Hiện nay, tuyến trùng bùng phát mạnh và gây thiệt hại rất nhiều tới cây công nghiệp, cây ăn trái và rau củ quả. Song thực tế rất nhiều bà con vẫn còn bỡ ngỡ không biết tuyến trùng là gì? Do đó cách phòng trừ dịch hại cho cây đang gặp nhiều trục trặc. Vậy nên, Chế phẩm vi sinh Đức Bình sẽ giúp bà con giải đáp chi tiết về dịch hại này cũng như cách phòng trừ hiệu quả nhất qua bài viết:Tuyến trùng là gì? Cách phòng trừ tuyến trùng hại cây hiệu quả
Tuyến trùng là gì? Đặc điểm nhận biết
Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước của tuyến trùng nhỏ hơn 1mm. Bà con chỉ có thể nhìn thấy khi quan sát dưới kính hiển vi.
Tuyến trùng là gì – Là động vật không xương sống nhỏ hơn 1mm
Tuyến trùng lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1745. Loại động vật đặc biệt này đã được phát hiện bởi nhà khoa học F.Needham khi ông đang quan sát hạt lúa mì bằng kính hiển vi và phát hiện các sinh vật như giun đang hoạt động tại các vị trí biến dạng của lúa.
Về cơ bản, tuyến trùng được chia thành 2 loại chính: loại có lợi và loại có hại (nhóm ký sinh thực vật). Loại có hại thường sống ở tế bào cây trồng, chích, hút và bơm độc tố đến rễ cây, từ đó làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo các khối u sần hay hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây.
Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào các yếu tố như độ ẩm đất, số lượng rễ cây, độ pH, lượng oxy trong đất. Chúng không thể tồn tại trong đất khô nhưng lại phát triển tốt trong đất với độ ẩm 100%. Nếu rễ cây phát triển mạnh, mật độ tuyến trùng sẽ cao.
Phương thức ký sinh của tuyến trùng
Tuyến trùng gây hại thường ký sinh theo 3 con đường chính:
- Nội ký sinh: Chui vào rễ, chích hút tế bào
- Ngoại ký sinh: Di chuyển bên ngoài môi trường, khi cần thiết sẽ chích hút rễ mà không chui vào trong
- Bán nội ký sinh: Chui phần đầu vào trong rễ, phần thân ở bên ngoài môi trường
Xem ngay: Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh úng rễ trên cây trồng
Tác hại của tuyến trùng đối với cây trồng
Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ phận rễ cây trồng và dẫn tới nhiều tác hại nghiêm trọng, bao gồm:
Tuyến trùng gây hại cây trồng
- Gây ra những nốt sần trên rễ
- Làm rễ cây thối nhũn
- Cây kém phát triển, còi cọc
- Cây héo úa, thiếu sức sống
- Xoắn lá, vàng lá
- Rụng lá sớm
- Chết mầm
Mặc dù tuyến trùng không làm chết cây ngay khi xâm nhập, nhưng chúng khiến cây không thể phát triển toàn diện. Nguy hiểm hơn, tuyến trùng còn tạo ra những vết thương trên rễ cây, mở “cánh cổng” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập, làm tăng nguy cơ cây mắc các bệnh khác, thậm chí còn truyền vi rút gây hại.
Có thể nói, tuyến trùng chính là nền tảng dẫn tới nhiều căn bệnh khác cho cây trồng. Cây yếu sẽ đi cùng với hệ miễn dịch yếu, và một khi sức đề kháng của cây suy giảm, việc chống cự lại các dịch bệnh khác là điều không thể.
Các phương pháp phòng trừ tuyến trùng hiệu quả
Để phòng trừ tuyến trùng hiệu quả, bà con có thể áp dụng các phương pháp sau:
Phòng tuyến trùng bằng cách canh tác khoa học
1. Phương pháp canh tác khoa học
Biện pháp canh tác phòng trị tuyến trùng bao gồm các kỹ thuật sau:
- Chọn giống cây sạch bệnh và có khả năng chịu bệnh tốt
- Kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng cẩn thận
- Xử lý nông cụ sạch sẽ trước khi sử dụng
- Luân canh, xen canh cây trồng
- Làm mô đất để hỗ trợ cây thoát nước
- Sử dụng phân bón đã hoai mục
- Bón phân hóa học cân đối, cung cấp nước hợp lý
- Kiểm tra độ pH thường xuyên, đặc biệt với cây ăn quả
Một mẹo hiệu quả là giữ một số cỏ trong vườn để phân tán mật độ tuyến trùng tấn công cây trồng chính. Nhiều loại cỏ bản địa còn chứa vi sinh, hoạt chất đối kháng có khả năng tiêu diệt nấm và vi sinh gây hại, đồng thời tạo môi trường cho nấm và vi sinh có lợi phát triển.
2. Biện pháp vật lý
Phương pháp này dựa vào sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi trường, giúp hạn chế sự phát sinh và tiêu diệt tuyến trùng hiệu quả.
Với nhiệt độ 600 độ C tuyến trùng sẽ bị tiêu diệt
Theo nghiên cứu, tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ. Hầu hết tuyến trùng không thể sống sót khi nhiệt độ trong môi trường sinh sống vượt quá 600 độ C. Do đó, các biện pháp xử lý nhiệt mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt tuyến trùng, mặc dù chi phí có thể cao và thời gian xử lý kéo dài.
3. Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học dựa trên nghiên cứu về thiên địch của tuyến trùng, nhằm xác định các loài có thể làm giảm mật độ quần thể tuyến trùng ký sinh. Cách thực hiện đơn giản nhất là trồng các loại cây có tính kháng tuyến trùng như:
- Cây củ đậu
- Cây ruốc cá
- Cây sầu đâu rừng
- Cây bông cúc vạn thọ
- Cây thầu dầu
- Cây sao nhái
Sử dụng thuốc hóa học khi thực sự cần thiết
Các cây này được nhận định có khả năng xua đuổi tuyến trùng hiệu quả. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng “nấm đối kháng Trichoderma Bacillus Đức Bình” để kiểm soát tuyến trùng.
Mua chế phẩm sinh học Trichoderma Đức Bình phòng trừ tuyến trùng: https://chephamvisinh.vn/nam-trichoderma-bacillus/
Biện pháp hóa học xử lý tuyến trùng
Khi phát hiện cây trồng đã bị tuyến trùng xâm nhập, bà con có thể áp dụng biện pháp hóa học bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị:
- Tưới gốc bằng Tervigo 20SC
- Sử dụng hỗn hợp thuốc Agrispon và Sincosin (1 lần/tháng)
- Sử dụng các thuốc như Nokaph, Vimoca, Mocap (2 lần/năm)
Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Lưu ý quan trọng: không sử dụng thuốc khi cây đang trong giai đoạn mang trái vì các loại thuốc này khá độc hại và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian cách ly an toàn sau khi sử dụng thuốc là từ 14 đến 21 ngày.
Cách phòng trừ tuyến trùng hại cây hiệu quả nhất là sử dụng chế phẩm sinh học nấm đối kháng trichoderma Đức Bình
Tuyến trùng là nhóm động vật không xương sống nhỏ bé nhưng gây hại lớn cho cây trồng. Chúng không chỉ trực tiếp làm tổn thương rễ cây mà còn tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Việc áp dụng đúng các biện pháp phòng trừ như canh tác khoa học, phương pháp vật lý, sinh học và hóa học sẽ giúp bảo vệ cây trồng phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về nấm đối kháng Trichoderma cùng chuyên gia
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình