước để có được nước thứ cấp. Sau khoảng 5 ngày thì dùng nước này tạt đều lên mặt đáy của ao hồ để tiến hành nuôi tôm.

Lưu ý khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi

Khi tiến hành chữa bệnh cho tôm bằng tỏi, có những điều mà chúng ta nên thực hiện, cũng như là một số hành động cần phải tránh né.

Hãy bỏ túi một số lưu ý khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi.
Hãy bỏ túi một số lưu ý khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi.

Những điều nên làm

  • Nên trộn thức ăn cùng tỏi cho tôm ăn càng sớm càng tốt, bởi vì allicin sẽ biến mất rất nhanh trong môi trường. Sau khi đập dập hãy trộn hay hòa với thức ăn/ chế phẩm rồi cho ăn ngay.
  • Đối với mỗi trường hợp bệnh lý của tôm khác nhau thì liều lượng dùng tỏi cho tôm cũng khác nhau. Để làm được như vậy thì các bạn cần hiểu biết nhất định về lĩnh vực nuôi tôm.
  • Có các trường hợp mà trong 1 tháng các bạn chỉ nên cho tôm ăn tỏi vài ngày mà thôi, thế nhưng các ngày này lại không được trải đều mà ăn thành đợt, ví dụ như mòn vỏ, phân trắng.
  • Bởi vì tỏi cũng là kháng sinh, cho nên nó có thể diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Để khắc phục tình trạng này thì hãy kết hợp với chế phẩm sinh học có trên thị trường.

Những điều nên tránh

  • Không nên nấu chín tỏi rồi mới cho tôm ăn, bởi vì khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt chất có trong tỏi sẽ mất đi tác dụng.
  • Không nên ngâm tỏi trong rượu trắng, bởi thực tế thì việc này không có thêm bất cứ tác dụng nào khác cả.
  • Không nên cho tôm ăn quá nhiều tỏi hoặc là ăn khi đói, bởi có thể nó sẽ khiến tôm bị rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chữa bệnh cho tôm bằng tỏi, cũng như là phương thức sử dụng chế phẩm kết hợp nhằm tăng cao hiệu quả hơn. Chúc các bạn sẽ thu hoạch được sản lượng cùng chất lượng tốt nhất có thể. Xin cám ơn.

⫸ Xem thêm: Nuôi ruồi lính đen để làm gì? Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen đúng cách

⫸ Xem thêm: Địa chỉ mua bán chế phẩm EM gốc ở đâu uy tín, chất lượng nhất

5/5 - (20 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *