Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả bất ngờ! Ở bài viết trước, Chế phẩm vi sinh Đức Bình đã hướng dẫn 3 cách ủ đậu nành thành phân bón hữu cơ cho cây trồng. Vậy bã đậu nành thì sao, có thể ủ thành phân bón hữu cơ cho cây trồng không? Mời các bạn theo dõi chi tiết bài viết “ Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cho cây trồng hiệu quả bất ngờ!”
Trong bài viết này, Trung tâm phân phối chế phẩm sinh học hướng dẫn 2 cách ủ bã đậu nành thành phân hữu cơ chất lượng cao – loại thịt không xương rất giàu đạm cho cây trồng.
Cách 1: Ủ khô bã đậu nành với nấm trichoderma làm phân bón dạng bột bón gốc
Cách 2: Ủ bã đậu nành với chế phẩm sinh học EM dạng bột – EMZEO thành dịch đạm sinh học phun hoặc tưới cho cây trồng.
Đây là 2 cách ủ bã đậu nành bón cây hiệu quả nhất hiện nay, vừa không có mùi hôi, vừa nhanh phân giải dinh dưỡng có trong bã đậu nành giúp cây trồng dễ dàng ăn được. Đây chính là 2 Cách chế biến và sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả bất ngờ! Tùy từng mục đích sử dụng mà các bạn lựa chọn cách ủ bã đậu nành phù hợp với mình nhé!
1. Trong bã đậu nành có gì?
Bã đậu nành ( bã đậu) là loại phế phẩm của quá trình làm đậu phụ, sữa đậu nành. Bã đậu nành có màu trắng sữa, hoặc hơi ngà và rất mịn. Trước đây, bã đậu nành chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi lợn hoặc gà. Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết công dụng của bã đậu với cây trồng đấy.
Tận dụng bã đậu nành ủ phân bón cho cây hiệu quả thần kỳ. Nhiều người sử dụng trực tiếp trộn với đất để bón trực tiếp cho cây trồng, như vậy là rất phí phạm dinh dưỡng từ bã đậu nành nếu không sử dụng đúng cách.
Nhiều người nghĩ, bã đậu nành đã vắt kiệt “ dinh dưỡng” để làm đậu phụ, sữa đậu nành rồi? Ngược lại, trong bã đậu nành còn rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đất ( cải tạo đất), tốt cho cây trồng.
Trong bã đậu nành chứa khoảng 50%protein so với lượng protein có trong hạt đậu nành. Tuy nhiên, giá trị đạm protein của bã đậu nành tương đương với thịt gà, thịt lợn loại ngon đấy!
Ngoài ra trong bã đậu nành còn rất nhiều chất khoáng, chất xơ, chất béo … Thành phần dinh dưỡng chi tiết của bã đậu nành được mô tả ở bảng dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng | Phần trăm |
Chất khô | 89% |
Protein thô | 48% |
Chất xơ thô | 0.3% |
Khoáng chất: đa lượng, trung lượng, vi lượng … |
Dinh dưỡng có trong chất khô của bã đậu nành như sau:
Thành phần | Tỉ lệ phần trăm |
Chất béo thực vật | 10 – 14% |
Đạm thô( protein) | 25 – 30% |
Đạm thực vật ( acid amin) | 10 – 15% |
Chất xơ ( Fiber) | 10- 15% |
Khoáng chất: Canxi, Magie, sắt, kẽm, vi lượng … |
Như vậy, trong bã đậu nành có chứa rất nhiều đạm ( Nitơ trong protein – đạm thực vật), chất xơ, chất béo, khoáng chất … Đây là nguyên liệu rất tốt để chế biến thành phân bón bã đậu nành hữu cơ vi sinh, tưới cho cây trồng mang lại hiệu quả cao.
2. Cách ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma
Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ bã đậu nành là biện pháp hữu hiệu nhất để chế phẩm bã đậu nành thành thức ăn cho cây trồng hiệu quả tốt nhất.
Chế phẩm nấm trichoderma có khả năng phân giải chất hữu cơ rất tốt, đặc biệt là cellulose, chất xơ. Nấm Trichoderma làm mùn hóa bã đậu nành rất nhanh đồng thời tiêu diệt các nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Sử dụng nấm trichoderma để ủ bã đậu nành là cách tạo ra dòng phân bón hữu cơ hữu hiệu dạng bột cải tạo đất, bảo vệ và hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh.
