Tình trạng thực phẩm bẩn xuất hiện ngày càng phổ biến trên toàn quốc. Đây là mối hiểm hoạ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ khiến người dân phải đau đầu. Vì vậy, trồng rau gì nhanh thu hoạch an toàn là điều băn khoăn của nhiều người. Nhiều gia đình tìm cách tạo vườn rau sạch tại nhà bằng các loại rau dễ trồng. Đây là nhu cầu luôn được đánh giá cao và quan tâm hàng đầu. Hãy cùng Chế phẩm vi sinh Đức Bình tìm hiểu chi tiết qua bài viết TOP các loại rau dễ trồng và nhanh thu hoạch tại nhà nhé.
Top các loại rau dễ trồng tại nhà nhanh thu hoạch
Trước sự quan tâm của quý vị “trồng rau gì nhanh thu hoạch”, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ các loại rau dễ trồng dưới đây. Bạn hãy tham khảo rồi lựa chọn thực hiện.
1. Rau diếp và xà lách
Đây là những loại rau ăn sống được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, thật tiện lợi khi chúng ta có thể ra vườn hái dùng bất cứ lúc nào. Theo đặc điểm tự nhiên, rau diếp và xà lách rất dễ trồng, không yêu cầu chăm sóc cầu kỳ. Quá trình phát triển rất nhanh cho năng suất cao và dễ dàng thu hoạch.
Hơn nữa, trồng cây này chiếm rất ít diện tích đất nên thành thị đến nông thôn đều thực hiện được. Vì xà lách không kén đất và không ưa sáng nên bạn có thể trồng ở nơi ít nắng. Cụ thể: trên sân thượng, mái hiên, thùng xốp hoặc xen với hoa hay dưới cây cao đều được.
Đối với cách gieo hạt xà lách, chúng ta thường phải mất 40 – 45 ngày mới có thể thu hoạch. Ngoài ra, bạn sử dụng cây xà lách non trồng trực tiếp chỉ cần khoảng 3 – 4 tuần là hái được. Lưu ý, bạn hãy chọn loại rau diếp và xà lách phù hợp thời gian, điều kiện khí hậu để cây phát triển nhanh.
2. Rau mầm
Vì cách trồng vô cùng đơn giản nên vườn rau nhiều gia đình không thể thiếu. Những cây rau mầm non mơn mởn vừa phục vụ thực phẩm vừa khiến khu vườn thêm xanh tươi. Sau 1-3 tuần phát triển, chúng ta có thể thu hoạch được.
Vì thời gian ngắn và khâu chăm sóc không yêu cầu cao nên bất kỳ gia đình nào cũng trồng được. Ở đây, bạn gieo hạt trước Tết vài ngày là có thể thu hoạch sau 5 – 7 ngày. Hàng ngày, bạn chỉ cần tưới những tia nhỏ nước và đặt chậu ở nơi thoáng mát thì hạt rau nhanh nảy mầm.
Với giá trị dinh dưỡng cao và độ giòn khi ăn sống kích thích vị giác. Đây là loại thực phẩm an toàn có thể chế biến các món: trộn dầu giấm, ăn kèm thịt và hải sản, xào, … Các chuyên gia nhận định, rau này đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, chúng ta yên tâm sử dụng thường xuyên.
3. Các loại rau dễ trồng có cà chua
Cà chua thuộc loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong nấu nướng, cà chua trở thành loại gia vị giúp món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn. Chúng ta có thể trồng theo cách: giỏ treo, chậu, thùng xốp, … miễn đảm bảo ánh nắng mặt trời. Vì vậy, mọi khu vườn hay diện tích đất đều phù hợp trồng cây cà chua.
Theo nguồn https://chephamvisinh.vn/, bạn nên chọn giống cà chua nhỏ: cà chua chua bi, cà chua vàng, cà chua socola,… So với cà chua trái lớn, cà chua nhỏ dễ trồng hơn nên bạn không phải lo lắng vấn đề nứt hay thối trái. Cây vẫn phát triển tốt ngay cả khi không được chăm sóc và quả có vị ngon thơm.
4. Rau muống
Xưa nay, đời sống người Việt không xa lạ với rau muống. Trong bữa ăn gia đình, chúng ta thường xuyên sử dụng rau muống sơ chế những món quen thuộc: xào tỏi, nấu canh chua, gỏi sống,…. Ngoài ra, rau muống rất tốt cho sức khỏe: ngừa táo bón, khắc phục thiếu máu, tốt cho mắt, tăng cường khả năng miễn dịch,…
Trong top các loại rau dễ trồng, chúng ta không thể thiếu rau muống. Theo đặc điểm phát triển, rau muống dễ trồng tại nhà, nhanh lớn và không tốn nhiều công sức. Đầu tiên, bạn ngâm ủ hạt giống bằng nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi-3 lạnh khoảng 2-4 tiếng. Tiếp theo, bạn vượt ra khỏi nước sau đặt lên bông gòn ẩm hoặc khăn ẩm kích thích hạt nảy mầm. Hoặc, bạn gieo trực tiếp vào dụng cụ trồng nhưng lớp đất phủ bên trên phải giữ được độ ẩm thì hạt giống nảy mầm tốt hơn.
5. Rau dền
Vì bộ rễ rau dền ăn sâu giúp tìm kiếm nguồn nước và dinh dưỡng tốt nên chúng ta trồng được vào mùa hè. Tương tự như rau muống, bạn có thể trồng rau dền bằng cách gieo trực tiếp hoặc ngâm ủ. Sau 20-25 ngày, rau phát triển cho phép bạn thu hoạch.
Khi thu hoạch rau dền, bạn có thể giỗ cả rễ lên rồi trồng lứa mới. Hoặc, bạn dùng dao cắt cách gốc 7-10cm để cây tiếp tục đâm nhánh mới. Kết thúc mỗi mùa vụ, bạn cần bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây phát triển hiệu quả trong mùa tới.
6. Cây gia vị
Chúng ta có thể gọi bằng tên khác là cây thảo mộc sử dụng rất nhiều khi chế biến đồ ăn. Tuy nhiên, chúng ta rất hay bỏ sót mỗi lần đi chợ nên nấu nướng thường hay bị thiếu. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy tự trồng tại nhà.
Các loại cây gia vị quen thuộc: húng lủi, húng cây, tía tô, quế, rau răm, kinh giới, hành, ngò gai, … Sau 15-20 ngày, chúng ta đã có thể cắt tỉa để dùng. Tiếp tục tưới nước, bón phân để hái thêm được nhiều lần.
Liên quan các loại rau dễ trồng như húng quế là lựa chọn không thể thiếu mới bắt đầu trồng tại nhà. Ngoài cách gieo hạt, chúng ta chỉ cần dùng đoạn thân khỏe cắm vào đất rồi tưới tiêu khoa học giúp cây sinh trưởng tốt. Thật đơn giản, bạn đã có vườn rau sạch phục vụ gia đình hàng ngày.
7. Củ cải – Các loại rau dễ trồng
Củ cải là loại rau thích hợp trồng quanh năm có nhiều màu sắc bắt mắt. Theo nghiên cứu, củ cải thuộc các loại rau dễ trồng chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Với thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị dinh dưỡng cao,… nên nhiều gia đình lựa chọn trồng trong vườn.
Ngoài ra, cây củ cải không chiếm nhiều diện tích đất nên bạn có thể tận dụng các chậu, bồn nhỏ để trồng. Đặc biệt, một số người khéo léo đã tạo những chậu củ cải xinh xắn trang trí nhà. Giống chậu cây cảnh thông thường, chúng giúp không gian sống thêm xanh mát hơn.
Bật mí kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh cho rau
Tuy các loại rau dễ trồng liệt kê trên nhanh phát triển nhưng sử dụng phân hữu cơ để bón rất cần thiết. Đây là nguồn dinh dưỡng kích thích cây nhanh tươi tốt.
Khái niệm phân hữu cơ vi sinh
Hiện nay, phân vi sinh hay phân bón vi sinh được dùng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều nước trên thế giới có Việt Nam, loại phân này bán nhiều trên thị trường.