Chế phẩm EMZEO là dòng men vi sinh chuyên ủ đậu tương, bã đậu nành … có chức năng phân giải chất béo, chất xơ, gluxit, thủy phân protein thành acid amin, peptide … đồng thời khử mùi hôi ủ bã đậu nành
Có thể nói Nấm trichoderma và chế phẩm EMZEO là bộ đôi không thể thiếu khi chế biến bã đậu nành thành phân bón cho cây trồng.
Tác dụng của chế phẩm sinh học Nấm Trichoderma và EMZEO ủ bã đậu nành
Công dụng | Nấm Trichoderma | Chế phẩm EMZEO |
Phân giải chất hữu cơ | – Phân giải mạnh cellulose, chất xơ, tinh bột – Hỗ trợ phân giải các loại dinh dưỡng khác | – Phân giải Cellulose, chất xơ, tinh bột – Thủy phân protein – Phân giải chất béo – Giải phóng khoáng chất, vi lượng, … giúp cây trồng dễ dàng hấp thu |
Khử mùi hôi | Hỗ trợ ức chế vi sinh vật gây mùi hôi | Khử mùi hôi cực mạnh |
Kháng nấm bệnh | Kháng nấm bệnh cực mạnh | Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, gây mùi |
Tạo hệ vi sinh hữu hiệu | Có | Tạo ra hệ vi sinh hữu hiệu đa dạng hơn |
Tạo ra dòng phân bã đậu hữu cơ vi sinh | Có | Có |
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu ủ
– Bã đậu nành (phơi khô, nghiền thành bột): 50kg
– Lân: 10kg
– Nấm Trichoderma Bacillus: 2 gói 200gr ====> Nơi mua Trichoderma Bacillus
– Chế phẩm EMZEO: 2 gói 200gr =====> Nơi bán EMZEO
2.2 Cách ủ đậu tương với trichoderma
Đảo trộn đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Cho vào bao tải có lớp nilon ở trong. Buộc chặt kín, cho vào nơi khô mát để ủ trong thời gian 55 – 60 ngày là sử dụng được.
2.3 Cách sử dụng phân bón ủ khô từ bã đậu nành
– Sử dụng để bón gốc, cải tạo đất … có thể dùng phân hữu cơ bã đậu nành cho mọi loại cây trồng.
– Đối với hoa, cây cảnh: Sử dụng phân hữu cơ bã đậu nành trộn trực tiếp với đất để trồng hoặc bón vào gốc cho cây hoa. Tỉ lệ trộn với đất để trồng cây: 1kg phân bã đậu nành trộn với 5 – 7kg đất. Định kỳ 1 tháng bón 0,5kg phân bã đậu/1 gốc cây cảnh, hoa hồng
– Đối với rau màu: 1kg bột bã đậu đã ủ rắc đều trên mặt luống cho 3 – 5m^2. Định kỳ 7 – 10 ngày rắc 1 lần. Sau khi rắc xong, tưới thêm nước cho luống rau ( tưới nước đủ ẩm, ướt vừa phải). Khi thu hoặc rau màu, nhớ ngừng sử dụng phân bã đậu trước 3 – 4 ngày.
– Đối với cây ăn trái, cây trông nghiệp: bón 1 – 2kg cho từng gốc, tùy cây to nhỏ. Có thể xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc rồi rải đều phân bã đậu xuống, lấp đất trở lại. Tưới nước và giữ ẩm cho gốc cây bằng bèo tây, rơm rạ, xơ dừa … Định kỳ 1 – 2 tháng bón 1 lần
3. Cách chế biến bã đậu nành thành dịch đạm đậu nành
Sử dụng chế phẩm EMZEO để thủy phân protein ( phân giải protein thô thành peptide, acid amin – đạm thực vật), khoáng chất, các chất dinh dưỡng có trong bã đậu thành dịch đạm sinh học phun hoặc tưới cho cây trồng. Đạm sinh học ủ từ bã đậu nành là loại phân bón hữu cơ chất lượng cao cho vườn rau hữu cơ nhà bạn. Bất cứ ai quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ, không nên bỏ qua loại đạm sinh học chế biến từ bã đậu nành.
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
– Bã đậu nành, phơi khô, nghiền nhỏ: 10kg
– Chế phẩm ủ và khử mùi hôi EMZEO: 1 gói 200gr
– Mật rỉ đường ( đường phên, đường mía): 600 – 800ml
– Thùng hoặc chai đựng lớn có nắp đậy kín: 30 lít trở lên
– Nước sạch 20 lít ( nếu dùng nước máy phải bơm ra chậu để 2 – 3 ngày)
3.2 Cách ủ phân bã đậu nành thành dịch đạm sinh học
– Hòa tan 600ml mật rỉ đường vào 20 lít nước sạch, cho 10kg bã đậu nành vào khuấy đều và ngâm khoảng 6 – 8h.
– Cho 1 gói chế phẩm EMZEO 200gr vào khuất đều và đậy kín ủ ( vặn chặt kín).
– Để thùng ủ bã đậu nơi khô thoáng, cứ 3 – 5 ngày lấy ra khuấy đảo 1 lần rồi lại vặn chặt kín ủ tiếp.
– Thời gian ủ 25 – 30 ngày là sử dụng được. Cho càng nhiều men vi sinh EMZEO thì thời gian ủ sẽ rút ngắn lại.
3.3 Cách sử dụng dịch đạm bã đậu nành tưới cây
Dịch chế phẩm ủ từ bã đậu nành thu được là dịch gốc. Cách sử dụng dịch bã đậu nành tốt nhất là pha với nước sạch phun hoặc tưới cho mọi loại cây trồng.
– Sử dụng để tưới gốc: Pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:150 – 200
– Sử dụng để phun qua lá: pha loãng với tỉ lệ 1:150 – 200
Cách sử dụng dịch đạm ủ từ bã đậu nành hiệu quả nhất đối với từng loại cây trồng như sau:
– Đối với rau màu: Pha 1 lít dịch với 100 – 150 lít nước sạch, tưới ướt đều toàn bộ luống rau. Định kỳ 7 – 10 ngày tưới 1 lần
– Đối với hoa hồng, hoa lan, cây cảnh: 1 lít dịch đạm bã đậu + 1 gói nấm đối kháng trichoderma 200gr dạng bào tử + 50 lít nước sạch. Phun xịt ướt đều toàn bộ lá, thân, gốc cây. Định kỳ 1 tuần phun xịt 1 lần
– Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp: 1 lít dịch + 1 gói nấm Trichoderma + 200 lít nước sạch, phun xịt cho cây trồng hoặc tưới đều quanh gốc theo liều lượng: 3- 5 lít/gốc ( tùy vào độ to nhỏ của cây). Định kỳ 1 tháng sử dụng 1 lần
Xem thêm: Bí quyết ủ bánh dầu không hôi làm phân bón cây hiêu quả!
4. So sánh các phương pháp sử dụng bã đậu nành bón cây
Phương pháp ủ | Sử dụng trực tiếp để bón cây | Ủ với nấm Trichoderma | Ủ nước với chế phẩm EMZEO |
Dinh dưỡng | – Chất lượng phân rất kém – Cây trồng hấp thu được ít | – Cung cấp dưỡng chất cho bộ rễ – Hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh | – Cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng – Cây hấp thu dinh dưỡng cả qua lá, thân, gốc |
Cải tạo đất | – Rất ít, chỉ tăng độ mùn – Đất phải chờ thời gian phân giải tự nhiên bã đậu nành | – Cải tạo đất tốt nhất – Chống thối rễ, bảo vệ bộ rễ mạnh mẽ | – Cải tạo đất tốt – Chống thối rễ, hạn chế vàng lá, xoăn lá … |
Cách sử dụng | Bón trực tiếp | Bón gốc | – Tưới gốc – Phun qua lá |
Dẫn dụ dịch bệnh | – Dẫn dụ côn trùng gây hại cây trồng rất mạnh – Các nấm bệnh gây hại rễ, vi sinh vật gây mùi, gây thối nhiều | – Ức chế và tiêu diệt nấm bệnh – Không dẫn dụ côn trùng gây hại | – Ức chế và tiêu diệt nấm bệnh – Không dẫn dụ côn trùng gây hại |
Mùi hôi | Có, đôi khi gây ngộ độc cho bộ rễ | Khử sạch mùi hôi | Khử sạch mùi hôi |
Tạo hệ sinh thái vi sinh vật | Sử dụng hệ vi sinh vật tự nhiên bao gồm cả vi sinh vật hữu hiệu lẫn vi sinh vật gây mùi, gây bệnh hại cây | Tạo ra hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu | Tạo ra hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu |
Bảng so sánh trên chính là câu trả lời cho câu hỏi:”Có nên trộn bã đậu nành trực tiếp để trồng cây hay không?”. Cách ủ bã đậu nành với nấm trichoderma, chế phẩm EMZEO chính là biện pháp sử dụng bã đậu nành bón cây hiệu quả nhất hiện nay!
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Tôi muốn ủ bánh mì nhân thịt làm phân bón thì sử dụng chế phẩm vi sinh nào?
Tôi đã thử ủ bằng emzeo của Đức Bình. Có cần thêm chế phấm Tricoderma kết hợp vớ emzeo khi ủ không?
anh ơi, đạm đậu nành ủ xong như thế này để được trong bao lâu