Theo bản chất, phân vi sinh là những chế phẩm chứa các loài vi sinh vật có ích. Bao gồm: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Trong đó, thành phần quan trọng: các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, kích thích cây sinh trưởng,…
Ưu điểm khi chúng ta sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây
Nhiều bài viết chia sẻ trên website chephamvisinh.vn đã bàn luận về ưu điểm phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể:
- Về công dụng, đất được cải tạo, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ lâu dài tạo điều kiện giúp cây phát triển tốt.
- Sau khi bón, chúng ta không sợ cây chết, đất bị thoái, chua hay phèn hóa.
- Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp đủ dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây. Điều này không có ở phân bón hóa học.
- Loại phân này cho phép bạn sử dụng ở tất cả thời kỳ của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,… Nhờ vậy, chúng ta không lo lắng gây hại cây rau.
- Cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất khó hấp thu ( khó tan, khó tiêu ) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu) để tăng hiệu lực tối đa.
- Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây. Qua đó, rau hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV và nâng cao chất lượng tối đa.
- Sử dụng loại phân bón này thân thiện với hệ sinh thái và an toàn môi trường. Vì vậy, quá trình trồng rau tại nhà không thể thiếu phân bón hữu cơ vi sinh.
Xem ngay: Những cách ủ phân gà hữu cơ sử dụng bón cây chi tiết nhất
Tìm hiểu kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh cho cây
Theo kinh nghiệm từ giới chuyên môn, chúng ta cần ủ phân trước khi bó để mang hiệu quả cao nhất. Qua đó, tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn không có thời gian hay muốn tận dụng lá mục thì hoà tan phân hữu cơ vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây.
Thực tế, mỗi loại phân có hàm lượng và tần suất sử dụng khác nhau. Vì vậy, bạn cần trang bị kiến thức cơ bản để dùng hiệu quả.
Yêu cầu dinh dưỡng các loại rau dễ trồng
Tuy thời gian trồng ngắn nhưng mỗi loại cây yêu cầu về thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng và tỷ lệ khác nhau. Đây là yếu tố đầu tiên cần lưu ý để sử dụng phân bón có hiệu quả. Dựa vào lượng chất mà cây cần để phát triển cho năng suất cao để chúng ta bón cho phù hợp. Yêu cầu dinh dưỡng của cây tùy thuộc vào:
Đặc điểm cây trồng: Mỗi loại rau sẽ yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với giống rau lấy củ, hạt thì cần nhiều lân và kali. Cây sử dụng thân lá cần nhiều đạm hơn. Cây hàng năm cần nguồn dinh dưỡng ít hơn cây lâu năm. Những cây lấy đường nên sử dụng phân bón có hàm lượng kali nhiều.
Đặc điểm của loại cây rau:Giới chuyên môn khẳng định, cùng một loại cây rau nhưng có nhiều giống khác nhau và yêu cầu chế độ dinh dưỡng khác nhau. Chẳng hạn: cùng loại cà chung nhưng giống cần ít phân và giống cần nhiều phân. Vì vậy, bạn cần nắm rõ đặc tính tự nhiên để việc trồng cho năng suất cao.
Tuỳ vào giai đoạn cây trồng: Giống như quá trình phát triển nhân loại, cây con cần lượng dinh dưỡng ít. Khi cây phát triển thân lá sẽ cần nhiều lân và đạm, giai đoạn nuôi quả cần kali,… Tuỳ từng giai đoạn cụ thể để bạn bón phân đem lại hiệu quả tốt nhất.
Năng suất cây trồng: Tuỳ vào lượng dưỡng chất mà cây trồng lấy đi khi thu hoạch. Nếu bạn yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì cần sử dụng lượng phân bón càng nhiều. Một tỷ lệ thuận dễ nhận thấy, cây rau cần một lượng lớn dinh dưỡng lớn mới cho năng suất cao.
Trên đây là bài viết của chúng tôi trả lời cho câu hỏi trồng rau gì nhanh thu hoạch và các loại rau dễ trồng và nhanh thu hoạch tại nhà. Việc trồng, chăm sóc và thu hoạch vườn rau sạch rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Qua đó, chúng ta vừa có dùng bất cứ lúc nào vừa trang trí khu vườn thêm xanh tươi gần gũi thiên nhiên.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết trồng rau hữu cơ hiệu quả cho năng suất cao nhất
Founder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình